Hoa Kỳ nên sợ một Trung Quốc loạng choạng.

Sự hung hăng của Bắc Kinh tiết lộ sự tuyệt vọng của nó.

Tập Cận Bình trong lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh, tháng 10 năm 2019
Yan Yan Xinhua / eyevine / Redux

Tác giả Michael Beckley Ngày 28 tháng 10 năm 2019 Theo Foreign Affairs

Trần H Sa lược dịch.

Câu chuyện địa chính trị xác định tính riêng biệt của thời đại chúng ta là cái chết chậm chạp của bá quyền Hoa Kỳ được thay bằng một Trung Quốc đang trỗi dậy. Những thứ báo hiệu cho sự đi lên của Bắc Kinh ở khắp mọi nơi. Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc trải rộng trên toàn cầu. Hải quân Trung Quốc tuần tra các tuyến đường biển quan trọng, trong khi nước này chậm rãi xâm chiếm Biển Đông. Và chính phủ của nó đàn áp bất đồng chính kiến ​​ở trong nước, đồng thời quản lý một số đông hăng hái tuyên truyền dân tộc chủ nghĩa.

Sự hung hăng vừa mới phát hiện của Bắc Kinh thoạt nhìn giống như dấu ấn của sức mạnh và tham vọng ngày càng tăng. Nhưng trên thực tế nó không là cái đinh gì cả. Các hành động của Trung Quốc phản ảnh sự lo lắng sâu sắc giữa các nhà lãnh đạo của đất nước, khi họ tranh cãi về sự suy thoái kinh tế kéo dài lần đầu tiên của đất nước họ trong một thế hệ, và có thể nhận ra là không có hồi kết. Điều kiện kinh tế của Trung Quốc đã dần xấu đi kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Tốc độ tăng trưởng của đất nước đã giảm một nửa và có khả năng sẽ giảm sâu hơn nữa trong những năm tới, vì nợ nần, bảo hộ nước ngoài, cạn kiệt tài nguyên và sự lão hóa nhanh chóng của dân chúng đang gây thiệt hại cho đất nước của họ.

Khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc sẽ làm cho nó trở thành một đối thủ kém cạnh tranh trong dài hạn, nhưng là mối đe dọa lớn hơn đối với Hoa Kỳ ở hiện tại. Trong quá khứ, khi các cường quốc đang nổi lên phải chịu những sự suy thoái như vậy, họ trở nên đàn áp hơn ở trong nước và hung hăng hơn ở nước ngoài. Trung Quốc dường như đang hướng xuống một con đường như vậy.

NHỮNG LÁ CỜ ĐỎ

Vào tháng 3 năm 2007, ở đỉnh điểm của sự bùng nổ kinh tế kéo dài từ nhiều năm trước, sau đó Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã có một cuộc họp báo gượng gạo ảm đạm. Mô hình tăng trưởng của Trung Quốc, Ôn cảnh báo, đã trở nên "không ổn định, không cân bằng, không điều hòa và không bền vững." Sự cảnh báo có thể thấy rõ : trong những năm kể từ đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chính thức của Trung Quốc đã giảm từ 15% xuống còn 6% - tốc độ chậm nhất trong 30 năm. Nền kinh tế của đất nước hiện đang trải qua giai đoạn giảm tốc dài nhất trong thời kỳ hậu Mao.

Tốc độ tăng trưởng sáu phần trăm vẫn có thể được coi là ngoạn mục. Ngược lại, hãy xem xét nền kinh tế Mỹ đã bị kẹt ở tỷ lệ khoảng hai phần trăm. Nhưng nhiều nhà kinh tế tin rằng tỷ lệ thực sự của Trung Quốc chỉ gần bằng một nửa con số chính thức. Hơn nữa, tăng trưởng GDP không nhất thiết chuyển thành sự giàu có lớn hơn. Nếu một quốc gia chi hàng tỷ đô la vào các dự án cơ sở hạ tầng, GDP của nó sẽ tăng lên. Nhưng nếu những dự án đó bao gồm những cây cầu không đi đến đâu, thì mức độ giàu có của đất nước sẽ không thay đổi hoặc thậm chí suy giảm. Để tích lũy của cải, một quốc gia cần gia tăng năng suất của nó - biện pháp này đã thực sự giảm ở Trung Quốc trong thập kỷ qua. Trên thực tế, tất cả sự tăng trưởng GDP của Trung Quốc là kết quả từ việc chính phủ bơm vốn vào nền kinh tế. Trừ số tiền bơm vào để kích thích của chính phủ, một số nhà kinh tế lập luận, nền kinh tế Trung Quốc có thể không tăng trưởng chút nào .

Các dấu hiệu tăng trưởng không hiệu quả rất dễ phát hiện. Trung Quốc đã xây dựng hơn 50 thành phố ma - những khu đô thị rộng lớn bao gồm các văn phòng, căn hộ, trung tâm thương mại và sân bay; tất cả đều trống rỗng. Trên toàn quốc, hơn 20 phần trăm nhà ở bị bỏ trống. Công suất dư thừa trong các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu là 30%: các nhà máy không hoạt động và hàng hóa thối rữa trong kho. Tổng thiệt hại từ tất cả các thứ bỏ không này rất khó tính toán, nhưng chính phủ Trung Quốc ước tính rằng nó đã phung phí ít nhất 6 nghìn tỷ đô la vào "đầu tư không hiệu quả", chỉ trong khoảng giữa năm 2009 và 2014. Nợ của Trung Quốc đã tăng gấp bốn lần kích thước tuyệt đối trong mười năm qua, và hiện đã vượt quá 300% GDP của nước này. Trong thời bình, không một quốc gia to lớn nào từng chất đống nợ quá nhiều quá nhanh như vậy.

Tệ hơn nữa, các tài sản mà một thời từng thúc đẩy nền kinh tế đi lên của Trung Quốc đang nhanh chóng chuyển thành tiền nợ. Trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, đất nước này rất thích mở rộng khả năng tiếp cận thị trường và công nghệ nước ngoài. Trung Quốc gần như tự cung cấp đủ lương thực, nước sinh hoạt và tài nguyên năng lượng, và nước này có tài sản nhân khẩu học lớn nhất trong lịch sử, với 8 người trong độ tuổi lao động trên 1 người già từ 65 tuổi trở lên. Bây giờ Trung Quốc đang mất quyền tiếp cận vào thị trường và công nghệ nước ngoài. Nước sinh hoạt đã trở nên khan hiếm, và đất nước này đang nhập khẩu nhiều lương thực và năng lượng hơn bất kỳ quốc gia nào khác, làm suy giảm nguồn lực tự nhiên của chính họ. Do chính sách một con, Trung Quốc sắp trải qua thời kỳ khủng hoảng lão hóa tồi tệ nhất trong lịch sử, bởi vì nó sẽ mất 200 triệu công nhân và là người tiêu dùng trẻ tuổi, nhận lại 300 triệu người cao niên trong khoảng ba thập niên. Bất kỳ quốc gia nào đã tích lũy nợ, mất năng suất hoặc bị lảo hóa ở bất cứ thứ gì gần với mức sinh hoạt hiện tại của Trung Quốc, nó phải mất ít nhất một thập kỷ với mức tăng trưởng kinh tế gần như bằng không. Trung Quốc sẽ xử lý thời kỳ khủng hoảng sắp tới như thế nào?

Nhà ở đang được xây dựng ở tây bắc Trung Quốc, tháng 5 năm 2011
David Gray / Reuters

CHÚNG TA HÃY XEM ĐIỀU NÀY TRƯỚC.

Khi các cường quốc đang phát triển nhanh chóng bị hết hơi kinh tế, họ thường không ủ rũ. Thay vào đó, họ trở nên cáu kỉnh và hung dữ. Sự tăng trưởng nhanh chóng đã thúc đẩy tham vọng của họ, nâng cao kỳ vọng ở công dân của họ, và ức hiếp các đối thủ của họ. Đột nhiên, sự trì trệ làm tan vỡ những tham vọng và kỳ vọng đó, và cho kẻ thù cơ hội để tấn công thình lình. Sợ bất ổn, các nhà lãnh đạo đàn áp bất đồng chính kiến ​​trong nước. Họ luống cuống tìm cách khôi phục sự tăng trưởng ổn định, và ngăn chặn sự phản đối ở nội bộ và tình trạng cá lớn nuốt cá bé của nước ngoài. Sự mở rộng mang đến một cơ hội như vậy - một cơ hội để tìm kiếm nguồn của cải mới, tập hợp quốc gia xung quanh chế độ cầm quyền và tránh các thế lực đối thủ.

Tiền lệ lịch sử thì rất phong phú. Trong 150 năm qua, gần một chục cường quốc đã trải qua sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, sau đó là sự suy thoái kéo dài. Không ai chấp nhận cái mới bình thường lặng lẽ. Tăng trưởng của Hoa Kỳ đã giảm mạnh vào cuối thế kỷ XIX, và Washington đã phản ứng bằng cách đàn áp mạnh mẽ các cuộc đình công của giới lao động trong nước, trong khi bơm đầu tư và xuất khẩu vào Mỹ Latinh và Đông Á, thôn tính lãnh thổ ở đó và xây dựng một lực lượng hải quân khổng lồ để bảo vệ các tài sản xa xôi của Mỹ. Nga cũng vậy, đã có một sự suy giảm vào cuối thế kỷ XIX. Sa hoàng đã đáp trả bằng cách củng cố quyền lực của mình, xây dựng tuyến đường sắt xuyên Siberia và chiếm các phần của Hàn Quốc và Mãn Châu. Nhật Bản và Đức đã phải chịu những khủng hoảng kinh tế trong những năm giữa thế chiến : cả hai nước đã chuyển sang chế độ độc đoán và đi đến nổi loạn, chiếm đoạt tài nguyên và đập phá các đối thủ nước ngoài. Pháp đã bùng nổ vào thời hậu chiến, xì xèo vào những năm 1970 : chính phủ Pháp sau đó đã cố gắng khôi phục lại phạm vi ảnh hưởng kinh tế của mình ở châu Phi, khai triển 14.000 binh sĩ ở các thuộc địa cũ và lao vào hàng chục cuộc can thiệp quân sự ở đó trong hai thập niên tiếp theo. Gần đây là năm 2009, giá dầu thế giới sụp đổ, dẫn đến một sự đình trệ ở Nga, khiến Nga gây áp lực buộc các nước láng giềng tham gia một khối thương mại khu vực. Vài năm sau, chiến dịch cưỡng chế đó đã khuyến khích cuộc cách mạng Maidan của Ukraine, và sự sáp nhập Crimea của Nga.

Sau đó, câu hỏi không phải là liệu một cường quốc đang lên gặp khó khăn sẽ mở rộng ra nước ngoài hay không ? mà là hình thức mở rộng đó sẽ diễn ra như thế nào ? Câu trả lời một phần phụ thuộc vào cấu trúc của nền kinh tế toàn cầu. Mở cửa ra thị trường nước ngoài như thế nào ? Các tuyến thương mại quốc tế an toàn ra sao ? Nếu hoàn cảnh cho phép, một cường quốc suy thoái có thể trẻ hóa nền kinh tế của nó thông qua đầu tư và thương mại hòa bình, như Nhật Bản đã cố gắng thực hiện sau khi phép màu kinh tế thời hậu chiến kết thúc vào những năm 1970. Tuy nhiên, nếu con đường đó bị đóng lại, thì quốc gia đang nghi vấn có thể phải thúc đẩy cách thức xâm nhập vào thị trường nước ngoài hoặc bảo đảm các nguồn lực quan trọng bằng sức mạnh - như Nhật Bản đã làm trong những năm 1930. Nền kinh tế toàn cầu ngày nay cởi mở hơn so với các thời đại trước, nhưng sự gia tăng toàn cầu trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ và chiến tranh thương mại, với Hoa Kỳ ngày càng đe dọa sự tiếp cận các nguồn lực và thị trường nước ngoài của Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo ngại, với lý do chính đáng, rằng thời đại siêu toàn cầu hóa qua đó cho phép sự trỗi dậy của đất nước họ đã kết thúc.

Cấu trúc của nền kinh tế nội bộ của một quốc gia sẽ tiếp tục định hình phản ứng của nó đối với sự suy thoái. Chính phủ Trung Quốc sở hữu nhiều công ty lớn của đất nước, và những công ty đó ảnh hưởng đáng kể đến nhà nước. Vì lý do này, chính phủ sẽ đi đến chổ bảo vệ các công ty khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài, và giúp họ chinh phục thị trường nước ngoài khi lợi nhuận trong nước cạn kiệt. Một nền kinh tế do nhà nước lãnh đạo như Trung Quốc khó có thể tự do hóa trong thời kỳ suy thoái. Làm như vậy sẽ yêu cầu loại bỏ trợ cấp và bảo vệ cho các công ty được nhà nước ưa chuộng, cải cách có nguy cơ thúc đẩy sự gia tăng các vụ phá sản, thất nghiệp và phẫn nộ của công chúng. Tự do hóa cũng có thể phá vỡ các mạng lưới tư bản thân hữu ( nhóm lợi ích) mà chế độ phụ thuộc vào để tồn tại. Thay vào đó, các chế độ như Trung Quốc thường dùng đến sự bành trướng của chủ nghĩa trọng thương, sử dụng tiền bạc và cơ bắp để tạo lợi thế cho mình tại các vùng đặc quyền kinh tế ở nước ngoài, và chuyển hướng sự tức giận của công chúng đến kẻ thù nước ngoài. Những nước bành trướng hung hăng nhất trong tất cả các xu hướng là các quốc gia tư bản độc tài, trong đó Trung Quốc rõ ràng là một ví dụ điển hình.

KHÓ KHĂN PHÍA TRƯỚC

Hành vi gần đây của Trung Quốc là một phản ứng trong sách giáo khoa đối với sự bất an kinh tế. Trở lại những năm 1990 và những năm đầu của thế kỷ này, khi nền kinh tế của đất nước đang bùng nổ, Trung Quốc đã nới lỏng các biện pháp kiểm soát chính trị và tuyên bố với thế giới "sự trỗi dậy hòa bình" của họ, vốn do bị bận rộn thông qua hội nhập kinh tế và quan hệ ngoại giao thân thiện. So sánh với tình hình hiện nay : các cuộc biểu tình của giới lao động đang gia tăng, giới tinh hoa đã ồ ạt chuyển tiền và con em ra khỏi đất nước, và chính phủ đã đặt ra ngoài vòng pháp luật các báo cáo tin tức kinh tế tiêu cực. Chủ tịch Tập Cận Bình đã có nhiều bài phát biểu nội bộ cảnh báo các đảng viên về khả năng sụp đổ theo kiểu Xô Viết. Chính phủ đã tăng gấp đôi chi tiêu cho an ninh nội bộ trong thập niên qua, tạo ra các hệ thống tuyên truyền, kiểm duyệt và giám sát tiên tiến nhất trong lịch sử. Nó đã giam giữ một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại giam và tập trung quyền lực trong tay một nhà độc tài suốt đời. Tuyên truyền của nhà nước đổ lỗi những thất bại, như sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 2015 và các cuộc biểu tình ở Hồng Kông năm 2019, cho sự can thiệp của phương Tây. Đây không phải là hành động của một siêu cường tự tin.

Trung Quốc đã phóng đi sức mạnh của mình ra nước ngoài trong suốt thời kỳ hỗn loạn này - tăng gấp ba lần đầu tư trực tiếp nước ngoài và cho vay nước ngoài trong một nỗ lực đầy tham vọng, nhằm bảo đảm thị trường và nguồn lực cho các công ty Trung Quốc. Bắc Kinh cũng đã ra ngoài trên lãnh vực quân sự, tung ra tàu chiến trong thập kỷ qua nhiều hơn toàn bộ lực lượng hải quân Anh nắm giữ, và tràn ngập các tuyến đường biển quan trọng ở châu Á với hàng trăm tàu và máy bay của chính phủ. Nó đã xây dựng các tiền đồn quân sự trên khắp Biển Đông và thường xuyên dùng đến các biện pháp trừng phạt, đâm va tàu ​​và đánh chặn trên không trong các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.

Nếu tăng trưởng của Trung Quốc chậm hơn nữa trong những năm tới, như rất có thể, chính phủ Trung Quốc có thể sẽ tăng gấp đôi sự đàn áp và xâm lược so với trong thập kỷ qua. Khi các nhà lãnh đạo của đất nước không thể dựa vào sự tăng trưởng nhanh chóng để củng cố tính hợp pháp trong nước và tầm quốc tế, họ sẽ háo hức nhiều hơn để đè bẹp bất đồng chính kiến, đánh bóng thành tích dân tộc chủ nghĩa của họ và thúc đẩy nền kinh tế bằng mọi cách cần thiết. Hơn nữa, các nhóm lợi ích mạnh mẽ - nhất là các doanh nghiệp nhà nước và các dịch vụ quân sự và an ninh - đã phát triển lợi ích được nhà nước ban cho trong việc duy trì chiến lược hiện tại của Trung Quốc, đang rót tiền vào kho bạc của họ. Kết quả là, chính phủ sẽ đấu tranh để tự thoát khỏi những vướng mắc nước ngoài ngay cả khi họ muốn có quan hệ với nước ngoài.

HÀNH ĐỘNG CÂN BẰNG CỦA WASHINGTON.

Mối nguy hiểm cho Hoa Kỳ và đồng minh là rõ ràng. Hoạt động gián điệp rầm rộ, chủ nghĩa bảo hộ, Internet bị chia cắt, đụng độ hải quân ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, và một cuộc chiến tranh ở Đài Loan chỉ là những rủi ro rõ ràng hơn, mà một Trung Quốc tuyệt vọng và thất bại sẽ gây ra. Tài năng chính trị của Mỹ sẽ cần phải ngăn chặn những rủi ro này mà không khiến Trung Quốc đả kích trong quá trình này. Để đạt được điều đó, Washington sẽ phải ngăn chặn sự xâm lược của người Trung Quốc, làm dịu sự bất an của Trung Quốc, và bảo vệ Hoa Kỳ khỏi bị đánh trả, Mỹ nên răn đe và trấn an thất bại. Sự căng thẳng vốn có giữa các mục tiêu này sẽ khiến nhiệm vụ trở nên rất khó khăn.

Một số sáng kiến ​​có thể giúp đạt được sự cân bằng hợp lý. Ví dụ, thay vì ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc bằng cách chạy thuyền hải quân ngang qua bờ biển của Trung Quốc, khiêu khích mà dễ bị tổn thương, Washington có thể triển khai các thiết bị phóng tên lửa chống hạm và tên lửa đất đối không trên bờ biển của đồng minh. Nếu Hoa Kỳ tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - và cũng mời Trung Quốc tham gia - thì Bắc Kinh cũng sẽ có động lực và phương tiện để giảm bớt các hoạt động xuyên tạc thương mại, mà không phải chiến đấu một cuộc chiến tranh thương mại theo kiểu những năm 1930. Trung Quốc có thể từ chối lời đề nghị, nhưng sau đó, hiệp ước ít nhất sẽ tăng cường cam kết của các bên ký kết đối với dòng chảy tự do của hàng hóa, tiền bạc và dữ liệu. Làm như vậy, nó sẽ hạn chế sự lan rộng của các chính sách trọng thương và độc đoán kỹ thuật số của Trung Quốc. Hoa Kỳ có thể bổ sung lập trường này bằng cách đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu khoa học và điều tra các công ty và nhà đầu tư cụ thể của Trung Quốc, như vậy có thể duy trì ưu thế công nghệ mà không cấm đầu tư và nhập cư của Trung Quốc vào Hoa Kỳ. Những động thái này sẽ không loại bỏ nguyên nhân gốc rễ sự kình địch giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng chúng sẽ bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ trong khi tránh được một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng.

Có lẽ trong một vài thập kỷ, sức mạnh của Trung Quốc sẽ dần dần êm dịu. Tuy nhiên, bây giờ là một thời điểm nguy hiểm tối đa, bởi vì Trung Quốc quá yếu để cảm thấy an toàn hoặc hài lòng với vị trí của mình trong trật tự thế giới, nhưng đủ mạnh để phá hủy nó. Khi phép màu kinh tế của Trung Quốc chấm dứt, và Giấc mơ Trung Hoa được mời chào của Xi biến mất, Hoa Kỳ phải ngăn chặn sự bùng nổ của Trung Quốc bằng sự pha trộn cẩn thận của răn đe, trấn an và hạn chế thiệt hại. So với việc chuẩn bị cho một trận chiến của toàn xã hội chống lại một siêu cường đang trỗi dậy, nhiệm vụ này có vẻ không gây được thích thú. Nhưng nó sẽ thông minh hơn - và cuối cùng hiệu quả hơn.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.