Những người lính không có quê hương : Cuối cùng chúng tôi cũng vinh danh những người miền Nam đã chiến đấu cùng với chúng tôi.
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
Những người lính vô danh này đã bị bắn hạ từ một chiếc máy bay C-123 của quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam. Chúng ta đừng bao giờ quên những người đứng bên cạnh chúng ta trong thời điểm khó khăn. Cờ Việt Nam Cọng Hòa và cờ Hoa Kỳ tung bay trong lễ kỷ niệm ngày Sài Gòn sụp đổ ở Westminster, California, vào ngày 30 tháng 4 năm 2015.(Ảnh: Matt Masin / Đăng ký Quận Cam qua AP)Jim Webb, ngày 13 tháng 9 năm 2019 Theo USA Today Trần H Sa lược dịch. Bằng một nghĩa tình huynh đệ, làm sao để chúng ta nhớ đến cái chết của chúng ta, bao gồm cả những người đã thiệt mạng cùng với chúng ta, trong các cuộc chiến tranh của đất nước chúng ta ? thủ tướng Anh trong thế kỷ 19, William Gladstone, đã đưa ra một công thức vượt thời gian: "Hãy chỉ cho tôi thấy cách mà một quốc gia hoặc cộng đồng quan tâm đến cái chết, tôi sẽ đo lường hoàn toàn chính xác sự cảm thông nhân hậu của người dân, sự tôn trọng của họ đối với luật pháp ở trong nước và lòng trung thành của họ đối với những lý tưởng cao đẹp". Vào thứ Sáu, một chiếc máy bay của Không quân Hoa Kỳ sẽ mang hài cốt của 81 binh sĩ kỵ binh (airborne) của Quân đội Nam Việt Nam cũ từ Hawaii, nơi họ đã được cất giữ trong một cơ sở quân sự trong hơn 33 năm, đến California. Vào ngày 26 tháng Mười, sẽ có một buổi lễ tưởng niệm theo nghi thức quân đội đầy đủ, để vinh danh công trạng của họ ở Westminster, thường được gọi là Little Saigon, nơi hàng chục ngàn người Mỹ gốc Việt hiện đang sinh sống. Đây sẽ là một sự kiện độc đáo bởi vì tên của họ có thể không bao giờ được biết đến, và bởi vì họ là những người lính của một quân đội đồng minh. Sau buổi lễ, những người lính bị lãng quên này sẽ được an nghỉ dưới một cột cờ tưởng niệm, tại nghĩa trang lớn nhất của người Mỹ gốc Việt ở đất nước chúng ta. Nơi an nghỉ cuối cùng này sẽ đánh dấu một hành trình 54 năm phức tạp, được bắt đầu trên một chiến trường bị lãng quên từ lâu, trong một cuộc chiến tàn khốc mà đã xé tan đất nước chúng ta và dẫn đến cái chết của 58.000 người Mỹ và hàng triệu người Việt Nam. "Những con người không có quê hương" Cuối năm 1965, một chiếc C-123 của Mỹ đã bị bắn hạ, giết chết cả bốn thành viên phi hành đoàn người Mỹ và 81 binh sĩ Kỵ binh của Nam Việt Nam. Địa điểm xảy ra sự cố nằm ở khu vực tranh chấp và không được viếng thăm cho đến năm 1974. Các mảnh xương và một số vật dụng cá nhân đã được thu thập, nhưng tất cả các hài cốt được phục hồi đều được đặt lại và có thể nằm gọn trong một chiếc quan tài lớn. Hài cốt đã được chuyển đến Bangkok. Các thành viên phi hành đoàn người Mỹ sau đó đã được xác định thông qua xét nghiệm DNA và đã được chôn cất tử tế. Nhưng không còn bảng kê khai nào cho chuyến bay chở những người lính miền Nam. Vào năm 1986, hài cốt của họ đã được gửi đến phòng thí nghiệm POW / MIA của quân đội Hoa Kỳ tại Hawaii, nơi chịu trách nhiệm xác định những người bị thiệt mạng hoặc mất tích trong các cuộc chiến tranh của quốc gia chúng ta. Và ở đó, hài cốt của những người lính miền Nam đã được nằm lại trong 33 năm qua. Vì không có bản kê khai chuyến bay cho một nhiệm vụ chiến đấu như vậy, nên có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết tên của những người đã mất. Họ chỉ được xác định là thành viên của một tiểu đoàn kỵ binh tinh nhuệ của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. 'Khi thiên đường và trái đất thay đổi địa điểm'. Chính quyền Hà Nội đã hai lần từ chối, không chấp nhận cho họ được chôn cất tử tế ở Việt Nam. Và bởi vì đây không phải là công dân hay binh lính Mỹ, nên không có cách nào rõ ràng để họ được chôn cất và được tôn vinh một cách đúng đắn tại Hoa Kỳ. Họ là những người lính vô danh, và thực sự đã trở thành những "con người không có quê hương", sau khi đã hy sinh cho lợi ích của một đất nước không còn tồn tại. Tôi đã được nghe thấy về tình huống này cách đây hai năm. Đối với tôi, thông điệp vượt thời gian của Gladstone là một kim chỉ nam. Nếu chúng ta từng nói chúng ta có một quốc gia như một con người, chúng ta không chỉ quan tâm đến cái chết của chính mình mà còn quan tâm cho những người phục vụ bên cạnh chúng ta trong tình trạng hết sức nguy hiểm. Những người lính đã mất này xứng đáng được ghi nhớ với danh dự và phẩm giá. Sau nhiều tháng đàm phán phức tạp trên cả mặt trận ngoại giao và pháp lý, giờ đây điều này sẽ xảy ra. Vào ngày 26 tháng Mười, sau lễ tưởng niệm ở Công viên Tự do Westminster, những người lính này sẽ được an táng gần một đài tưởng niệm để tưởng nhớ sự can đảm và những đóng góp của hàng trăm ngàn người tị nạn Việt Nam, những người đã phải ra biển trong thời kỳ đầy nguy hiểm, mạo hiểm mọi thứ để đến đất nước của chúng ta. Buổi lễ sẽ làm được nhiều việc hơn so với đơn thuần chỉ nhớ về những hy sinh và cuộc phiêu lưu qua năm thập kỷ của những người lính trẻ đó, những người đã bỏ mạng từ lâu vì lý tưởng dân chủ, vì lợi ích của một quốc gia không còn tồn tại. Nó cũng sẽ phục vụ như một lời nhắc nhở của hàng trăm ngàn binh sĩ đã mất mạng khác và hàng ngàn người khác có thể không bao giờ được tìm thấy. Hành trình đau buồn nhưng hoành tráng của những người lính bị thiệt mạng từ chiến trường Việt Nam đến nghĩa trang người Mỹ gốc Việt lớn nhất ở đất nước chúng ta, sẽ cung cấp sự cứu cánh cho nhiều người khác, những người đã trả giá đắt cuộc đời của họ và đã lên đường sang Mỹ. Nó sẽ cho phép quốc gia chúng ta ghi nhớ và đánh giá cao sự đóng góp của 2 triệu người Mỹ gốc Việt, những người đã giúp chúng ta trở thành một xã hội mạnh mẽ và sôi động hơn. Và nó sẽ giúp chúng ta nhớ chúng ta là người Mỹ, và chúng ta nên luôn luôn khao khát trở thành : một người biết trân trọng cuộc sống của con người, và sẽ không bao giờ quên những người đứng bên cạnh chúng ta trong những thời điểm khó khăn đặc biệt.
Jim Webb là Cựu Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ và là Thượng nghị sĩ, Dân Chủ - Virginia, ông từng là một sĩ quan thủy quân lục chiến tại Việt Nam. Jim Webb kết hôn với Hong Le Webb, một luật sư người Mỹ gốc Việt. Cô Hồng Lê sinh ra ở miền Nam Việt Nam và đến Hoa Kỳ khi mới bảy tuổi, sau khi Sài Gòn sụp đổ. Cô lớn lên ở New Orleans, Louisiana. Họ kết hôn vào tháng 10 năm 2005.
Mặc dù khả năng một cuộc xung đột quân sự lớn là thấp, tiềm năng cho một cuộc đụng độ bạo lực trong vùng biển Đông ( biển Nam Trung Hoa ) trong tương lai gần là rất cao, qua hành vi của các quốc gia trong khu vực và cuộc chạy đua ngày càng tăng. Theo Council on Foreign Relations Trần H Sa Lược dịch. Các biện pháp hỗ trợ giảm rủi ro trong quan hệ Mỹ-Trung Các biện pháp hoạt động an toàn và mở rộng hợp tác hải quân giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể giúp giảm nguy cơ của một vụ tai nạn tàu và máy bay. Việc tạo ra các Hiệp định Tư vấn Hàng hải Quân sự (MMCA) năm 1988 được dự định để thiết lập các "quy tắc đường đi " trên biển tương tự như các sự cố quan hệ Mỹ - Liên Xô ở Hiệp định trên biển (INCSEA), nhưng nó đã không được thành công. Cơ chế truyền thông có thể cung cấp một phương tiện để xoa dịu căng thẳng trong một cuộc khủng hoảng và ngăn chặn sự leo thang. Đường dây nóng chính trị và quân sự đã được thiết lập, mặc dù các quan chức Mỹ có ít sự tự tin rằng chúng sẽ đư...
Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đẩy nhanh những mâu thuẫn ở Bắc Kinh. Nhân viên an ninh chụp ảnh với chân dung của Mao sau buổi lễ hội ở Bắc Kinh kỷ niệm 70 năm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. CreditNg Han Guan/Associated Press Bret Stephens….Ngày 3 tháng 10 năm 2019 Theo New York Times Trần H Sa lược dịch. Vào năm 2001, Gordon Chang, một luật sư người Mỹ đã dành nhiều năm ở Hồng Kông và Thượng Hải, xuất bản một cuốn sách dự báo trước có tựa đề là "Sự sụp đổ của Trung Quốc". Tại thời điểm đó, bài luận văn dường như là bất khả thi, nếu không phải là vô lý.
Hộ Tống hạm Nhật Tảo HQ 10 Toshi Yoshihara. Mùa Xuân 2016. Theo U.S. Naval War College Trần H Sa lược dịch (Xin lưu ý, các dử liệu về trận hải chiến Hoàng sa 1974 được tác giả nêu lên trong bài viết này đều dựa chủ yếu vào các tài liệu Trung quốc; tài liệu của phía VNCH không có, ngoại trừ một vài bài viết của các sĩ quan hải quân VNCH tham dự trận đánh được trình bày bằng Anh ngữ. Như tác giả đã cảnh giác "Hãy cẩn thận về phẩm chất của các nguồn tài liệu và phương pháp đang được đề cập......Do đó, những gì theo sau đó không phải là một quan điểm trung lập". Cho n ên, người dịch mạn phép được đánh dấu những nơi mà tài liệu TQ thiếu khách quan bằng dấu hỏi kèm mẫu tự, ví dụ (a?), mong người đọc hãy khách quan nhận xét lại theo quan điểm của mình; n goài ra c ác ghi chú nguồn tài liệu được tác giả đánh dấu bằng các số thứ tự rải rác trong bài viết xin theo dỏi trong bản gốc tiếng Anh ở link giới thiệu bên trên .) ----------------...