Chung quanh hội trường : Các chuyên gia phản ứng đối với vụ giết chết viên chỉ huy Iran, Qassem Soleimani.

Madiha Afzal , Ranj Alaaldin , Daniel L. Byman , Ali Fathollah-Nejad , Jeffrey Feelman , Tanvi Madan , Suzanne Maloney , Michael E. O'Hanlon , Bruce Riedel , Shibley Telhami và Tamara Cofman Wittes….Thứ Sáu, ngày 3 tháng 1 năm 2020. Theo Brookings

Trần H Sa lược dịch.

Trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái được ủy quyền bởi Tổng thống Trump vào đầu ngày thứ Sáu, viên tư lệnh Iran, Thiếu tướng Qassem Soleimani, người chỉ huy Lực lượng Quds của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, đã bị giết tại Sân bay Quốc tế Baghdad. Dưới đây, các chuyên gia của Brookings cung cấp các phân tích ngắn gọn về tầm quan trọng mang tính bước ngoặt này đối với Trung Đông - bao gồm cả những ý nghĩa đối với quan hệ Mỹ-Iran, đối với vị thế tổng thể của Mỹ ở Trung Đông và hơn thế nữa.

_ Madiha AfzalMadiha Afzal ( @MadihaAfzal ), thành viên David M. Rubenstein trong Trung tâm an ninh và tình báo thế kỷ 21 và Trung tâm Chính sách Trung Đông:

Có gì đó làm cho tôi lo lắng là đã có bao nhiêu ý kiến được đưa vào quyết định này của chính quyền Trump - và mối liên hệ của cuộc tấn công với nó, là một năm tái tranh cử, nỗi ám ảnh của Trump với Barack Obama ( việc Obama giết Osama bin Laden vào năm 2011), việc đánh trống chiến tranh để thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Mỹ và đánh lạc hướng những rắc rối chính trị trong nước. Điều này không đòi hỏi một trí tưởng tượng đầy màu sắc : vào năm 2011, Trump liên tục nói rằng Obama sẽ gây chiến với Iran để được tái đắc cử. Obama rõ ràng đã không thế, sự khác biệt to lớn giữa cuộc tấn công này và quyết định mà Obama đã thực hiện vào năm 2011 là, cuộc đột kích bin Laden ở Pakistan, đã giết chết kẻ khủng bố nguy hiểm nhất thế giới và đã chặt đứt đầu tổ chức của Bin Laden. Và nó gây lúng túng cho đất nước mà anh ta trốn ở đó. Đó là một quyết định rõ ràng mà một tổng tư lệnh có thể đưa ra. Mặt khác, việc giết chết Soleimani rất lộn xộn, bởi vì - bị chửi rủa đúng như nhiều người đã ồn ào - Soleimani đại diện cho quân đội Iran, và Iran sẽ coi đây là một hành động chiến tranh. Và sẽ có một số hình thức trả thù. Cuối cùng, Trump có thể sẽ gây nguy hiểm tính mạng cho nhiều người Mỹ thông qua cuộc tấn công này chứ không phải ít hơn.

_ Ranj AlaaldinRanj Alaaldin ( @RanjAlaaldin ), thành viên không thường trực tại Trung tâm Brookings Doha và là Giám đốc Sáng kiến ​​các Cuộc chiến Ủy nhiệm :

Vụ ám sát Soleimani thể hiện sự thay đổi kiến ​​tạo trong chính sách của Mỹ ở Iraq. Sự phức tạp của chính trị Iraq, sự thất bại của quá trình tái thiết và quá trình xây dựng nhà nước ở quốc gia này, nói chung đặc biệt phù hợp với các nhóm dân quân Shia, vốn phát triển mạnh do sự mong manh của nhà nước và bối cảnh chính trị hỗn độn. Cam kết của Hoa Kỳ trong việc đánh bại các nhóm khủng bố như ISIS và cam kết của Mỹ nhằm phát triển các thể chế nhà nước ở Iraq đã khoan dung với các nhóm này, dựa trên ý tưởng rằng để giải phóng Iraq khỏi các tay chơi khủng bố thì việc sử dụng vũ lực sẽ có rất ít hiệu quả, và thay vào đó là các thể chế mạnh hơn và một quốc gia Iraq hoạt động với một quân đội được tôn trọng và chuyên nghiệp hóa, cuối cùng sẽ đàn áp các nhóm phá họai được ủy nhiệm bởi Iran.

Nhưng giờ trở thành, rõ ràng là Hoa Kỳ, dưới chính quyền hiện tại, không còn ham muốn sử dụng thời gian cùng những nguồn lực lớn hơn, và thực sự tính mạng của người Mỹ dành cho một dự án xây dựng nhà nước Iraq đã bộc lộ những kết quả rất hạn chế, bất chấp cả máu và tài sản có giá trị cao của Hoa Kỳ đã đầu tư trong những năm gần đây. Những tác động ngay lập tức của chính sách chủ động này, nhằm loại bỏ hoàn toàn các nhóm ủy nhiệm của Iran sẽ được cảm nhận ở Iraq trước bất cứ nơi nào khác, nơi mà chúng ta sẽ thấy sự củng cố quyền lực và ảnh hưởng của các tay chơi liên kết với Iran. Bây giờ khó có thể có bất kỳ triển vọng nghiêm túc nào để đạt được sự quản trị và cải cách tốt ở Iraq, và chúng ta có thể đang chứng kiến ​​sự kết thúc nền dân chủ mong manh của Iraq. Vụ ám sát Soleimani đại diện cho hồi chuông báo tử của phong trào cải cách do dân sự lãnh đạo mà đã kiểm soát được đất nước này trong những tháng gần đây.

_ Daniel BymanDaniel Byman ( @dbyman ), thành viên cao cấp của Trung tâm chính sách Trung Đông:

Như tôi viết chi tiết hơn ở nơi khác, việc giết chết Soleimani, người có thâm niên đứng đầu Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC-QF), có khả năng chứng minh một bước ngoặt trong quan hệ của Washington với Iraq và Iran; và sẽ ảnh hưởng đáng kể đến vị thế tổng thể của Hoa Kỳ ở Trung Đông. Sự thất bại có thể rất lớn, và phần lớn phụ thuộc vào việc Hoa Kỳ đã chuẩn bị tốt như thế nào, trước phản ứng của Iran và của nhiều nhóm ủy nhiệm của Iran ở Trung Đông.

Dựa trên hồ sơ của chính quyền Trump trong khu vực, có lý do để lo lắng.

Thật khó để phóng đại tầm ảnh hưởng của Soleimani. Bởi vì các lực lượng thông thường của Iran rất yếu, Tehran thường hoạt động thông qua các nhóm dân quân, các nhóm khủng bố và các nhóm ủy nhiệm khác để thúc đẩy lợi ích của họ ở nước ngoài. IRGC dẫn đầu trong nhiều hoạt động này. Ở Iraq và ở các quốc gia khác, nơi mà Iran đóng cả vai trò quân sự lẩn chính trị - chẵng hạn như Yemen, Lebanon, Syria, Afghanistan, cũng như với người Palestine - IRGC thường là tác nhân chính trong chính sách đối ngoại của Iran, hoặc ít nhất là một tiếng nói quan trọng.

Vào tháng Tư, chính quyền Trump đã có một bước đi bất thường khi chính thức chỉ định IRGC là một nhóm khủng bố mặc dù nó là một nhánh của nhà nước Iran, và do đó nó không phải là một tay chơi phi nhà nước, không giống như hầu hết các thực thể trong danh sách các tổ chức khủng bố của Hoa Kỳ.

Soleimani là kiến ​​trúc sư của nhiều vấn đề chính sách đối ngoại gây tranh cãi nhất của Iran, y và IRGC-QF chịu trách nhiệm về cái chết của nhiều người Mỹ.

Lực lượng Quds, có lẽ từ 10.000 đến 20.000 chiến binh trong tổ chức của mình, cung cấp huấn luyện, vũ khí, hướng dẫn tổ chức và hỗ trợ khác cho một loạt các nhóm thân Iran.

IRGC, với Lực lượng Quds đứng đầu, là người liên lạc chính của Iran với Hezbollah của Lebanon, tổ chức bán quân sự mạnh nhất ở Lebanon - và là tổ chức đã tấn công Israel và Mỹ theo lệnh của Iran. Lực lượng Quds cũng làm việc với các nhóm khủng bố Palestine như Hamas và Hồi giáo Jihad, trong số các tổ chức bất chính khác ở các quốc gia khác. Khi Hoa Kỳ đụng độ với lực lượng thân Iran ở Iraq, Lực lượng Quds đã trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều, chúng thiết lập cơ sở để sau năm 2005 hoạt động với những chất nổ tinh vi có thể xuyên thủng xe bọc thép của Mỹ, giết chết gần 200 người Mỹ .

Đã từng nắm quyền lực lượng Quds từ năm 1998, Soleimani đã xây dựng một mạng lưới quyền lực ở chính Iran và thông qua nhiều nhóm ủy nhiệm của IRGC. Y là biểu tượng cho sức mạnh, uy tín và tầm với của Iran.

_ Ali Fathollah-NejadAli Fathollah-Nejad ( @AFathollahNejad ), thành viên không thường trực tại Trung tâm Brookings Doha:

Thông qua việc tiêu diệt mục tiêu Soleimani, viên chỉ huy khét tiếng của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Quds của Iran, và là hiện thân của các chính sách khu vực của Cộng hòa Hồi giáo Iran - cùng với nhân vật quân đội chủ yếu của Iran ở Iraq, Abu-Mahdi Muhandis - Hoa Kỳ đã cắt bỏ một cách hiệu quả những chiếc cánh của chính sách bành trướng khu vực khá thành công của Iran. Lãnh đạo tối cao, trong lúc đó, bị buộc phải hạ mình : Lần đầu tiên, ông tham dự một cuộc họp (một trường hợp khẩn cấp vào thời điểm này) của Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao. Do đó, những người cầm quyền ở Cộng hòa Hồi giáo, vì những lý do dễ hiểu, đang ở trong tình trạng sốc.

Để Tehran giữ thể diện trước hoạt động kịch tính này của Mỹ, Iran đòi hỏi một số trả đũa khẩn cấp. Tuy nhiên, Tehran không có bất kỳ lựa chọn tốt nào - và nó biết điều đó. Một cuộc chiến toàn diện với Mỹ có thể gây nguy hiểm cho sự sống còn của chế độ, và sự leo thang ở Vịnh Ba Tư sẽ tước đi của Iran những gì còn lại từ thu nhập dầu đã bị suy giảm. Tuy nhiên, ở Iraq và Lebanon, Iran có thể có cơ hội trả thù. Trong mọi trường hợp, hộp Pandora (*) đã được mở.

Trong khi đó, hầu như là Soleimani được tôn sùng rộng rãi ở Iran như là một nhà điều hành thiên tài, việc anh ta bị giết là một nguyên nhân của lễ kỷ niệm trên đường phố Iraq và giữa những người Syria, nơi anh ta bị ghét bỏ như là một kiến ​​trúc sư trưởng vì đã mang đến cái chết và sự hủy diệt cho quê hương của họ.

_ Jeffrey FeelmanJeffrey Feelman , John C. Whitehead, Thành viên không thường trực tại Ngoại giao quốc tế:

Trong khi ít được chú ý vào thời điểm này, Soleimani đã có một vai trò như là một tay chơi khét tiếng, xuất hiện chớp nhoáng trong một báo cáo gây tranh cãi của Liên Hiệp Quốc vào tháng 12 - như y đã có trong các báo cáo trước đây. Vào ngày 10 tháng 12 năm 2019, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đã đệ trình lên Hội đồng Bảo an báo cáo thứ tám về việc thực thi Nghị quyết 2231 (2015) của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, quy định thỏa thuận hạt nhân Iran (Kế hoạch hành động toàn diện chung, hoặc JCPOA) và các biện pháp liên quan, thành luật quốc tế. Trước sự bất đồng của siêu cường, báo cáo đã đưa ra một cách cẩn thận chung quanh việc Mỹ rút khỏi JCPOA, vi phạm Nghị quyết 2231 về Iran và các vấn đề chung quanh các tên lửa đạn đạo. Cũng theo 2231, được nhất trí thông qua và đã thông qua Chương VII (tức là về quyền hạn thực thi) của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Hội đồng đã cấm Soleimani ra khỏi Iran với bật kỳ chuyến đi nào.

Với những bức ảnh tự sướng tự chứng tỏ mình có tội, được thực hiện trên chiến trường Syria và Iraq, và với những bài báo tâng bốc về vai trò của Soleimani trên các phương tiện truyền thông Iran, Syria và Iraq, mỗi báo cáo hàng năm về Nghị quyết 2231 đều ghi nhận sự vi phạm trắng trợn của Soleimani (nhưng không đáng ngạc nhiên) đối với lệnh cấm y ra khỏi Iran. Vào tháng 12, với đặc điểm ngôn ngữ quan liêu khô khan trong các báo cáo như vậy, Guterres đã cạnh khóe trỏ vào Iraq vì đã không thi hành lệnh cấm đó. Trong đoạn 14 của báo cáo tháng 12 của mình, Guterres đã lưu ý những điều sau: "Thông tin từ các cơ quan truyền thông của Iraq cho thấy Thiếu tướng Soleimani đã thực hiện việc đi lại không phù hợp với các quy định cấm đi lại trong nghị quyết. Tôi kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên thực hiện nghiêm túc các biện pháp hạn chế áp dụng đối với các cá nhân và thực thể trong danh sách được duy trì theo nghị quyết 2231". Một tài liệu tham khảo trực tiếp hơn theo đoạn 38: "Trong suốt thời gian báo cáo, thông tin nổi lên liên quan đến việc đi lại của Thiếu tướng Soleimani. Theo các phương tiện truyền thông của Iraq, ông đã đi du lịch nhiều lần tới Baghdad vào tháng 10 năm 2019. Ban thư ký đã yêu cầu làm rõ từ Phái bộ thường trực của Iraq, và tôi sẽ báo cáo với Hội đồng theo đúng hạn".

_ Tanvi MadanTanvi Madan ( @tanvi_madan ), Giám đốc Dự án Ấn Độ và thành viên cao cấp trong Dự án Trật tự quốc tế và Chiến lược:

Như tôi đã viết một cách chi tiết hơn ở những nơi khác , phản ứng của Ấn Độ đối với việc giết Soleimani đưa ra trong một tuyên bố được diễn tả một cách cẩn thận. Ấn Độ tỏ ra lo ngại nghiêm trọng về sự leo thang hơn nữa. Ấn độ có lợi ích quan trọng ở Trung Đông. Chỉ riêng trong khu vực vùng Vịnh, Ấn Độ có 8,5 triệu công dân. Khu vực này là một nguồn nhập khẩu dầu khí đáng kể của Ấn Độ (Ấn Độ nhập khẩu phần lớn lượng dầu mà nó tiêu thụ), cũng như là một nguồn đầu tư ngày càng tăng trong nền kinh tế Ấn Độ. Delhi cũng hy vọng rằng khu vực này sẽ đóng vai trò là tuyến đường quá cảnh tới Afghanistan và Trung Á, bao gồm cả cảng Chabahar của Iran mà Ấn đang giúp phát triển - và đã nhận được sự miễn trừ trừng phạt của Mỹ . Hơn nữa, các bên liên quan trong khu vực này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển liên quan đến Afghanistan và Pakistan, mà còn liên quan đến vấn đề chống khủng bố của Ấn Độ.

Bất kỳ sự leo thang nào giữa Mỹ và Iran cũng sẽ làm phức tạp các lợi ích của Ấn Độ. Delhi sẽ lo lắng về khả năng lan tỏa tiềm năng, không chỉ ở Trung Đông, mà còn ở những nơi khác (tùy thuộc vào bản chất của bất kỳ sự trả đũa nào từ Iran). Nếu tình hình xấu hơn nữa, nó cũng có thể có tác động đến tư thế công bằng của Ấn Độ đối với Iran và Hoa Kỳ, để bảo vệ những lợi ích này, Delhi đã tiến hành một sự thắt chặt trong việc cân bằng các mối quan hệ với Washington và Tehran (cũng như các nước khác như Ả Rập Saudi và Israel). Nhưng bất kỳ sự leo thang đáng kể nào cũng có thể khiến Ấn Độ chịu áp lực phải đưa ra lựa chọn mà họ không muốn đưa ra.

_ Suzanne MaloneySuzanne Maloney ( @MaloneySuzanne ), Phó Giám đốc chương trình Chính sách đối ngoại và là thành viên cao cấp tại Trung tâm Chính sách Trung Đông:

Như tôi đã viết trên tờ Washington Post hôm nay, cuộc chiến bóng tối kéo dài, thay đổi hình dạng giữa Hoa Kỳ và Cộng hòa Hồi giáo Iran đã có một bước ngoặt quan trọng với cái chết của Soleimani, một chỉ huy quân đội Iran khét tiếng và mang tính biểu tượng. Bằng cách giết chết kiến ​​trúc sư về ảnh hưởng mở rộng của Iran trên khắp Trung Đông, chính quyền Trump đã leo thang những căng thẳng ầm ỉ với Tehran, từ một cuộc tấn công kinh tế đến một hành động chiến tranh có khả năng gây ra một phản ứng dữ dội và nguy hiểm của Iran.

Lực lượng Quds và Lực lượng Bảo vệ Cách mạng có những chỉ huy dự bị giàu kinh nghiệm, những người có thể đảm nhận trách nhiệm của Soleimani, và sự thăng tiến nhanh chóng của phó tướng thâm niên của Soleimani, Esmail Qaani, nhằm thay thế ông ta, có nghĩa là sự củng cố việc tiếp tục kinh doanh vẫn như thường lệ. Sức chịu đựng của Cộng hòa Hồi giáo trong ba thập kỷ sau cái chết của người sáng lập có sức lôi cuốn, Ayatollah Ruhollah Khomeini, là một minh chứng cho sự cô lập của Iran chống lại sự phụ thuộc vào bất kỳ cá nhân nào.

Có rất ít bằng chứng cho thấy chính quyền Trump đã vạch ra một chiến lược để quản lý một cuộc đối đầu kéo dài, khó lường như vậy với Tehran. Cái chết của Soleimani đối với những gì đã thực sự trở thành sân nhà của ông ta ở Iraq thời hậu Saddam - cũng là một đối tác quan trọng của Iraq - và việc bắt giữ các nhà lãnh đạo của các dân quân thân Iran hùng mạnh nhất ở nước này, có ý nghĩa rất lớn đối với sự hiện diện của Mỹ ở đó. Cuộc tấn công cũng khiến chính phủ ở Baghdad, vốn đã bị suy nhược sau nhiều tháng chống tham nhũng và ảnh hưởng của Iran, rơi vào một vị trí thậm chí còn bấp bênh hơn. Có kế hoạch nào để quản lý những điều không mong muốn ở Iraq, ngoài lời kêu gọi vội vàng rằng người Mỹ hãy chạy trốn khỏi Iraq hay không?

Chính quyền Trump sẽ là khôn ngoan nếu tránh bất kỳ những vòng đua nào khó chiến thắng. Đơn giản là không có giải pháp dễ dàng nào đối với những thách thức do Iran đặt ra. Cái chết của Soleimani gần như chắc chắn sẽ làm suy giảm môi trường lợi ích của Mỹ và các đồng minh trong khu vực. Cả Trump lẩn Tehran đều không thực sự muốn có chiến tranh, nhưng mỗi bên đều tỏ ra không muốn hoặc không có khả năng vòng tránh một con đường, mà gần như sẽ kết thúc bằng một cuộc xung đột rộng lớn và tốn kém hơn nhiều.

_ Michael O'Hanlon headshotMichael O'Hanlon ( @MichaelEOHanlon ), thành viên cao cấp và là Giám đốc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Brookings:

Như tôi viết chi tiết hơn ở nơi khác, Tôi thấy khó có thể phản đối quyết định của chính quyền Trump nhắm mục tiêu và giết chết Soleimani. Trên thực tế, như các đồng nghiệp của tôi Dan Byman, Suzanne Maloney và Bruce Riedel ở trong số những người khác đã giải thích, Soleimani là nhà lãnh đạo quân sự quan trọng nhất ở Iran và có lẽ là nhà lãnh đạo mạnh thứ hai của Iran nói chung. Những âm mưu của Soleimani đã dẫn đến cái chết của hàng trăm lính Mỹ ở Iraq (kể từ khi lực lượng Quds rót các thiết bị tạo ra thuốc nổ và các công nghệ khác cho dân quân và quân nổi dậy đang chiến đấu với chúng ta trong suốt những năm 2000 và hơn thế nữa). Giết anh ta giống như bắn hạ máy bay của Đô đốc Nhật Bản Yamamoto trong Thế chiến II chứ không phải là tấn công một nhà lãnh đạo dân sự.

Iran thiếu sự kiềm chế trong việc giết chết người Mỹ, nói chung, cũng loại bỏ một lập luận lớn chống lại vụ ám sát, mang nhản chính trị - nỗi sợ hợp pháp hóa một hình thức tấn công mà sau đó sẽ được Iran sử dụng để chống lại đất nước hoặc công dân của chúng ta. Mặc dù rõ ràng có một nỗi sợ bị trả thù cao độ tại thời điểm này, nhưng đó là Soleimani, chứ không phải Mỹ, y đã vượt qua ngưỡng ám sát trước tiên và thường xuyên - tấn công người Mỹ (và những người khác) với sự buông thả. Y đã thành công, trước đó là các nhà lãnh đạo Iran, những người đã làm những việc tàn bạo không kém chống lại người Mỹ ở Beirut năm 1983 và tại Khobar Towers, Ả Rập Saudi vào năm 1996. Lịch sử của Mỹ đối với Iran được kiểm tra, chắc chắn, trong sự ủng hộ của chúng ta đối với Shah trước năm 1979, và trong sự hỗ trợ của chúng ta dành cho Saddam (đôi khi) trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq. Nhưng đặc biệt hơn 30 năm qua, chính Iran đã sử dụng vũ lực gây chết người chống lại chúng ta nhiều hơn là ngược lại. Và trong 22 năm qua, Soleimani là kẻ đầu têu bày mưu và chủ mưu trong phần lớn việc này. Trước các báo cáo tình báo đáng tin cậy rằng anh ta đang lên kế hoạch cho các cuộc tấn công bổ sung nhắm vào tài sản và nhân sự của Hoa Kỳ tại Iraq, và trước vai trò trung tâm của y trong nhiều năm qua với nhiều hành động tàn bạo tương tự, tôi không thể phản đối hành động này của Hoa Kỳ.

Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là bảo tồn, nếu có thể, mối quan hệ đối tác quân sự của Mỹ với Iraq. Nếu chúng ta bị ném ra khỏi Iraq bởi quốc hội nước đó vì hành động này, đó sẽ là một chiến thắng ròng cho Iran, vì sẽ không còn một thế lực nước ngoài nào cân bằng với thế lực tương tự ở Iraq. Nó cũng sẽ khiến Iraq dễ bị tổn thương hơn trước các cuộc tấn công giáo phái và / hoặc ISIS và al-Qaida. 5.000 quân của Mỹ đã đóng vai trò quan trọng trong đào tạo, cung cấp sức mạnh không quân, cung cấp thông tin tình báo và đóng vai trò là nhà môi giới chính trị trung thực nhất mà đã giúp người Iraq của các nhóm giáo phái khác nhau làm việc cùng nhau. Có lẽ đã quá muộn để cứu vãn vai trò của chúng ta và sự hiện diện của chúng ta ở Iraq. Nhưng chúng ta cần cố gắng. Trên hết, chúng ta nên sẵn sàng chấp nhận một số hạn chế trong tương lai đối với việc sử dụng vũ lực của Hoa Kỳ trong chính Iraq.

_ Bruce RiedelBruce Riedel , thành viên cao cấp của Trung tâm chính sách Trung Đông và Trung tâm tình báo và an ninh thế kỷ 21:

Ả Rập Saudi chắc chắn hài lòng khi thấy kẻ thù Iran mất kẻ chỉ huy hàng đầu và là chiến lược gia giỏi nhất. Soleimani đã tích cực hỗ trợ người Houthis chống lại vương quốc Ả Rập Xê Út và có lẽ đã đóng một vai trò then chốt trong cuộc tấn công vào tháng 9 năm ngoái, đã làm hư hại nghiêm trọng cơ sở dầu mỏ Abqaiq. Công khai, Saudis đã kêu gọi sự kiềm chế của tất cả các bên.

Bên trong cung điện hoàng gia, có mối quan tâm sâu sắc về những gì xảy ra tiếp theo: Iran sẽ trả đũa ở đâu, khi nào và như thế nào? Người Iran chắc chắn sẽ tìm kiếm sự nổi dậy từ sự hiện diện của người Mỹ ở Iraq. Nếu họ thành công, thì sự hiện diện của Saudi cũng không bền vững. Iran sẽ củng cố ảnh hưởng của mình trên biên giới phía bắc của vương quốc. Kuwait, Bahrain và Emirates sẽ tham gia với Saudis trong nỗi sợ hãi lo lắng.

Ở phía nam, Saudis đã giảm leo thang chiến tranh với người Houthis. Các cuộc không kích của Saudi đã dừng lại, và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa của Houthi cũng đã dừng lại. Bây giờ, Tehran có sẽ áp lực Houthis để thay đổi chiều hướng hay không ? Cuối tháng trước, người Houthis bất ngờ đe dọa một làn sóng tấn công mới tồi tệ hơn cuộc tấn công Abqaiq, vào Ả Rập Saudi và các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE).

Saudis cũng có một vấn đề nội bộ Shia . Họ nhớ rằng người Iran đứng sau vụ tấn công chết người năm 1995 vào các doanh trại Mỹ tại Tháp Khobar, hợp tác với người Shia của Saudi và Hezbollah. Đối với Riyadh, giống như phần còn lại của khu vực, đây là thời gian cho sự lo lắng cấp tính.

_ Headshot của Shibley TelhamiShibley Telhami ( @ShibleyTelhami ), thành viên cao cấp không cư trú tại Trung tâm chính sách Trung Đông:

Như một biên tập viên của Washington Post đưa nó vào việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Iraq, ngay cả trước cái chết của Soleimani, Tổng thống Trump "đã tự mình vướng vào mớ hỗn độn này bằng cách rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran, bất chấp các chứng nhận của Liên Hiệp Quốc về việc tuân thủ của Iran, và tiến hành chiến dịch trừng phạt lớn, đã làm tổn hại nền kinh tế Iran". Điều này đã đặt ra một tình huống không thể : Iran không đủ khả năng để chấp nhận cái giá chính quyền Iran bị "áp lực tối đa", và buộc phải tiếp tục gây nên tình trạng khó chịu đối với Hoa Kỳ. Và chính quyền Trump do đó sẽ cảm thấy phải đáp trả, nhưng chỉ hạn chế bởi dường như bản năng của Trump là tránh sự leo thang có thể dẫn đến khả năng chiến tranh với Iran. Thêm vào đó là các cố vấn diều hâu và các tay chơi khu vực, những kẽ không ngại leo thang với Iran, và mối quan tâm ngay từ đầu đã là một con dốc trơn trượt. Những gì có vẻ như đối với tổng thống (hoặc lãnh đạo Iran) là một phản ứng hạn chế đối với hành động của bên kia, lo ngại hành động của mình có thể trở nên nhiều hơn mà phía bên kia có thể chịu đựng, về mặt chiến lược hoặc chính trị, có thể gây ra sự leo thang nhanh chóng.

Không phải là Iran có khả năng chệch hướng để leo thang; đối đầu quân sự chính thức không phải là lợi ích của nó. Nhưng Soleimani đã trở thành bộ mặt của chính sách của Iran ở Syria, Iraq và Lebanon. Ông ta có những đồng minh trung thành, những kẻ có thể không hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của các nhà lãnh đạo Iran. Và chính các nhà lãnh đạo Iran - những người cảm thấy rằng họ đã có chiến tranh do cuộc chiến kinh tế đã diễn ra chống lại họ - cảm thấy bị đe dọa nhiều hơn với cái chết của một trong những vị tướng có ảnh hưởng nhất của họ - một biểu tượng của quyền lực khu vực của họ. Ngay cả sự ác cảm dường như kiên định của Trump đối với sự leo thang, có thể không đủ trong khoảng thời gian này. Và kể cả nếu như mà trong vòng 24 giờ được an toàn bởi sự kiềm chế phi thường của Trump, chính những mâu thuẫn được đưa ra bởi các hành động ban đầu của Trump đối với thỏa thuận hạt nhân Iran và các biện pháp trừng phạt mở rộng, cùng với những mâu thuẫn của chính Iran, bảo đảm sẽ có thêm khủng hoảng.

_ Tamara CofmanTamara Wittes ( @tcwittes ), thành viên cao cấp trong Trung tâm chính sách Trung Đông:

Chính quyền Trump có đúng để quyết định xóa sổ Soleimani hay không , việc xóa sổ Soleimani có đáng để mạo hiểm leo thang không? Tôi không biết - và có hai thông tin cụ thể tôi cần để giúp tôi quyết định.

Đầu tiên là những thông tin tình báo gì mà chính quyền phải chứng minh sự khẳng định của họ rằng, vụ ám sát đã ngăn chặn một cuộc tấn công sắp xảy ra. Soleimani đã tham gia nhắm mục tiêu vào nhân viên, cơ sở và lợi ích của Mỹ trong nhiều năm và các dân quân liên kết với Iran đã gửi tên lửa vào các căn cứ của Iraq mà người Mỹ đồn trú trong hơn một tháng. Vậy tại sao cần phải tự vệ cho sự sắp xảy ra tại thời điểm này, ở vị trí này? Trên cơ sở nào chính quyền đánh giá rằng việc giết Soleimani sẽ thực sự ngăn chặn một cuộc tấn công cụ thể? Thông tin này sẽ là vấn đề đối với chính phủ Iraq vì nó quyết định liệu họ có thể chấp nhận một cuộc tấn công trực diện như vậy vào chủ quyền của mình hay không. Nó sẽ là vấn đề với các đồng minh và đối tác Hoa Kỳ bỏ mặc bị đui mù, một lần nữa, bởi hành động của Mỹ. Và các thành viên của Quốc hội sẽ hỏi những câu hỏi này khi họ xem xét liệu có nên trao cho tổng thống bất kỳ thẩm quyền bổ sung nào nửa để sử dụng vũ lực chống lại Iran hay không. Yêu cầu tự vệ sắp xảy ra của tổng thống cho phép ông biện minh vụ ám sát này theo thẩm quyền Điều II vốn có của mình; nhưng nếu Mỹ và Iran bước vào vòng xoáy leo thang, không chắc rằng yêu sách đó sẽ không bị tra xét dài dài.

Thứ hai, và theo nhiều cách quan trọng hơn chưa biết là: Mục tiêu chiến lược của chính quyền trong cuộc đối đầu với Iran là gì? Chính quyền nghĩ gì về hiệu quả của vụ ám sát này, ngoài việc giải tỏa mối đe dọa ngay lập tức? Tại nhiều điểm khác nhau, chính quyền Trump đã đưa ra các mục tiêu to lớn khác nhau trong chiến dịch gây áp lực với Iran, bao gồm thay đổi chế độ, tác động vào các cuộc đàm phán mới và răn đe chống lại sự phá rối tiếp tục của Iran. Có phải chính quyền Trump nghĩ rằng cái chết của Soleimani sẽ xóa bỏ ​​khả năng viễn chinh của Iran trong khu vực? Liệu có tin nổi rằng sự mất mát của Soleimani sẽ lật đổ một chính phủ Iran đã suy yếu hay không ? Liệu có tin nổi rằng cú đánh tàn khốc này sẽ thuyết phục Iran yêu cầu hòa giải theo các điều khoản có lợi cho Washington hay không ? Hoặc, như một số người đã đề xuất, đòn này có nghĩa là một động thái chia tay của chính quyền Trump trước khi rút khỏi Iraq và Syria - nói một cách hiệu quả với Israel và các quốc gia Ả Rập : "Chúng tôi đã giết chết 'ông kẹ to lớn' của bạn, bây giờ chúng tôi ra khỏi đây".

Nếu không rõ ràng về các mục tiêu của Mỹ, sẽ rất khó để các đối tác trong khu vực và quốc tế hoạt động, ngoài việc be bờ chống lại một kịch bản tồi tệ nhất trong cuộc đối đầu rộng lớn hơn giữa Mỹ và Iran. Và không rõ ràng về các mục tiêu của Mỹ, người Iran sẽ có rất ít cân nhắc chống lại nhận thức bị đe dọa và mong muốn trả thù của họ.

_ Chú thích :

(*) Theo truyền thuyết, chiếc hộp Pandora là một chiếc hộp mà nàng Pandora – người phụ nữ đầu tiên đến thế giới loài người – đã được Zeus dặn kĩ rằng không được mở chiếc hộp đó ra. Nhưng với sự tò mò của mình, Pandora đã mở chiếc hộp ra và tất cả những gì trong chiếc hộp kì bí đó đã khiến cho tất cả những điều bất hạnh tràn ngập khắp thế gian: thiên tai, bệnh tật, chiến tranh… và chiếc hộp chỉ còn sót lại một chút “hy vọng” mang tên Pandora cho loài người để có thể tiếp tục sống.

 

 

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.