Kỷ niệm 70 năm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đòi hỏi phản ảnh trung thực.

Tập Cận Bình phải đối mặt với những thất bại của chủ nghĩa Mao và tránh lặp lại chúng.
Mọi người trân trọng đánh dấu kỷ niệm 43 năm ngày mất của Mao Trạch Đông vào ngày 9 tháng 9: dấu ấn của chủ nghĩa Mao đã được hồi sinh. © Hình ảnh của Getty
Minxin Pei….Ngày 18 tháng 9 năm 2019 ….Theo Asia Nikkei

Trần H Sa lược dịch.

Đối với các nhà cai trị Trung Quốc, năm 2019 đang hình thành một năm khủng khiếp. Về mặt kinh tế, tăng trưởng đã giảm xuống mức chậm nhất kể từ năm 1992. Cuộc khủng hoảng chính trị ở Hồng Kông, được kích hoạt bởi một dự luật dẫn độ thiếu suy nghĩ thấu đáo, dường như có thể vượt khỏi tầm kiểm soát. Về mặt địa chính trị, các cuộc chiến thương mại và công nghệ Mỹ-Trung đang leo thang, báo hiệu sự khởi đầu của một cuộc xung đột vô thời hạn, nếu lịch sử Chiến tranh Lạnh lặp lại, có thể đe dọa quyền lực trong tay của Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Trùng hợp ngẫu nhiên, ngày 1 tháng 10 này là ngày kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Lúc đó, thách thức mà Chủ tịch Tập Cận Bình và các đồng nghiệp phải đối mặt là chống lại những lo lắng đang gia tăng, thậm chí có thể dần dần trở nên bi quan về tương lai của đảng, trong những hội hè đình đám cho dịp quan trọng này.

Dựa trên truyền thống của đảng, một sự đánh cược an toàn rằng các lễ kỷ niệm 70 năm đảng nắm quyền lực sẽ nặng về biểu tượng và nhẹ về thực chất. Khán giả và người xem truyền hình sẽ được xem một cuộc diễu hành quân sự, giới thiệu những vũ khí giết người hạng nặng và các đội quân bước đi mà không gập đầu gối của Trung Quốc.

Chủ tịch Xi sẽ có bài phát biểu thể hiện những ưu điểm của chế độ độc đảng và không đề cập đến những đau khổ không thể kể xiết mà nó đã mang lại cho người dân Trung Quốc.

Thay vì nâng cao tinh thần của đảng viên bình thường và làm sống lại niềm tin của người dân Trung Quốc đối với đất nước của họ, bài tán thán ca tụng của Xi đối với sự cai trị độc đảng sẽ chỉ nghĩ đến một phiên bản lịch sử được gọt dũa, và củng cố những lời kêu gọi chủ nghĩa dân tộc mà có thể sẽ được đón nhận như là những xảo ngôn nhàm chán, đặc biệt là bởi giới kinh doanh ưu tú của Trung Quốc, giới mà đảng cần phải trấn an khẩn cấp nhất.
Ngoài ra, sau bốn thập kỷ thờ ơ với chính trị, hầu hết người dân Trung Quốc đã rất thực dụng và rất ít bị tuyên truyền bởi chính quyền .

Khi đất nước phải đối mặt với sự lựa chọn mang tính định mệnh giữa tiếp tục cởi mở, hội nhập với phương Tây và trượt ngược về phía bị đàn áp và cô lập, Chủ tịch Tập Cận Bình cần sử dụng cơ hội này để phản ánh trung thực về 70 năm qua, và đưa ra một hướng đi mới cho thấy ông và các đồng nghiệp của mình thực sự đã học hỏi được từ lịch sử.

Một điều bất tiện, nhưng quan trọng, thực tế là để đạt được bất kỳ sự tín nhiệm nào, Chủ tịch Tập Cận Bình phải chỉ ra trong 27 năm đầu đảng cầm quyền, dưới sự cai trị của Mao Trạch Đông là một thảm họa chưa từng thấy.

Trong thời kỳ Mao-ít (1949-76), các công xã nhân dân, nền kinh tế kế hoạch hóa, tự cung tự cấp và tội phạm hóa các doanh nghiệp tư nhân, đã bần cùng hóa một dân tộc nổi tiếng về sự cần cù và tinh thần kinh doanh. Những cuộc thanh trừng liên tục đã khủng bố đảng. Cuộc đấu tranh giai cấp và các chiến dịch chính trị đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân vô tội.

Các thế hệ thanh niên bị tước mất các cơ hội giáo dục trong khi truyền bá ý thức hệ và sự sùng bái cá nhân của Mao, đã biến đất nước thành một vùng đất hoang về trí tuệ và văn hóa.
Theo bên ngoài, Trung Quốc của Mao-ít là một quốc gia bất hảo khổng lồ. Nó tự cắt đứt giao thiệp với phương Tây, coi Hoa Kỳ như một kẻ thù luôn hiện diện cho đến năm 1971 và ủng hộ các cuộc nổi dậy của cộng sản trên khắp thế giới. Tự áp đặt cô lập và chủ nghĩa cấp tiến, khiến Trung Quốc vừa nguy hiểm vừa bất an.

Nó đã chiến đấu hai cuộc chiến tranh - ở Triều Tiên và Ấn Độ - đã gây ra các cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan và các cuộc đụng độ biên giới với Liên Xô vào năm 1969, và thoát khỏi trong gang tấc một cuộc tấn công hạt nhân của Liên Xô vào năm 1969, nhờ sự can thiệp của Mỹ.

Đảng đã tự cứu mình sau cái chết của Mao vào năm 1976, chỉ bằng cách từ bỏ hoàn toàn hệ tư tưởng cực đoan và đảo ngược các chính sách phá hoại của mình. Cải cách ũng hộ thị trường và mở cửa cho phương Tây đã giải phóng sự năng động kinh tế của quốc gia, vốn bị đàn áp từ lâu và biến Trung Quốc từ một vùng đất nghèo đói thành một quốc gia có thu nhập trung bình cao và một nền kinh tế khủng khiếp.

Sự linh hoạt về tư tưởng cho phép đảng thích nghi và thử nghiệm các chính sách ủng hộ tăng trưởng. Lãnh đạo tập thể đã khôi phục hòa bình và an ninh giữa các tầng lớp cầm quyền trong khi chấm dứt khủng bố hàng loạt, và sự dễ dãi ngày càng tăng cho phép hầu hết người dân Trung Quốc sống một cuộc sống mà không sợ hãi.
Trong chính sách đối ngoại, bất chấp sự thù địch về ý thức hệ đối với phương Tây, chủ nghĩa thực dụng và thận trọng của Bắc Kinh đã giúp duy trì mối quan hệ ổn định và hợp tác với phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, cường quốc duy nhất có thể làm chệch hướng sự thịnh vượng của Trung Quốc.

Tác động của quan điểm nghi ngờ này là rõ ràng. Tư tưởng cộng sản chính thống, chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa nhà nước, đàn áp trong nước, cai trị độc tài và sự thù địch đối với Hoa Kỳ là nguyên nhân dẫn đến những thất bại thảm khốc của Trung Quốc.
Trung Quốc đã đạt được thành công kinh tế tuyệt vời trong thời kỳ hậu Mao chỉ vì đảng đã học được những bài học thích đáng từ những thất bại của mình và áp dụng các chính sách khai sáng hơn.
Đáng thương thay, ngày nay đảng đã quên những bài học quý giá này. Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền vào cuối năm 2012, Trung Quốc đã thoái lui trên tất cả các mặt trận. Cải cách định hướng thị trường đã bị đình trệ, trong khi tập trung quyền lực vào trung ương đã tăng lên. Kiểm soát và đàn áp xã hội đã đạt đến mức tồi tệ nhất kể từ sau cái chết của Mao.
Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Quốc đã thoái lui trên tất cả các mặt trận. © Hình ảnh của Getty
Các cuộc thanh trừng đã trở lại ở một mức độ cao hơn bình thường - khoảng 11% ủy viên trung ương đảng đã bị trừng phạt kể từ năm 2013, hầu hết trong số họ bị phạt tù dài hạn. Dấu ấn của chủ nghĩa Mao - thấm nhuần ý thức hệ, cai trị độc đoán và sùng bái cá nhân - tất cả đã được hồi sinh.

Đáng lo ngại nhất, chính sách đối ngoại đầy tham vọng của Trung Quốc đã đưa nước này vào một con đường xung đột địa chính trị với Hoa Kỳ. Không thể tưởng tượng được rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ phản ảnh công khai và trung thực về lịch sử của Trung Quốc, và thừa nhận bước nhảy thụt lùi khổng lồ mà đất nước đã thực hiện trong bảy năm qua.

Nhưng nếu ông ta muốn lấy lại sự tự tin của các đảng viên bình thường đang bị lo lắng, trấn an người dân Trung Quốc và sửa chữa mối quan hệ với phương Tây, ông ta sẽ phải thực hiện bài tập thanh lọc những xấu xa này (cathartic exercise ) khi phát biểu trước Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 1 tháng Mười.


Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân) là một người Mỹ gốc Hoa. Là giáo sư khoa chính trị học tại Claremont McKenna College và là thành viên cao cấp không thường trú tại Quỹ German Marshall của Hoa Kỳ.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.