Trung Quốc rút lui trên toàn cầu.

Khách du lịch đến thăm Tử Cấm Thành vào ngày 7 tháng 7 năm 2019 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh của VCG / VCG qua Getty Images)
Milton Ezrati , Ngày 26 tháng 7 năm 2019, Theo Forbes

Trần H Sa lược dịch.

Trung Quốc đã rút lui trên toàn cầu - không phải từ các đảo nhân tạo ở Biển Đông mà cả về kinh tế và tài chính. Có vẻ như chỉ mới ngày hôm qua, vương quốc Trung Hoa, như Trung Quốc tự gọi mình, giống như một lực lượng khủng khiếp không thể ngăn cản, làm những hợp đồng xây dựng và mua bất động sản trên toàn thế giới. Tình trạng đó không còn nữa. Chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ nhận chịu nhiều sự khiển trách (hoặc nhận được sự tán thành, tùy theo quan điểm của mỗi người), nhưng ngay cả khi Washington và Bắc Kinh sẽ ký một thỏa thuận vào ngày mai, Trung Quốc cũng sẽ không lấy lại được động lực cũ.


Số liệu chính thức của Bộ Tài chính (MOF), không đáng ngạc nhiên, đưa ra một bức tranh nhẹ nhàng về sự suy giảm vừa phải, nhưng các nguồn tin riêng kể một câu chuyện đầy kịch tính hơn nhiều. Theo Cơ quan giám sát đầu tư toàn cầu Trung Quốc (CGIT) của Viện doanh nghiệp Mỹ, các khoản đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc gồm đủ các loại, trong nửa đầu năm nay, trung bình chỉ 27,5 tỷ USD, bằng một nửa tính theo tỷ lệ so với trung bình trong cùng thời điểm năm 2018, và chỉ bằng một phần tư so với tỷ lệ nửa đầu năm 2017. Con số của năm nay thấp hơn bất cứ lúc nào kể từ năm 2008. Hợp đồng xây dựng, phần lớn ở thế giới thứ ba như là một phần của sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc, cũng đã giảm, nhưng ít gây chú ý hơn. Trung Quốc rõ ràng đã trở nên ít tham gia với thế giới hơn, so với nó đã từng.

Hai điều đã gây ra sự rút lui này. Một là sự thù địch ngày càng tăng giữa các nước chủ nhà đối với đầu tư của Trung Quốc. Đặc biệt là các nước phát triển, nói riêng Hoa Kỳ, đã ngăn cản thủ đoạn công nghệ học lõm của Trung Quốc. Những nghi ngờ dọc theo các tuyến này đã đưa ra những chấp thuận cho các giao dịch mua sắm của Trung Quốc và các dòng tiền trực tiếp khác. Một số hành động quen thuộc của Trung Quốc đã tiến một bước xa hơn. Phòng Thương mại châu Âu đã cảnh báo chống lại việc phát triển phụ thuộc vào Trung Quốc và các quỹ của Trung Quốc. Sự kết hợp giữa mối quan tâm và nghi ngờ này, đã tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp nhà nước khổng lồ của Trung Quốc và ít hơn vào các nhà đầu tư tư nhân Trung Quốc. Nhưng nếu đầu tư tư nhân giảm đáng kể, sự miễn cưỡng ngày càng tăng này ở phương Tây cũng có tác dụng ở đó.

Đáng kể hơn là sự thiếu hụt tương đối về tiền tệ mạnh của Trung Quốc. Bất chấp những nỗ lực của Bắc Kinh biến đồng nhân dân tệ thành tiền tệ toàn cầu, nó ít được sử dụng trong các giao dịch tiền tệ - thực tế không quá 2% trên tổng số - và do đó ít được sử dụng trong việc mua hàng ở nước ngoài. Trong khi đó, cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ đã bắt đầu cắt giảm nguồn cung ngoại hối của Bắc Kinh. Bắc Kinh thực sự đã lường trước được vấn đề, và vào năm 2017 đã bắt đầu hạn chế ngoại hối ngay cả trước khi Nhà Trắng bổ sung thêm bất kỳ mức thuế nào. Sự sụt giảm đầu tư nghiêm trọng đầu tiên xảy ra vào cuối năm 2018, khi lần đầu tiên Nhà Trắng áp thuế 10% trên một loạt các sản phẩm của Trung Quốc. Sự sụt giảm tiếp theo trùng hợp với những căng thẳng gia tăng trong mùa xuân vừa qua. Đúng vậy, tích trữ ngoại hối của Bắc Kinh vẫn còn rất lớn, nhưng các quan chức cảnh giác về việc nó đã bị thu hẹp nhanh như thế nào, giảm khoảng 25% từ gần 4 nghìn tỷ đô la vào lúc cao điểm nhất hồi năm 2014, xuống còn hơn 3 nghìn tỷ đô la trong nửa đầu năm nay. Việc Bắc Kinh bị sụt giảm các nguồn tài chính này đã ảnh hưởng đến khu vực nhà nước nói riêng. Các công ty tư nhân có sự sẵn sàng lớn hơn và khả năng vay tiền tệ mạnh hơn ở nước ngoài.

Trong việc rút lui đầu tư, Bắc Mỹ, trước đó chiếm khoảng 17% dòng vốn đầu tư ở nước ngoài của Trung Quốc, đã chứng kiến ​​sự sụt giảm lớn nhất. Không còn nghi ngờ gì nữa, sự thù địch được tạo ra bởi cọ xát thương mại đã đóng một vai trò. Nhưng Trung Quốc cũng rút lui ở châu Âu, nơi mà Anh và Thụy Sĩ đã thống trị từ lâu. Úc và Singapore, trước đó chiếm khoảng 10% dòng vốn đầu tư ở nước ngoài của Trung Quốc, đã thấy thiếu hụt tương đối ít hơn nhưng dù sao cũng có thiếu hụt một số.

Trung Quốc đã tập trung nguồn lực tài chính còn lại vào các nước kém phát triển. Những lý do thì gấp hai lần. Thứ nhất, các hoạt động ở các quốc gia này tập trung nhiều vào hợp đồng xây dựng hơn là đầu tư. Những nỗ lực như vậy có thể yêu cầu trợ cấp, nhưng chúng ít đòi hỏi tiền tệ mạnh. Thật vậy, Trung Quốc thu phí trên nhiều dự án này. Thứ hai, Bắc Kinh rõ ràng đã đưa sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của mình trở thành ưu tiên chính trị. Nỗ lực này nằm trên các tuyến giao thương ở đất liền giữa Trung Quốc và bên kia là châu Âu và Trung Đông, có thể không tạo ra lợi nhuận tài chính an toàn, mà các khoản đầu tư vào thế giới phát triển mang đến, nhưng các khoản tiền chi cho các dự án này dành cho Bắc Kinh những cổ tức chính trị khổng lồ, bằng cách ràng buộc các nước này vào Trung Quốc và bằng cách thúc đẩy một dự án mà Trung Quốc đã chào mời như một sự thay thế cho các thỏa thuận thương mại hàng hải, chủ yếu do Hoa Kỳ lãnh đạo. BRI trước đó đã chiếm được hơn ba phần năm khối lượng xây dựng ở nước ngoài của Trung Quốc, với gần ba phần tư số tiền liên quan đến năng lượng và giao thông vận tải, ở những nơi như Pakistan và Iran, Ả Rập Saudi và Nigeria. Những số liệu sơ bộ của năm 2019 cho thấy, khi tất cả các nỗ lực khác giảm thì BRI đã chiếm được một tỷ lệ lớn hơn trong các nỗ lực của Trung Quốc.

Ngay cả khi nếu như Trung Quốc và Hoa Kỳ ký được một thỏa thuận thương mại vào ngày mai, những xu hướng này có thể sẽ vẫn tồn tại. Mặc dù thương mại sẽ tăng lên với một hiệp ước mới, nhưng các điều khoản chắc chắn sẽ tạo ra một sự cân bằng thậm chí còn hơn trước đây, khiến Trung Quốc rất khó có thể bổ sung dự trữ đồng tiền mạnh một cách nhanh chóng, nếu có. Đồng thời, những nghi ngờ về chương trình nghị sự và hoạt động của Bắc Kinh, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, sẽ tồn tại, cho dù thỏa thuận thương mại có hoặc không. Tất nhiên, các mệnh lệnh chính trị sẽ khiến Trung Quốc tập trung vào BRI và các dự án xây dựng của nước này. Đối với những dòng đầu tư, điều tốt nhất để mong đợi là sự ổn định. Dường như dù tốt hay xấu, thế giới đã chứng kiến ​​dòng đầu tư của Trung Quốc đã ở mức cao nhất, không còn có thể cao hơn .

Milton Ezrati có bằng cử nhân về toán kinh tế tại Đại học Birmingham ở Anh và bằng cử nhân kinh tế tại Đại học Bang New York tại Buffalo và là biên tập viên đóng góp cho The National Interest. Ông còn là nhà chiến lược đầu tư và phục vụ như là nhà kinh tế trưởng cho công ty truyền thông có trụ sở tại NY, Vested.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.