Bắc Kinh phải trả giá khi cho phép lực lượng bảo vệ bờ biển và các phương tiện được ủy nhiệm của mình cản trở tự do trên biển. Tác giả Gregory B. Poling và Murray Hiebert 28 tháng 8 năm 2019 Theo Wall Street Journal Trần H Sa lược dịch. Vào tuần trước bộ Ngoại giao (Hoa Kỳ) đã cân nhắc mạnh mẽ về vụ Trung Quốc quấy rối các hoạt động dầu khí của Việt Nam và Malaysia ở Biển Đông. Phát ngôn viên Morgan Ortagus nguyền rủa Bắc Kinh "tiếp tục can thiệp vào các hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam" qua đó "thật sự nghi ngờ về cam kết của Trung Quốc. . . giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp hàng hải". Bộ đã có quyền thực hiện một vài việc gì đó nhằm cảnh cáo Bắc kinh rằng họ sẽ nhận được hành động mạnh nếu không thay đổi hành vi của họ, nhưng Hoa Kỳ và các đối tác của Mỹ cần phải làm nhiều hơn để thuyết phục Trung Quốc kềm chế các tàu bảo vệ bờ biển và tàu dân quân của họ, trước khi chúng gây ra một vụ va chạm chết người, qua đó có thể gây ra một cuộc khủng hoảng rộng lớn hơn. Tình hình ngoài khơi bờ biển Việt Nam đã thu hút nhiều sự chú ý nhất, nhưng sự bắt nạt của Trung Quốc bắt đầu vào tháng Năm ở phía bên kia Biển Đông. Hai con tàu được ký hợp đồng bởi một công ty con của Royal Dutch Shell, đã hoàn thành một trong những hoạt động thường xuyên của họ chạy từ bang Sar Sarawak của Malaysia đến một giàn khoan đang hoạt động ngoài khơi bờ biển của Malaysia ở Biển Đông vào ngày 21 tháng 5, lúc đó mọi thứ trở nên tồi tệ. Một tàu bảo vệ bờ biển lớn của Trung Quốc, Haijing 35111, xuất hiện ở đường chân trời. Chạy với tốc độ cao, tàu Trung Quốc chạy vòng vòng quanh hai tàu thương mại, rồi tiến đến gần trong vòng 80 mét. Những thủ đoạn này được theo dõi bởi Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế, sử dụng các tín hiệu nhận dạng được truyền bởi các tàu. Sự cố là một phần quan trọng trong nỗ lực kéo dài hai tuần của Haijing 35111 nhằm quấy rối và cản trở hoạt động khoan của Shell. Cuối tháng 5, tàu Trung Quốc đã bỏ cuộc và quay trở lại cảng tại tỉnh Hải Nam Trung Quốc, nhưng không lâu. Đến ngày 16 tháng 6, Haijing 35111 đến vùng biển Việt Nam, nơi mà công ty năng lượng Rosneft của Nga ký hợp đồng với một giàn khoan Nhật Bản để khoan một giếng mới ngoài khơi. Tàu bảo vệ bờ biển và những tàu khác giống như nó bắt đầu quấy rối giàn khoan và các tàu phục vụ cho giàn khoan - và hiện vẫn còn. Tàu Trung Quốc đã sử dụng các thao tác mạo hiểm tương tự được nhìn thấy ngoài khơi bờ biển Malaysia để tạo ra mối đe dọa va chạm nhằm gây áp lực với Việt Nam và gây áp lực để Rosneft phải dừng khoan. Khí tự nhiên từ giàn khoan ngoài khơi ở khu vực này cung cấp tới 10% nhu cầu năng lượng của Việt Nam. Và việc giữ cho Rosneft không bị áp lực trước Trung Quốc là rất quan trọng đối với ngành công nghiệp năng lượng ngoài khơi của Việt Nam. Bắc Kinh đã ép buộc hầu hết các công ty nước ngoài lớn khác như BP, Chevron, ConocoPhillips và gần đây nhất là Repsol Gianout dở bỏ các khoản đầu tư của họ vào các lô năng lượng ngoài khơi của Việt Nam. Nếu Rosneft bị buộc phải tạm dừng công việc của mình, thì những đấu thủ nhà nghề cuối cùng - đặc biệt là Exxon Mobil, đang chuẩn bị thực hiện một dự án khí đốt tự nhiên lớn có tên là "Cá voi xanh" ở vùng biển xa hơn về phía bắc - có thể sẽ suy nghĩ lại về sự khôn ngoan trong đầu tư của họ. Haijing 35111 đã không dừng được việc khoan trong các trường hợp của Việt Nam và Malaysia, nhưng sự kháng cự không phải là không có trả giá. Một tàu của chính phủ Trung Quốc, Haiyang Dizhi 8, đã đến ngoài khơi Việt Nam vào ngày 3 tháng 7 và bắt đầu thực hiện khảo sát riêng của nó về dầu khí. Cuộc khảo sát đó, đang tiếp tục, bao gồm đáy biển mà Việt Nam có quyền không thể chối cãi theo luật pháp quôc tê. Truyền tin cho thấy nhiều tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc và các thành viên của Lực lượng Dân quân Hàng hải vũ trang nhân dân - một lực lượng bán quân sự chính thức hoạt động từ các tàu đánh cá - hộ tống tàu khảo sát. Việt Nam nhanh chóng điều các tàu bảo vệ bờ biển để bảo vệ giàn khoan của mình và để theo dõi tàu khảo sát của Trung Quốc. Điều này tạo ra một tình huống bất ổn mà trong đó va chạm, dù cố ý hay không, có thể dễ dàng xảy ra. Điều đó có thể dẫn đến một bế tắc quân sự công khai. Một tàu khảo sát khác thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc, Shi Yan 2, đã dành một tuần vào đầu tháng 8 khảo sát vùng biển Malaysia, bao gồm các khu vực mà các giàn khoan dầu khí đã ký hợp đồng với Shell và những công ty khác đang hoạt động. Kể từ ngày 14 tháng 8, một tàu khảo sát thứ ba của Trung Quốc, Haiyang 4, đã khảo sát một khu vực thềm lục địa do Malaysia và Việt Nam cùng tuyên bố. Không có giải pháp quân sự cho mô hình cưỡng chế này của Trung Quốc. Nếu Washington muốn ngăn chặn một cuộc khủng hoảng và chứng minh nó là đứng đắn trong việc bảo vệ tự do trên biển, nó sẽ cần một chiến lược ngoại giao và kinh tế mạnh mẽ trong bước đi cùng với các đối tác quốc tế. Mục tiêu nên là tăng cái giá phải trả cho Bắc Kinh vì hành vi của nó và thuyết phục các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng, họ sẽ mất nhiều hơn trên sân khấu toàn cầu so với cái họ giành được ở địa phương, từ chiến dịch cưỡng chế của họ. Một chiến lược như vậy phải bắt đầu bằng việc Bộ Ngoại giao chiêu mộ các quốc gia khác - bao gồm các quốc gia châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc - kêu gọi Trung Quốc tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý của mình. Liên minh kêu gọi Bắc Kinh thay đổi hành vi của nó càng rộng rãi, cái giá phải trả cho uy tín càng cao mà Trung Quốc sẽ phải trả cho việc bảo lưu cách cư xử hiện tại của nó. Hoa Kỳ và các đồng minh nên kết hợp điều này với việc áp đặt cái giá phải trả trực tiếp về kinh tế. Nếu Trung quốc muốn dựa vào các diễn viên dân sự và bán quân sự để cưỡng chế các nước láng giềng, thì các lực lượng đó nên bị lột mặt nạ. Hoa Kỳ và các nước đối tác nên công khai danh tính các diễn viên dân sự Trung Quốc và chủ sở hữu của họ, những kẻ tham gia vào các hoạt động dân quân nhắm vào các nước láng giềng của Trung Quốc. Washington nên chặn những thực thể đó không được hoạt động kinh doanh ở Hoa Kỳ hoặc tiếp cận thị trường tài chính quốc tế thông qua một phương tiện như Đạo luật trừng phạt Biển Đông, hiện tại đang ở trước cả hai viện quốc hội. Có một tiền lệ : Hoa Kỳ và Châu Âu đã đáp trả tương tự khi Nga sử dụng lực lượng bán quân sự ở miền đông Ukraine năm 2014. Trung Quốc đã tham gia vào một chiến dịch dài hạn trong việc bắt nạt, đe dọa và bạo lực bán quân sự chống lại Việt Nam, Malaysia và Philippines. Hành động tiếp tục theo đuổi các tuyên bố hung hăng của nó qua đó coi thường luật pháp quốc tế, gây hại cho quyền của các quốc gia Đông Nam Á là một thách thức nghiêm trọng đối với trật tự hàng hải quốc tế và ổn định khu vực. Ông Poling là giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á tại Trung tâm chiến lược và nghiên cứu quốc tế tại Washington. Ông Hiebert là cộng tác viên cao cấp tại Chương trình châu Á của CSIS.
Mặc dù khả năng một cuộc xung đột quân sự lớn là thấp, tiềm năng cho một cuộc đụng độ bạo lực trong vùng biển Đông ( biển Nam Trung Hoa ) trong tương lai gần là rất cao, qua hành vi của các quốc gia trong khu vực và cuộc chạy đua ngày càng tăng. Theo Council on Foreign Relations Trần H Sa Lược dịch. Các biện pháp hỗ trợ giảm rủi ro trong quan hệ Mỹ-Trung Các biện pháp hoạt động an toàn và mở rộng hợp tác hải quân giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể giúp giảm nguy cơ của một vụ tai nạn tàu và máy bay. Việc tạo ra các Hiệp định Tư vấn Hàng hải Quân sự (MMCA) năm 1988 được dự định để thiết lập các "quy tắc đường đi " trên biển tương tự như các sự cố quan hệ Mỹ - Liên Xô ở Hiệp định trên biển (INCSEA), nhưng nó đã không được thành công. Cơ chế truyền thông có thể cung cấp một phương tiện để xoa dịu căng thẳng trong một cuộc khủng hoảng và ngăn chặn sự leo thang. Đường dây nóng chính trị và quân sự đã được thiết lập, mặc dù các quan chức Mỹ có ít sự tự tin rằng chúng sẽ đư...
Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đẩy nhanh những mâu thuẫn ở Bắc Kinh. Nhân viên an ninh chụp ảnh với chân dung của Mao sau buổi lễ hội ở Bắc Kinh kỷ niệm 70 năm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. CreditNg Han Guan/Associated Press Bret Stephens….Ngày 3 tháng 10 năm 2019 Theo New York Times Trần H Sa lược dịch. Vào năm 2001, Gordon Chang, một luật sư người Mỹ đã dành nhiều năm ở Hồng Kông và Thượng Hải, xuất bản một cuốn sách dự báo trước có tựa đề là "Sự sụp đổ của Trung Quốc". Tại thời điểm đó, bài luận văn dường như là bất khả thi, nếu không phải là vô lý.
Hộ Tống hạm Nhật Tảo HQ 10 Toshi Yoshihara. Mùa Xuân 2016. Theo U.S. Naval War College Trần H Sa lược dịch (Xin lưu ý, các dử liệu về trận hải chiến Hoàng sa 1974 được tác giả nêu lên trong bài viết này đều dựa chủ yếu vào các tài liệu Trung quốc; tài liệu của phía VNCH không có, ngoại trừ một vài bài viết của các sĩ quan hải quân VNCH tham dự trận đánh được trình bày bằng Anh ngữ. Như tác giả đã cảnh giác "Hãy cẩn thận về phẩm chất của các nguồn tài liệu và phương pháp đang được đề cập......Do đó, những gì theo sau đó không phải là một quan điểm trung lập". Cho n ên, người dịch mạn phép được đánh dấu những nơi mà tài liệu TQ thiếu khách quan bằng dấu hỏi kèm mẫu tự, ví dụ (a?), mong người đọc hãy khách quan nhận xét lại theo quan điểm của mình; n goài ra c ác ghi chú nguồn tài liệu được tác giả đánh dấu bằng các số thứ tự rải rác trong bài viết xin theo dỏi trong bản gốc tiếng Anh ở link giới thiệu bên trên .) ----------------...