Các nhà lập pháp Iraq yêu cầu Chính phủ trục xuất quân đội Hoa Kỳ.

Quyền thủ tướng Iraq Adil Abdul-Mahdi dự lễ tang của tướng hàng đầu Iran, Qassem Soleimani và Abu Mahdi al-Muhandis, phó chỉ huy dân quân được Iran hậu thuẫn ở Iraq, được gọi là Lực lượng Động viên Nhân dân, ở Baghdad, Iraq, Thứ Bảy.

KATIE BO WILLIAMS…NGÀY 5 THÁNG 1 NĂM 2020….Theo Defense One

Trần H Sa lược dịch.

Các nhà phân tích Iraq nói rằng cuộc bỏ phiếu không ràng buộc là quan trọng, nhưng việc loại bỏ quân đội Mỹ khác xa, với sự cần thiết của một thỏa thuận bắt buộc.

Quốc hội Iraq yêu cầu chính phủ trục xuất tất cả quân đội Mỹ ra khỏi Iraq, cuộc bỏ phiếu đã nhất trí thông qua nghị quyết không ràng buộc này chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh không kích giết chết Qassem Soleimani của Iran và phó thủ lĩnh dân quân Abu Mahdi al-Muhandis ở Baghdad.

Thủ tướng tạm quyền Iraq, Adel Abdul Mahdi, khuyến nghị rằng nên xây dựng một mốc thời gian để loại bỏ quân đội nước ngoài "vì lợi ích chủ quyền quốc gia của chúng ta", trong một bài diễn văn gởi đến cơ quan lập pháp, trước ngày bỏ phiếu hôm Chủ nhật.

Nghị quyết không có hiệu lực pháp luật - thực sự việc đuổi lính Mỹ ra khỏi Iraq sẽ yêu cầu một điều luật ràng buộc khác và thông báo trong vòng một năm cho Washington - nhưng nó đưa ra những căng thẳng sâu sắc về mối quan hệ và vị thế mong manh của quân đội Mỹ ở Iraq .

Trong thời gian gần một năm trước, Nghị viện đã tranh luận về biện pháp nhằm loại bỏ khoảng 5.000 lính Mỹ ở Iraq, những người đang ở đó theo lời mời của chính phủ. Các nhân vật chính trị dân tộc mạnh mẻ và các nhà lập pháp liên kết với Iran đã giữ cho vấn đề gây chia rẽ này vẫn còn tồn tại. Trump đã mang lại sự bốc lửa từ khắp các phát ngôn khi ông nói rằng quân đội Hoa Kỳ đã có mặt ở đó để "theo dỏi" Iran - một nhận xét được xem ở Iraq như là một sự đối đầu với chủ quyền của nó. Trong những tháng gần đây, các cuộc biểu tình trên đường phố mang tính dân tộc đã nhắm mở rộng mục tiêu vào chính phủ Mahdi và sự can thiệp của nước ngoài vào Iraq.

Cho đến nay, các quan chức chính quyền của Trump đã có thể thuyết phục các nhà lập pháp Iraq không tham gia bỏ phiếu về sự hiện diện của quân đội, một phần bởi vì ngay cả các thành phần liên kết với Iran của giai cấp thống trị ở Iraq, cũng nhận ra giá trị mà quân đội và tài nguyên của Mỹ mang lại cho cuộc chiến chống ISIS .

"Chúng tôi tin tưởng rằng người dân Iraq muốn Hoa Kỳ tiếp tục ở đó để chống lại chiến dịch chống khủng bố", Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo nói với Chris Wallace của Fox News.

Cuộc bỏ phiếu vào Chủ nhật là bước xa nhất mà quốc hội Iraq đã thực hiện đối với việc thực sự buộc phải loại bỏ quân đội Mỹ. Việc giết chết Soleimani đã làm dấy lên sự thất vọng và phẫn nộ ngay cả trong số các nhà lãnh đạo chính trị ở Iraq , những người có thể hưởng lợi từ cái chết của Soleimani, như giáo sĩ Shiite, người theo chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ của Iraq, Moqtada al-Sadr.

"Tôi đã kêu gọi tất cả các phe phái của Iraq ở nước ngoài thành lập một phong trào Kháng chiến quốc tế chống lại Hoa Kỳ", ông Sadr nói trong một tuyên bố vào hôm Chủ nhật.

Muhandis là một nhân vật hoàn toàn được yêu mến, có uy tín được cho là như Eisenhower, sau năm 1945, nhà phân tích Kirk Sowell của Iraq cho biết.

Các nhà phân tích chính trị Iraq cảnh báo rằng việc loại bỏ quân đội Mỹ còn lâu mới đạt được thỏa thuận. Mahdi dự kiến ​​sẽ từ chức ngay khi có thể có quyết định thay thế, và do đó, quyền lực bị hạn chế.

Ngay cả khi Nghị viện chọn hướng tiến lên, vẫn có một số bước pháp lý khác phải được thực hiện - một quá trình có thể mất tới một năm, theo các thỏa thuận giữa Mỹ và Iraq quản lý sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ. Hơn nữa, không hoàn toàn rõ ràng rằng chính phủ hiện tại, dưới một quyền thủ tướng, có thẩm quyền đúng với hiến pháp để hủy bỏ thỏa thuận thuộc ngành hành pháp cho phép quân đội Hoa Kỳ có mặt ở Iraq ngay từ đầu.

"Đây là sự khởi đầu của một cuộc đàm phán nhiều mặt - không phải là điểm kết thúc của nó", Thomas Warrick, một thành viên cao cấp tại Hội đồng Đại Tây Dương phát biểu.

Mặc dù thất vọng rõ ràng với Hoa Kỳ, nhưng theo một số nhà phân tích, cũng có những lý do để nghĩ rằng việc nhất trí trong bỏ phiếu rỏ ràng là ít hơn so với nó có vẻ. Nhiều thành viên trong số 328 thành viên của Nghị viện - chủ yếu là người Kurd và Sunni - đã không tham dự phiên họp và không bỏ phiếu. Kirsten Fontenrose, cựu quan chức chính sách cấp cao của Trung Đông tại Hội đồng An ninh Quốc gia của Trump, cho biết, các nhà lập pháp Shiite tham dự đã khuyến khích bỏ phiếu chống lại sự hiện diện của Hoa Kỳ .

"Cuộc bỏ phiếu phản ảnh tâm trạng của lãnh đạo Iraq, nhưng cần lưu ý rằng trong một cuộc bỏ phiếu mở như thế này, bất kỳ nhà lập pháp Shia nào muốn bỏ phiếu để giữ Hoa Kỳ ở lại Iraq, họ sẽ tự đặt mình vào nguy hiểm chết người", ông Font Fontenrose nói. "Một cuộc bỏ phiếu bí mật có thể mang lại một kết quả khác".

Michael Knights, một thành viên cao cấp tại Viện Washington, người chuyên về các vấn đề quân sự và an ninh của Iraq, đã chỉ ra trước cuộc bỏ phiếu rằng, quan tâm của Iraq trong việc giữ lại quân đội Mỹ và tiền bạc ở đó để chống lại ISIS, sẽ vượt xa các cân nhắc chính trị trong nước.

"Đó không phải là một tin tức truyền thông tốt, nhưng cuối cùng họ sẽ lúng túng mới làm được", Knights nói. Họ sẽ thảo luận một trò chơi hay. Họ sẽ cùng đưa ra một bản dự thảo trong Nghị viện [Nhưng] có rất nhiều cách để trì hoãn một điều luật ở Iraq đến nỗi tôi có cảm giác chúng ta sẽ thoát khỏi điều này".

Các nhà phân tích khác thấy mối đe dọa đối với sự hiện diện của Hoa Kỳ còn khủng khiếp hơn nhiều. Đối với những người khác, đó là cơ hội để Trump thực hiện lời hứa sẽ đưa quân đội Mỹ từ Trung Đông trở về nước - đặc biệt là bây giờ, khi họ gặp rủi ro. Bộ Ngoại giao hôm thứ Sáu đã đưa ra cảnh báo cho tất cả người Mỹ hãy rời khỏi đất nước Iraq.

"Ngay sau đó hoặc sớm hơn, người Iraq cần phải giải quyết vấn đề của chính họ", ông Benjamin Friedman, giám đốc chính sách của Defense Priority, một chuyên gia của nhóm tư vấn thiên về chủ nghĩa tự do, nhóm ủng hộ chống lại sự can thiệp của quân đội. "Họ biết điều đó và hầu hết người Mỹ đều đồng ý".

Trump và các đồng minh đã tìm cách đóng khung phản ứng của Iraq đối với cuộc tấn công như là một sự lựa chọn giữa Tehran và Washington, nhưng tình hình không phải là quá phân rỏ trắng đen đối với người Iraq. Cả Iran và Hoa Kỳ đã tham gia vào việc thành lập các chính phủ Iraq kể từ cuộc xâm lược vào năm 2001 dưới thời Tổng thống George W. Bush. Iraq và Iran có chung đường biên giới, có đa số người Shiite và có kẻ thù chung là ISIS . Dân quân được Iran hậu thuẫn là những nhân vật chủ chốt trong việc ngăn chặn Erbil và Baghdad rơi vào tay ISIS , và với sự ban phước của Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo quân đội Iraq đã tìm cách xếp các nhóm đó vào kiến ​​trúc an ninh chính thức của chính phủ quốc gia.

Knights và các nhà phân tích khác nói "Có lẽ rất có thể, sự hiện diện và nhiệm vụ của Hoa Kỳ tại Iraq sẽ trở nên hạn chế hơn rất nhiều. Liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo đã tạm dừng nhiệm vụ huấn luyện của mình vì "các cuộc tấn công bằng tên lửa liên tục trong hai tháng qua."

“ Điều này đã hạn chế khả năng của chúng ta trong việc đào tạo các đối tác và hỗ trợ các hoạt động của họ chống lại [ ISIS ],” liên minh cho biết trong một tuyên bố đưa ra ngay trước cuộc bỏ phiếu. "Do đó, chúng tôi đã tạm dừng các hoạt động này."

“Các nhánh chính ở Iraq là thứ có thể làm cho chương trình đào tạo của Mỹ ở đó không thể trụ lại được”, chuyên gia Iraq Kirk Sowell nói về cuộc tấn công của Mỹ vào đêm trước cuộc bỏ phiếu của quốc hội. Những chính trị gia chủ chốt thân thiện với Hoa Kỳ - như Mahdi và Tổng thống Iraq, Barham Salih - "hiện đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng trong nước", "và có thể không có quan điểm biện hộ cho lợi ích của Mỹ ngay cả khi họ muốn".

"Những chuyện tồi tệ nằm trong những chi tiết nhỏ" một thành viên cao cấp của Sáng kiến ​​Iraq của Hội đồng Đại Tây Dương, ông Anthony Pfaff nói. Chính phủ Iraq thường xuyên phân biệt giữa các lực lượng Hoa Kỳ tham gia vào các hoạt động chiến đấu, cố vấn với những người có liên quan đến hợp tác an ninh và bán hàng quân sự nước ngoài.

"Sau khi những phẫn nộ ban đầu giảm bớt, sẽ rất thú vị để xem liệu những người đó có còn lại hay không".

KATIE BO WILLIAMS...là phóng viên an ninh quốc gia cao cấp của Defense One, nơi cô viết về quốc phòng, chống khủng bố, NATO, vũ khí hạt nhân, v.v. Trước đây cô theo dõi về tình báo và an ninh mạng cho The Hill, bao gồm báo cáo chuyên sâu về các cuộc điều tra và quân sự của Nga.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.