Kỷ nguyên sắp tới của châu Á không thể đoán trước.

Tại sao cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông và sự xấu đi trong quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản chỉ là khởi đầu của một giai đoạn thay đổi liên tục rộng lớn hơn ở châu Á.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Biarritz, Pháp, vào ngày 25 tháng 8. NICHOLAS KAMM / AFP / GETTY IMAGES
ROBERT D. KAPLAN | NGÀY 1 THÁNG 9 NĂM 2019, Theo Foreign Policy

Trần H Sa lược dịch.

Năm 1942, khi thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tham gia vào trận chiến tàn bạo trên đảo với người Nhật, không có hồi kết, Nicholas J. Spykman, một chiến lược gia người Mỹ gốc Hà Lan giảng dạy tại Đại học Yale, đã báo trước một liên minh sau chiến tranh, giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản, chống lại Trung Quốc, rồi thì là một đồng minh quan trọng trong thời chiến của Hoa Kỳ. Nhật Bản, ông lập luận, sẽ vừa trung thành vừa hữu ích: Nó sẽ cần Hoa Kỳ bảo vệ các tuyến đường biển để có thể nhập khẩu thực phẩm và dầu, trong khi dân số đông đảo sẽ là người tiêu dùng tạo thành nền tảng của mối quan hệ thương mại mạnh mẽ. Mặt khác, Trung Quốc, cuối cùng sẽ nổi lên từ cuộc chiến như một cường quốc lục địa hùng mạnh và nguy hiểm, mà Hoa Kỳ sẽ cần phải cân bằng để chống lại. Spykman cũng chỉ ra rằng, Nhật Bản sẽ tương đương với Vương quốc Anh đối với lục địa châu Á: một đồng minh lớn, ở ngoài khơi của Hoa Kỳ.


Spykman, người đã chết vì ung thư vào năm sau, không còn sống để thấy những dự đoán của mình được diễn ra. Trên thực tế, đó là một tầm nhìn vừa xác định lẫn ổn định cho châu Á, mang lại cho nó hòa bình và thịnh vượng kinh tế trong gần ba phần tư thế kỷ. Việc Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon mở cửa cho Trung Quốc vào năm 1972 đã tạo ra một nếp nhăn trong tầm nhìn đó, bằng cách đưa Hoa Kỳ đến gần Trung Quốc hơn để cân bằng chống lại Liên Xô. Nhưng liên minh Mỹ-Nhật vẫn là nền tảng cho sự ổn định của châu Á. Không có sự hợp tác của Mỹ với Nhật Bản, cuộc đảo chính ngoại giao của chính quyền Nixon ở Bắc Kinh thậm chí không thể được hình thành.

Tầm nhìn của Spykman - rất rõ ràng vào thời điểm anh ta thốt ra điều đó - có vẻ phù hợp hơn bao giờ hết trong ngày hôm nay, giữa lúc các cuộc cải vả mậu dịch đang diễn ra giữa Washington và Bắc Kinh, ngay cả khi ngày nay còn rất ít ai nhớ tên ông ta. Tuy nhiên, trật tự châu Á của Spykman thực tế đã bắt đầu sụp đổ. Điều này là do châu Á trong thập kỷ qua đã trải qua sự chuyển đổi đáng chú ý. Những thay đổi đã lớn lên và lan rộng trên một số quốc gia, vì vậy ít ai nhận ra rằng chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới - một kỷ nguyên sẽ có một Trung Quốc hỗn loạn hơn nhưng quyết đoán hơn, cùng với một hệ thống liên minh nứt rạn của Mỹ và Hải quân Hoa Kỳ ít chiếm ưu thế hơn so với như nó đã có trong những thập kỷ gần đây. Cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông và sự xấu đi trong quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản chỉ là đoạn mở đầu cho những năm tới. An ninh châu Á không còn có thể được coi là một điều hiển nhiên.

Trước hết, Trung Quốc không còn là Trung Quốc, ít nhất là theo cách nó được biết đến. Trung Quốc có nền kinh tế tăng trưởng hàng năm ở mức hai con số và đã được điều hành bởi một nhóm các nhà kỹ trị lãnh cảm, đầu tư nhưng không thích rủi ro và có quyền hạn như nhau, bị kiểm soát bởi các giới hạn nghiêm ngặt; đã được thay thế bằng một quốc gia được cai trị bởi một người chuyên quyền kỳ dị, cứng rắn, giám sát một nền kinh tế chỉ tăng trưởng 6%. Khi nền kinh tế Trung Quốc chậm lại, nó biến thành một hệ thống trưởng thành hơn với lực lượng lao động có tay nghề cao. Tầng lớp trung lưu mới, có xu hướng vừa mang tính dân tộc chủ nghĩa vừa khó thuyết phục, vì họ bị điều khiển bởi một chính phủ với tiêu chuẩn thi hành cao hơn. Và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang chuẩn bị cho tầng lớp trung lưu này một vị thế quyền lực mang tầm thế giới, được đặc trưng bởi một bộ chỉ huy bến cảng và tuyến thương mại trải dài khắp Á-Âu, bằng cách khơi dậy chủ nghĩa dân tộc và theo đuổi cải cách kinh tế. Nhưng Xi cũng đang sử dụng một loạt công nghệ chưa từng có - bao gồm cả quét khuôn mặt - để theo dõi hành vi của mọi người. Xi biết rằng ông ta cần phải đối nghịch với Tổng bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev - thắt chặt kiểm soát chính trị thay vì nới lỏng nó - để cải cách nền kinh tế quá tải, định hướng xuất khẩu của ông ta, trong khi vẫn giữ cho đất nước của mình nguyên vẹn về chính trị.

Trung Quốc mới của Xi đang triển khai việc nhanh chóng mở rộng lực lượng hải quân trên khắp các tuyến đường biển châu Á, điều đó sẽ biến đổi trật tự an ninh hàng hải đơn cực của Mỹ trong 75 năm qua ở châu Á thành đa cực, và do đó kém ổn định hơn. Một trật tự hải quân đơn cực đã là một chìa khóa ngầm cho tầm nhìn của Spykman về một liên minh Mỹ-Nhật. Nhưng sự thay đổi để đa cực hóa cũng đang diễn ra.

Nói một cách dí dỏm, nhiều nhà quan sát đã có xu hướng xem sự xâm lược của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông là những phát triển riêng lẻ, được báo cáo tách biệt nhau, trong thực tế, chúng có ảnh hưởng đến sự kiểm soát biển của Hoa Kỳ trên khắp Tây Thái Bình Dương. Các dự án phát triển cảng mới nhất của Trung Quốc tại Darwin ở miền bắc Australia và gần Sihanoukville ở Campuchia, càng cho thấy Trung Quốc đang lấp đầy không gian hàng hải tại ngã ba Biển Đông và Ấn Độ Dương như thế nào, nơi đã có một mạng lưới các bến cảng phục vụ đi lại cả thập kỷ trước đó. Nhưng chỉ trong vài năm gần đây, đế chế hàng hải mới của Trung Quốc đã tập trung mạnh mẽ. Ấn Độ-Thái Bình Dương không còn là chiếc hồ của hải quân Hoa Kỳ.

Các hoạt động hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc ở cả vùng biển phía Nam và Đông Trung Quốc cũng phục vụ một mục đích lớn hơn: Chúng cho phép Trung Quốc đe dọa Đài Loan hơn nửa, nơi ngăn cách hai vùng biển. Trước khi Nixon đến Trung Quốc, Đài Loan là một điểm sáng. Nếu Trung Quốc không tham chiến ở Bán đảo Triều Tiên năm 1950, nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông có thể đã xâm chiếm Đài Loan để thay thế. Nhưng trước đây khi Nixon và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger đi đến một thỏa thuận với Mao và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, thực tế đã làm mất đi tính cách hợp pháp vị thế độc lập của Đài Loan, trong khi thực sự không làm gì để đe dọa nó, nguồn gốc của việc Đài Loan trở thành một điểm căng thẳng. Bây giờ nó trở lại như một điểm bắt lửa, với việc Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận quân sự ngoài khơi, ngay cả khi Bắc Kinh đang dần dần hoàn thiện khả năng phóng tên lửa và tham gia chiến tranh mạng chống lại hòn đảo này, đồng thời yêu cầu chính quyền Trump hủy bỏ việc bán vũ khí trị giá 2,2 tỷ USD cho Đài Loan. Tất cả những điều này diễn ra một cách tự nhiên - và bị làm cho trầm trọng hơn bởi - sự pha trộn dễ cháy nổ của cả hai chính sách quyết đoán dân tộc chủ nghĩa của chủ tịch Tập và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Không nơi nào của châu Á được chơi trên bàn cờ nhiều như Bán đảo Triều Tiên.

Tất nhiên, không có phần nào của châu Á được chơi nhiều như Bán đảo Triều Tiên. Hậu quả không lường trước của việc bắt đầu các cuộc đàm phán có phần bối rối của Trump với Kim Jong Un là, sau đó Hàn Quốc khởi động một cuộc đối thoại của riêng họ. Cuộc đối thoại đó sẽ có logic và quỹ đạo riêng theo thời gian, dẫn theo hướng đi đến hiệp ước hòa bình Bình Nhưỡng-Seoul, và cuối cùng là rút hơn 23.000 lính Mỹ ra khỏi Hàn Quốc. Đừng nói điều đó không thể xảy ra. Các kịch bản chia cắt đất nước trong thế kỷ 20 có xu hướng kết thúc trong tình huống thống nhất, như : Bắc và Nam Việt Nam, Tây và Đông Đức, Bắc và Nam Yemen. Nếu điều này xảy ra trên Bán đảo Triều Tiên, như tôi đã viết ở nơi khác, người thua cuộc chính sẽ là Nhật Bản.

Nhật Bản đã yêu cầu một Bán đảo Triều Tiên bị chia rẽ vì an ninh của chính họ, bởi vì chưa nói gì đến di sản của Thế chiến II, chính xác là do thực dân tàn bạo của Tokyo từ năm 1910 đến năm 1945, một nước Đại Triều Tiên thống nhất theo bản năng sẽ là chống Nhật Bản. Sự leo thang căng thẳng gần đây giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, đã trở nên trầm trọng hơn bởi chính sách cưỡng bức lao động và nô lệ tình dục của Nhật Bản trong thời chiến, nhưng là hương vị của những căng thẳng chính trị mà một ngày nào đó có thể nổ ra giữa Nhật Bản và Triều Tiên mới thống nhất. Thật vậy, bằng cách chọn chính sách song phương "tổng bằng không" với mỗi quốc gia châu Á, thay vì đưa ra một tầm nhìn khu vực, Trump đã mở ra chiếc hộp Pandora (*) chứa các vấn đề mà có thể đưa các đồng minh của Hoa Kỳ chống lại nhau - với Trung quốc là người chiến thắng.

Chú thích :


(*) Theo truyền thuyết, chiếc hộp Pandora là một chiếc hộp mà nàng Pandora - người phụ nữ đầu tiên đến thế giới loài người - đã được Zeus dặn kĩ rằng không được mở chiếc hộp đó ra. Nhưng với sự tò mò của mình, Pandora đã mở chiếc hộp ra và tất cả những gì trong chiếc hộp kì bí đó đã khiến cho tất cả những điều bất hạnh tràn ngập khắp thế gian: thiên tai, bệnh tật, chiến tranh… và chiếc hộp chỉ còn sót lại một chút "hy vọng" mang tên Pandora cho loài người để có thể tiếp tục sống.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.