Thuế quan của Trump chống lại Trung Quốc không có hiệu quả như ý.




Và không có giải pháp nhanh chóng trong tầm nhìn.










Vận chuyển container tại cảng ở San Pedro, California, ngày 22 tháng 3 năm 2018 .Ảnh của Bob Riha Jr./Re Users
Charles P. Ries….Ngày 20 tháng 8 năm 2019 Theo RAND

Trần Hoàng Sa lược dịch.


Động thái của chính quyền Trump hoãn áp dụng thuế quan mới đối với hàng tiêu dùng Trung Quốc cho đến tháng 12, do thuế quan cứng rắn mà Hoa Kỳ đã áp dụng đối với Trung Quốc – hàng trăm tỷ đô la trên những hàng hóa khác – dường như không có hiệu ứng. Cách tiếp cận “một mình một ngựa” đang áp đặt cái giá cao và ngày càng tăng mà nền kinh tế Mỹ phải trả, và cuối cùng có thể đe dọa sự thịnh vượng toàn cầu. Không có giải pháp nhanh chóng nào ở trong tầm nhìn.



Có hai vấn đề trong quan hệ thương mại và đầu tư Mỹ-Trung mà các hành động hiện tại có vẻ không phù hợp để giải quyết : chính sách công nghiệp do nhà nước định hướng của Trung Quốc và vị thế được đặc quyền của nó theo các quy tắc thương mại toàn cầu.

Chiến lược công nghiệp của Trung Quốc phụ thuộc vào việc thúc đẩy các công ty trong nước – bao gồm nhiều doanh nghiệp nhà nước – trong các lĩnh vực công nghệ cao ngày càng tăng. Nhà nước cung cấp cho các công ty Trung Quốc sự bảo vệ khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài, trợ cấp, tiếp cận vốn, và công nghệ quan trọng giành được từ các nhà lãnh đạo thị trường quốc tế mà không có bồi thường – hoặc bồi thường không tương xứng. Trung Quốc cũng cung cấp cho các doanh nghiệp nhà nước sự hỗ trợ để xuất khẩu, hoặc bán hạ giá, những hàng hóa với giá rất thấp, vào thị trường quốc tế, bao gồm cả ở các nước đang phát triển. Chiến lược này của Trung Quốc đã làm tổn thương Hoa Kỳ, cũng như Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Canada, Úc và nhiều quốc gia khác, lớn cũng như nhỏ.

Ngoài ra, Trung Quốc được hưởng lợi từ vị thế chính thức là một quốc gia đang phát triển, theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới. Trạng thái “đang phát triển” này làm giảm bớt gánh nặng các quy tắc của tổ chức WTO, và bảo đảm rằng nhiều quốc gia đang phát triển khác cũng được hưởng lợi tương tự từ trạng thái được cung cấp hỗ trợ. Việc Trung Quốc triển khai Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường cũng giúp họ mua được sự đồng tình và hỗ trợ của nhiều quốc gia vốn đang lo lắng cho các khoản đầu tư ban đầu để cải thiện cơ sở hạ tầng.


Chiến lược có khả năng thành công nhất chống lại cả hai vấn đề nêu trên của Trung quốc sẽ là, tập hợp một liên minh quốc tế nhằm thuyết phục Trung Quốc chấp nhận các ràng buộc về trợ cấp, và nó phải áp dụng cách tiếp cận có trách nhiệm đối với các mục tiêu công nghiệp hóa, qua đó không được lừa gạt các đối tác thương mại, giàu cũng như nghèo.

Cũng có ích nếu Hoa Kỳ vẫn là thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương , nơi tập hợp các nước láng giềng của Trung Quốc trong một nhóm thương mại tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo, và kiên trì với một thỏa thuận xuyên Đại Tây Dương tương tự, với Liên minh châu Âu. Các thành viên của cả cả hai nhóm xuyên Thái Bình Dương và xuyên Đại Tây Dương có thể đã đồng ý về các chiến lược chung, để hạn chế tác động chiến lược công nghiệp méo mó của Trung Quốc; và nỗ lực cải cách các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới để lấy đi lợi ích ưu đãi mà Trung Quốc không còn xứng đáng được hưởng……… [Việc cải cách WTO đã gặp phản ứng từ Mỹ với thông tin “Vào đầu tháng 12 / 2018, Hoa Kỳ bác bỏ Đề xuất cải cách thương mại của EU, đặt rủi ro vào WTO”, (https://www.bloomberg.com/news/articles/2018-12-12/u-s-rejects-the-eu-s-trade-reform-proposal-putting-wto-at-risk); đến tháng 04 / 2019 lại thấy “ông Trump ép Nhật Bản từ chối yêu cầu của EU về cải cách WTO” (https://www.euractiv.com/section/economy-jobs/news/trump-presses-japan-to-reject-eu-demands-on-wto-reform/ );THS ].

Cũng có ích nếu Hoa Kỳ vẫn là thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương , nơi tập hợp các nước láng giềng của Trung Quốc trong một nhóm thương mại tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo, và kiên trì với một thỏa thuận xuyên Đại Tây Dương tương tự, với Liên minh châu Âu. Các thành viên của cả cả hai nhóm xuyên Thái Bình Dương và xuyên Đại Tây Dương có thể đã đồng ý về các chiến lược chung, để hạn chế tác động chiến lược công nghiệp méo mó của Trung Quốc; và nỗ lực cải cách các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới để lấy đi lợi ích ưu đãi mà Trung Quốc không còn xứng đáng được hưởng.


Chính quyền Trump đã cắt bỏ những cơ hội tập hợp một liên minh như vậy, bằng cách thực hiện các hành động thương mại đầu tiên chống lại các nước láng giềng và đồng minh của Mỹ, tuyên bố hàng rào thuế quan đối với hàng nhập khẩu thép và nhôm vào Hoa Kỳ, biện minh vì lý do an ninh quốc gia mà thật ra chỉ có lý ở bề ngoài.


Sau đó, Hoa Kỳ công bố thuế quan trả đũa nhằm chống lại sự cư xử của Trung Quốc đối với các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Việc lựa chọn điều kiện đầu tư của Trung Quốc là mục tiêu của Hoa Kỳ, có thể làm cho Trung Quốc rối tung, vì Hoa Kỳ đồng thời cố gắng ngăn cản các công ty Mỹ đầu tư vào Trung Quốc, vừa mời chào họ những cơ hội đầu tư trong nước.


Khi Trung Quốc trả đũa chống lại các mặt hàng xuất khẩu nhạy cảm của Mỹ, bao gồm cả nông sản, Hoa Kỳ rơi vào cái bẫy leo thang củ rích vốn không có điểm dừng. Chiến lược của Hoa Kỳ có thể đã báo hiệu cho Trung Quốc rằng, mục tiêu thực sự của Hoa Kỳ là dựng lên và duy trì hàng rào thuế quan đối với hầu hết các hàng hóa của Trung Quốc. Và các yêu cầu đàm phán của Hoa Kỳ được mở rộng để bao gồm, các bảo đảm về việc mua nông sản và quyền xem xét luật pháp của Trung Quốc trước khi được áp dụng. Điều này có thể đã làm cho Trung Quốc nhận thấy không thể có một giải pháp nào khả dĩ đàm phán được.


Rào cản thương mại trả đũa của Mỹ và Trung Quốc đang gây hại cho tăng trưởng kinh tế ở cả hai nước, cũng như làm cho thị trường toàn cầu hoảng sợ.


Trung Quốc đã lo lắng ngăn chặn việc thành lập một liên minh toàn cầu nhắm vào các hoạt động của họ, đó có thể là một lý do tại sao chủ tịch của nó, ông Tập Cận Bình, tự nhận mình là một người đa phương tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, năm 2017; và tại sao trong những năm gần đây Trung Quốc đã can thiệp để hỗ trợ tiền tệ của nó, đồng nhân dân tệ. Trung Quốc cũng thực hiện các biện pháp để tạo thuận lợi cho đầu tư ra nước ngoài của các công ty Trung Quốc, và để kích thích tiêu dùng trong nước.


Với các mục tiêu mà Hoa Kỳ đã công khai rõ ràng, rất khó để thấy một giải pháp sớm sủa cho các tranh chấp thương mại Mỹ-Trung. Trong bất kỳ trường hợp nào, các rào cản thương mại toàn diện chống lại Trung Quốc có thể là mục tiêu không kém gì đòn bẩy. Các biện pháp của Hoa Kỳ cũng có thể luôn mang tính chính trị nhiều hơn là động lực kinh tế.


Thật không may, trong khi đó, các biện pháp đơn phương của Hoa Kỳ không ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu chính – đó là những chính sách công nghiệp hóa méo mó của Trung Quốc trên toàn cầu. Và nếu kết quả là các công ty Trung Quốc và Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao, không còn cạnh tranh lẫn nhau trên thị trường Hoa Kỳ, thì nó có thể gây ra hậu quả không lường trước, đó là đẩy Trung Quốc giành quyền lãnh đạo thị trường ở nơi khác.






Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là tgb.jpg
Charles Ries là phó chủ tịch, tại tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái “RAND Corporation”. Ông từng là phó trợ lý ngoại trưởng chính về các vấn đề châu Âu (2000-2004) và giám sát các bộ phận kinh tế tại Đại sứ quán Hoa Kỳ London và phái đoàn Hoa Kỳ tại Liên minh Châu Âu.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.