Hậu quả: sự sụp đổ của Bức tường Berlin - và bài học của nó cho Trung Quốc sau 30 năm.

Các nhà cai trị Trung Quốc đã tạo ra một cường quốc kinh tế được xây dựng dựa trên sự đàn áp. Tuy nhiên, các sự kiện của năm 1989 cho thấy nhà nước độc đảng sẽ thất bại.

Người Tây Berlin đang trèo lên Bức tường Berlin vào tháng 11 năm 1989/TOM STODDART

Tác giả Niall Ferguson, Ngày 3 tháng 11 năm 2019 Theo The Times

Trần H Sa lược dịch.

Ba mươi năm trước, tôi đã yêu - thành phố Berlin. Là một sinh viên nghèo người Anh, vừa tốt nghiệp được trả lương bằng những đồng bảng Anh ít ỏi chứ không được rủng rỉnh những đồng Mark Đức, tôi có thể sống ở đó với giá rẻ hơn ở Hamburg hoặc Munich, và vì vậy tôi đã dành mùa hè năm 1989 trong căn hộ của một người bạn ở Kurfürstenstr, phân chia thời gian của tôi giữa việc lưu trữ tài liệu và báo chí. Tây Berlin không chỉ rẻ tiền, nó còn rất vui. Nhưng điểm thu hút thực sự là thế giới song song của nó ; "chủ nghĩa xã hội thực sự tồn tại", ở ngay bên cạnh, phía bên kia bức tường.

Trong những ngày đó, theo thỏa thuận giữa bốn cường quốc chiến thắng trong Thế chiến thứ hai, một công dân Anh có thể đi du lịch khá tự do từ phía tây thành phố về phía đông và quay lại, mặc dù bạn đã phải trả tiền cho việc có được đặc quyền đó. Nhưng khi bạn lên tàu S-Bahn tại Friedrichstrasse ở phía đông Berlin để quay trở lại Tây Berlin, bạn sẽ là người duy nhất trên tàu. Nó là một cuộc hành trình kỳ lạ, cô độc đi ngang qua tòa nhà Reichstag bị đạn bắn. Tôi đã đọc đủ John le Carré để có được một sự hồi hộp không đáng có mỗi khi tôi thực hiện chuyến đi như vậy.

Và sau đó, vào mùa hè năm 1989, mọi thứ đã thay đổi. Đột nhiên tôi không còn là người duy nhất trên tàu hỏa. Trong thực tế, tôi đã bị bao quanh bởi người Hungary và người Ba Lan bởi vì chính phủ của họ đã, lần đầu tiên, cho người dân của họ tự do đi du lịch đến phương Tây. Tôi đã rất vui mừng về điều này, qua đó tôi đã viết một câu chuyện cho một trong những tờ báo của Anh, đề xuất tiêu đề: "Bức tường Berlin đang vỡ vụn".

Nếu họ xuất bản nó, tôi đã là một trong số ít những người bình luận tiên tri chính xác về sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. (Nostradamus thực sự là nhà báo người Mỹ James P O'Donnell, người đã xuất bản một bài báo trên tạp chí Đức, Das Best vào tháng 1 năm 1979, đã thấy trước chính xác sự sụp đổ của bức tường 10 năm sau đó, và thậm chí là đã bán các mẩu báo ấy như một món quà lưu niệm.) Nhưng phó tổng biên tập ở London nói rằng tôi đã nghe "một trong quá nhiều bài phát biểu của Ronald Reagan". Lời tiên tri của tôi đã bị vô hiệu hóa.

Tồi tệ hơn, khi bức tường sụp đổ, vào ngày 9 tháng 11 năm 1989, tôi trở lại Anh, lắng nghe trong nổi đau đớn khi người bạn cũ của tôi, Matt Frei, kể chuyện với đài phát thanh BBC về cuộc sống từ đường phố Berlin. Lịch sử đã được tạo ra, và tôi không chỉ bỏ lỡ việc dự đoán nó. Tôi đã bỏ lỡ việc chứng kiến ​​nó. Điều an ủi duy nhất là phía tôi - phía của Margaret Thatcher, Ronald Reagan và Giáo hoàng John Paul II - đã chiến thắng, và niềm vui chiến thắng sau chiến thắng, khi những kẻ thống trị sụp đổ, sớm vượt qua nỗi buồn bị bỏ lỡ cơ hội.

Theo lời của Francis Fukuyama, người đã thành công trong việc xuất bản một bài tiểu luận trước đó vào mùa hè năm 1989, "Cái gì là quan trọng. . . là tự do chính trị được theo sau tự do kinh tế, chậm chạp hơn nhiều người đã hy vọng nhưng dường như không thể tránh khỏi." Bằng vào sự ũng hộ Thatcher và Reagan khi còn là sinh viên, tôi thấy mình là một phần của nhóm thiểu số trẻ tuổi trong đảng bảo thủ Anh và là lớp người trẻ cổ hủ (trong số đó có một người là Boris Johnson….hiện đang là thủ tướng Anh, THS).

Chúng tôi đã lập luận rằng thị trường tự do và công dân tự do đi liền với nhau. Chúng tôi đã cổ vũ vào năm 1987 khi Reagan nói với người đồng cấp Nga, "ông Mr Gorbachev, hãy phá bỏ bức tường này." Và, chỉ hai năm sau bài phát biểu đó, chúng tôi đã được nhìn thấy là đúng.

Tất nhiên, bây giờ có một lập luận được đưa ra, rằng chúng tôi đã sai lầm như trẻ con hồi 1989. Trong khi chúng tôi vô tình tôn vinh sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Trung và Đông Âu, chúng tôi hoàn toàn đánh giá thấp tầm quan trọng ở sự tồn tại của nó tại Trung Quốc. Theo cách tập trung vào châu Âu của chúng tôi, chúng tôi chú ý nhiều hơn đến các sự kiện ở Timisoara chứ không chú ý nhiều đến những sự kiện ở Quảng trường Thiên An Môn, nơi mà chủ nghĩa cộng sản cho thấy khuôn mặt thô bạo thực sự của nó vào tháng Sáu.

Bây giờ, sau 30 năm, với sự mở rộng của EU và Nato - thậm chí là sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991 - dường như ít quan trọng hơn, về mặt lịch sử, so với sự trỗi dậy ngoạn mục của Trung Quốc sau năm 1989. Nhắc lại: năm 1989, tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc là 8.2% so với Mỹ. Hôm nay, theo IMF, nó là hai phần ba : 66,6%. So sánh theo sự khác biệt trong sức mua, nền kinh tế của Trung Quốc thực sự lớn hơn Mỹ và đã bắt đầu từ năm 2014. Liên Xô chưa bao giờ đạt được bất cứ điều gì gần với điều đó. Vào thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, vào giữa những năm 1970, quy mô nền kinh tế của Liên Xô chỉ bằng 44% của nước Mỹ.

Trong nhiều năm, chúng tôi đã nói với bản thân mình rằng, Trung Quốc cuối cùng sẽ chết trong vòng tay của phương Tây. Internet, chúng tôi mơ ước, sẽ làm điều đó. Nếu Trung Quốc cố gắng kiểm soát nó, nỗ lực đó sẽ gống như "lấy thạch xoa đóng vào một bức tường," theo câu nói nổi tiếng của Bill Clinton. Điều đó đã được chứng minh là rất sai. Chúng tôi cũng đã sai, khi chúng tôi nghĩ rằng các quốc gia được giải phóng ở Trung Âu sẽ biến thành người Tây Âu với thái độ biết ơn, gạt bỏ ký ức của họ về những trải nghiệm đau đớn trong 40 năm dưới chủ nghĩa cộng sản, và trở nên giống như chúng tôi. Điều đó đã không xảy ra - không phải ở Ba Lan, bất chấp thành công kinh tế trong 30 năm qua, và cũng không phải ở Hungary, nơi mà dưới thời Viktor Orban trở thành chàng trai dân túy xấu xa của Liên minh châu Âu.

Những người bạn mà trước đây tôi đã từng cùng hân hoan kỷ niệm các sự kiện năm 1989, giờ tỏ ra cay đắng vỡ mộng với sự phát triển ở Warsaw và Budapest. Những người khác hỏi tôi về những gì đã thực sự đạt được, với các đảng chính trị phổ biến nhất ở bang Thuringia thuộc Đông Đức cũ, dựa trên cuộc bầu cử cuối tuần trước, là Die Linke cực tả và Alternative für Deutschland cực hữu (AfD).

Tuy nhiên, cần có một số quan điểm. Trung Âu là một nơi tự do rộng lớn hơn, giàu có hơn và hạnh phúc hơn so với khi nó nằm dưới gót sắt của người Nga và những con rối của Nga. Nó cũng ít bị xảy ra phân mảnh chính trị và phân cực hơn so với thời kỳ cuối cùng của chính phủ dân chủ giữa các cuộc chiến tranh thế giới.

Quan trọng hơn, tôi đơn giản là không tin những người nói với chúng tôi rằng, ngày hôm nay Trung Quốc đang trong quá trình khôi phục chế độ toàn trị, không kể đến nền kinh tế kế hoạch, với sự giúp đỡ của công nghệ nhận dạng có dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo. Điều này chắc chắn là do hiểu sai bảy bài học chủ chốt của năm 1989.

  1. Đế chế Liên Xô không thể bị sụp đổ miễn là nó có khả năng phát triển. Khi sự trì trệ hình thành - khi tăng trưởng năng suất chuyển sang tiêu cực trong những năm 1970 - hệ thống bắt đầu mục nát.Từ năm 1973 đến 1990, tăng trưởng bình quân đầu người là âm. Khi Trung Quốc chậm lại, vì nhân khẩu học và những cơn gió chướng tài chính ra lệnh bắt nó phải như thế, Trung Quốc cũng sẽ có sự vỡ mộng phổ biến, giống như đã có trong khối Đông Âu cũ.
  2. Tăng trưởng có xu hướng tạo ra một tầng lớp trung lưu và tầng lớp trung lưu mong đợi nhiều hơn những khẩu hiệu rỗng tuếch của nhà nước, thận chí nó không mong đợi dân chủ. Với một vài ngoại lệ của người vô sản - Lech Wałesa là rõ ràng nhất - những người bất đồng chính kiến ​​đã lãnh đạo điều mà Timothy Garton Ash gọi là "sự cải tổ", một sự pha trộn của cải cách và cách mạng, là những trí thức tư sản : ví dụ, Vaclav Havel ở Tiệp Khắc, hoặc Bronislaw Geremek ở Ba Lan. Những người như vậy đang tồn tại ở Trung Quốc ngày nay - hãy nghĩ về nghệ sĩ Ngãi Vị Vị (Ai Weiwei) - và sự bất mãn sâu sắc của họ đối với nhà nước độc đảng, về cơ bản, là giống như các tiền thân của họ ở Trung Âu.
  3. Tham nhũng, kém hiệu quả và môi trường suy thoái là những đặc điểm vốn có của một nhà nước độc đảng không có luật pháp. Trong một hệ thống tham nhũng về bản chất, vốn không có trách nhiệm thực sự, thậm chí một chiến dịch chống tham nhũng lại trở nên tham nhũng. Những gì mà nhà kinh tế học Andrei Shleifer của Harvard gọi là "khéo tay chiếm đoạt" sẽ luôn chiếm đoạt. Khi đảng nằm trên luật pháp, nó sẽ có xu hướng vô luật pháp.
  4. Không có sự giám sát thực chất sẽ duy trì một nhà nước mất tính hợp pháp. Stasi, cơ quan tình báo nội vụ và hải ngoại của Cộng hoà Dân chủ Đức, không cần trí tuệ nhân tạo để biết khá nhiều thứ đang diễn ra ở Cộng hòa Dân chủ Đức: họ chỉ dựa vào một mạng lưới rộng lớn các gián điệp bán thời gian và những kẻ rình mò, mà người Orwell gọi là, "những người đồng nghiệp không chính thức." Nhưng biết những gì mà mọi người nói riêng tư với nhau trong nhà của họ, đã không cứu được hệ thống đó. Trái lại thì có.
  5. Trong một nhà nước giám sát, mọi người đều quen với việc nói dối. Nhưng khi mọi người nói dối, bạn sẽ gặp thảm họa như Chernobyl, vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 - hồi chuông báo tử của hệ thống Xô Viết - hay như công chúng liên hệ sự thất bại này dẫn đến sự sụp đổ của Bức tường Berlin : một cuộc họp báo bị xáo trộn bởi thành viên bộ chính trị Günter Schabowski, người đã đe dọa một cách thông minh rằng các chuyến đi nước ngoài sẽ "có thể có khả năng cho mọi người dân," bắt đầu ngay tức thì, ngay lập tức."

Một điểm mấu chốt trong cuốn sách tuyệt vời của Mary Elise Sarotte, "Sự sụp đổ", là : Sự mở cửa bất ngờ của bức tường Berlin là do sự thiếu tin tưởng trong giới chóp bu đảng và bộ máy an ninh đã ngăn chặn việc rút lại một cách hiệu quả trật tự định mệnh này, và khiến một sĩ quan chủ chốt của Stasi, Harald Jäger, tháo mở trạm kiểm soát quan trọng thay vì bắn vào đám đông đã tụ tập ở bức tường khi tin tức về tuyên bố của Schabowski đã lan rộng.

  1. Sức mạnh của Liên Xô bị phân mảnh ở ngoại vi trước tiên. Đó là lý do tại sao Hồng Kông, Tân Cương và Đài Loan là những khu vực quan trọng để xem ngày hôm nay, không phải Bắc Kinh. Bức tường Berlin sụp đổ như một phần của phản ứng dây chuyền bắt đầu ở Ba Lan vào mùa hè năm 1988 và lan sang Hungary rồi đến Leipzig (vị trí cốt yếu, có thể là Quảng trường Thiên An Môn của Đức) trước khi đến Berlin. Và sau Berlin, nó lan rộng hơn nữa: Sofia, Prague, Timisoara, Bucharest - sau đó đến Vilnius, nơi mà độc lập của Litva được tuyên bố vào tháng 3 năm 1990, và cuối cùng đến Moscow năm 1991. Một số quy trình tương tự, cuối cùng, sẽ hạ bệ bức tường lửa vĩ đại của Trung Quốc.
  2. Nhưng có một điểm cuối cùng được thực hiện. Ý kiến ​​học thuật (chưa bao giờ say mê Ronald Reagan) bây giờ cho rằng, bức tường Berlin sụp đổ vì những áp lực bên trong chứ không phải là những áp lực bên ngoài. Trong những lời nói của nhà bất đồng chính kiến ​​Đông Đức, bà Maryne Birthler, "trước tiên chúng tôi đã chiến đấu vì tự do của mình và sau đó, vì điều đó, bức tường đã sụp đổ."

Những lời chứng như vậy đã làm nảy sinh quan điểm rằng bài phát biểu năm 1987 của Reagan bằng cách nào đó không liên quan. Tôi thậm chí gần đây đã tranh cãi với một biên tập viên người Mỹ về điều này. Tôi đã đề cập trong một dự thảo "Chiến thắng của người Mỹ trước Liên Xô". Biên tập viên nói : "Đây là một điểm gây tranh cãi, vì hàm ý là nước Mỹ đã chiến thắng Chiến tranh Lạnh. Ít nhất chúng ta nên thừa nhận rằng khái niệm về một "chiến thắng" của người Mỹ đang được tranh cãi bởi các nhà sử học và tại sao."

Nhưng đây là một cách xét lại dẫn đến chổ vô lý. Nó ngụ ý rằng bằng cách nào đó các nhà bất đồng chính kiến ​​có thể đã thoát khỏi ách thống trị của Liên Xô, ngay cả khi Mỹ không áp dụng bất kỳ áp lực nào cả - ngay cả khi Nato đã không làm gì để đáp trả việc triển khai tên lửa SS-20 vào cuối những năm 1970 - ngay cả khi bài phát biểu năm 1987 của Ronald Reagan giả như đã bao gồm dòng chử, "ông Mr Gorbachev, hãy để nguyên bức tường này."

Tuy nhiên, thực tế là trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ và các đồng minh đã liên tiếp thực hiện những điều cơ bản mà đã giúp các nhà bất đồng chính kiến, cũng như khuyến khích những người thiếu can đảm sự tích cực chống lại các chế độ cộng sản, tuy nhiên chưa từng coi thường họ. Những thứ này bao gồm: phát sóng qua Đài Châu Âu Tự do và Đài Tự do, bắt đầu từ những năm 1940; khiến Liên Xô phải đăng ký vào danh sách các nước tôn trọng quyền con người, mà thực sự họ đã không tôn trọng Đạo luật Chung kết Helsinki năm 1975; và cung cấp cho công dân khối Warsaw càng nhiều cái nhìn càng tốt về cuộc sống tốt đẹp hơn đã được cung cấp ở phía bên kia của bức màn sắt. Như Garton Ash cho thấy, vào năm 1986, 244.000 người Đông Đức đã đến thăm Tây Đức mỗi năm. Họ sớm thấy sự khác biệt giữa một xe hơi Trabant và một xe hơi BMW.

Trong cuốn sách Civilization (2011), tôi đã đưa ra lập luận rằng năm 1989 là năm thiên về chủ nghĩa tiêu dùng nhiều hơn là về chủ nghĩa bảo thủ, lặp lại vở kịch tuyệt vời Rock'n'Roll của Sir Tom Stoppard. Bốn năm trước khi bức tường sụp đổ, nhà triết học cánh tả người Pháp và là cựu đồng đội của Che Guevara, Régis Debray, nhận xét: "Có nhiều sức mạnh trong nhạc rock, video, quần jean màu xanh, đồ ăn nhanh, mạng tin tức và truyền hình vệ tinh hơn là trong toàn bộ những thứ của Hồng quân."

Anh ấy đã đúng. Khi tôi đi từ Tây Berlin đến Đông Berlin trước những gì người Đức gọi là bước ngoặt - "điểm chuyển hướng" - sự khác biệt nổi bật nhất không phải là sự thiếu tự do (mất một ít thời gian để phân biệt). Đó là thiếu nhạc rock, video, quần jean xanh, đồ ăn nhanh, mạng tin tức và TV vệ tinh. Khi người dân Đông Berlin bình thường lần đầu tiên đi qua trạm kiểm soát Charlie hoặc đi qua cầu Glienicke vào năm 1989, họ không yêu cầu bản sao Hiến pháp tự do của Hayek. Họ yêu cầu Coca-Cola.

Đối với những người bất đồng chính kiến, đây là chiến thắng của tự do. Đối với đồng bào Đông Đức của họ, đó là chiến thắng của đồng tiền miễn phí, gặt hái được khi tiền tiết kiệm của họ được chuyển đổi từ đồng Mark độc quyền của Đông Đức chuyển thành đồng Mark Đức của Tây Đức trên cơ sở một đối một - không phải là món quà tầm thường từ trên trời rơi xuống. Hiệu ứng thứ hai sẽ mang lại cho toàn bộ nền kinh tế không cạnh tranh của Đông Đức trở nên rõ ràng ngay sau đó, thời điểm mà "Osisis" thông minh hơn đã di chuyển về phía tây. Chúng ta không nên ngạc nhiên rằng, sau 30 năm, cái chết của chủ nghĩa cộng sản Trung Âu đã làm phát sinh một vài sự thất vọng. Điều đáng ngạc nhiên hơn là có rất ít thảm họa đã xảy ra. Chỉ một trong những thiên đường của cựu công nhân - Nam Tư - rơi vào chiến tranh và thanh lọc sắc tộc. Không có cựu thành viên nào của Hiệp ước Warsaw đi đến chiến tranh với nhau. Mặc dù nó đã trở thành trào lưu để chế giễu tại "Kết thúc lịch sử" của Francis Fukuyama, nhưng thực tế ông ta đúng hơn là sai. Ngày nay, các xã hội thực sự không có tự do chỉ chiếm 35% dân số trên thế giới và 22% GDP toàn cầu. Nhưng trong các con số tỷ lệ đó, phần lớn (tương ứng, 19% và 16%) là ở Trung Quốc.

Liệu cuối cùng những người ở Bắc Kinh sẽ chứng minh Fukuyama là sai ? Bài học năm 1989 chắc chắn không đặt cược vào một chế độ, mà cốt lõi, vẫn dựa trên nhà nước độc đảng của Lenin và Stalin. Chính xác, 70 năm sau khi thành lập, nền cộng hòa nhân dân chắc chắn có hình dạng tốt hơn Liên Xô 70 năm sau cuộc cách mạng Bolshevik. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo của nó chắc chắn không lập lại những sai lầm của Liên Xô; do đó sẽ không có glasnost (chính sách công khai hóa và minh bạch hóa đến mức tối đa các hoạt động của những cơ quan nhà nước và tự do thông tin và ngôn luận ), không có minh bạch chính trị, ở Trung Quốc - thậm chí cũng không có ở Hồng Kông và hoàn toàn không có ở Đài Loan.

Tuy nhiên, hãy để tôi kết luận với một lời tiên tri khác (một điều mà tôi hy vọng sẽ biến nó thành bản in). Những ngày này tôi dành nhiều thời gian ở Bắc Kinh hơn là ở Berlin, và đây là điều tôi thấy trước. Hệ thống tín dụng xã hội, với công nghệ giám sát 24/7, sẽ không ngăn được Trung Quốc phải chịu chết, trong vòng 10 hoặc 20 năm tới, với sự kết hợp của một nền kinh tế đang chậm lại, một tầng lớp trung lưu đang nổi lên và nhiều kỳ vọng, một hệ thống chính trị tham nhũng thối nát kinh niên, một nền văn hóa bị phá hủy dần bởi sự đạo đức giả, và một sự phân mảnh đã bắt đầu ở ngoại vi.

Bức tường lửa vĩ đại của Trung Quốc đang sụp đổ. Và, như với Bức tường Berlin 30 năm trước, áp lực từ bên ngoài sẽ đẩy nhanh quá trình.

_ Niall Ferguson là thành viên cao cấp của Milbank Family tại Viện Hoover, Stanford.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.