Nguồn gốc bí mật của mối quan hệ Hoa Kỳ-Kurd giải thích thảm họa hôm nay.

Những mầm mống của việc Washington bỏ rơi người Kurd có dây mơ rể má đến một tài liệu mật được viết vào những năm 1970 bởi Henry Kissinger.

Hoàng thân Mohammad Reza Pahlavi của Iran gặp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger tại Zurich vào tháng 2 năm 1975. James Andanson / Sygma qua Getty Images

Bryan R. Gibson | Ngày 14 tháng 10 năm 2019, Theo Foreign Policy

Trần H Sa lược dịch.

Vào ngày 30 tháng 6 năm 1972, hai người đàn ông người Kurd không có gì nổi trội, Idris Barzani và Mahmoud Othman, đến trụ sở ngổn ngang của CIA, ở Langley, Virginia, và được dẫn vào văn phòng của vị giám đốc huyền thoại của cơ quan, Richard Helms. Họ đã thảo luận về một sự thay đổi gây ấn tượng sâu sắc trong chính sách của Hoa Kỳ. Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Richard Nixon, với tư cách cá nhân đã ủy quyền cho Helms bày tỏ sự cảm thông của người Mỹ đối với hoàn cảnh của người Kurd, và bảo đảm với họ về việc ông ta "sẵn sàng xem xét yêu cầu hỗ trợ của họ". Hơn một thập kỷ, người Kurd đã chiến đấu chống lại Chính phủ Iraq và đã đưa ra vô số lời cầu xin sự giúp đỡ của Mỹ nhưng không có kết quả. Helms lúc bấy giờ tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã thay đổi quyết định. Ông không đề cập đến chuyện nó sẽ sớm thay đổi một lần nữa.

Lịch sử lâu dài về việc người Mỹ ruồng bỏ người Kurd được hầu hết các nhà quan sát hiểu rõ. Điều mà hầu như đã bị lãng quên, là sự phản bội cuối cùng như vậy hoàn toàn có thể dự đoán được theo cách hai bên đến với nhau ngay từ đầu. Thật vậy, sẽ không thể hiểu được quyết định của Tổng thống Donald Trump, ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành chiến tranh ở Syria chống lại người Kurd đồng minh của Hoa Kỳ, mà không hiểu về nguồn gốc không được kể lại một cách rộng rãi về mối quan hệ Hoa Kỳ-Kurd.

Lùi lại lịch sử vào năm 1920, khi người Kurd, nhóm dân tộc lớn nhất thế giới không có nhà nước riêng, được hứa tự trị trong Hiệp ước Sèvres. Nhưng hai cường quốc thời đó, Anh và Pháp, đã bội ước vào năm 1923 và cắt nhỏ lãnh thổ của người Kurd thành các vùng thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq và Syria ngày nay. Người Kurd nổi dậy chống lại sự phản bội này và bị nghiền nát bởi những người thực dân mới từ Anh, Pháp, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Sau nhiều thập kỷ tương đối im ắng, người Kurd đã cố gắng một lần nữa giành lại quyền tự trị trong bối cảnh hậu cách mạng Iraq vào năm 1958, ở đó chứng kiến chế độ quân chủ Hashemite bị lật đổ.

Sau khi chiến tranh bùng nổ ở lãnh thổ người Kurd thuộc Iraq vào tháng 9 năm 1961, chính phủ Hoa Kỳ đã áp dụng chính sách không can thiệp. Mục tiêu hàng đầu trong chính sách Hoa Kỳ lúc bấy giờ là duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Baghdad, và luôn có sự nghi ngờ dai dẳng rằng thủ lĩnh phiến quân người Kurd, Mustafa Barzani, là một đặc vụ cộng sản, do việc ông ta bị lưu đày 11 năm ở Liên Xô từ năm 1947 đến 1958.

Tuy nhiên, hai đồng minh thân cận của Mỹ trong khu vực - Israel và Iran - đã nhanh chóng kết luận rằng người Kurd ở Iraq là những đồng minh về ý thức hệ và chiến lược, những người có thể được lợi dụng để cầm chân chế độ dân tộc Ả Rập cực đoan ở Baghdad - và quân đội to lớn của nó - bị trói chặt. Bắt đầu từ giữa năm 1962, Hoàng đế của Iran đã ra lệnh cho cơ quan tình báo của mình, SAVAK, giúp tài trợ cho lực lượng nổi dậy người Kurd ở miền bắc Iraq để phá hoại sự ổn định của chế độ ở Baghdad. Người Israel tham gia sự can thiệp do Iran lãnh đạo vào năm 1964, sau khi Thủ tướng David Ben-Gurion công nhận người Kurd là một đồng minh chiến lược chống lại chế độ Ả Rập cực đoan ở Baghdad. Trong thập kỷ tiếp theo, chiến lược của Iran và Israel rất đơn giản: Miễn sao người Kurd đặt ra mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu cho Baghdad, quân đội Iraq không thể được triển khai sức mạnh để chống lại Israel trong trường hợp chiến tranh hoặc đe dọa tham vọng của Iran ở vùng Vịnh Ba Tư. Điều này đã được đền đáp vào năm 1967, khi Iraq không thể triển khai lực lượng trong cuộc chiến tranh Liên Ả Rập chống lại Israel, và trong cuộc chiến năm 1973 có nguồn gốc từ cuộc chiến năm 1967, khi Iraq chỉ có thể tập trung được một sư đoàn bọc thép duy nhất vì 80% quân đội của họ bị trói chặt miền bắc Iraq.

Người Mỹ đã chậm hơn với việc đi lòng vòng. Từ giữa những năm 1960, cả người Iran và người Israel đã tìm cách thuyết phục Nhà Trắng xem xét lại chính sách không can thiệp của Mỹ ; người Kurd ở Iraq cũng vậy, họ thường xuyên gặp gỡ các nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ. Họ luôn được chào đón bằng một lời từ chối lịch sự nhưng cương quyết.

Điều này đã thay đổi vào tháng 7 năm 1968 khi Đảng Baath - có người lãnh đạo là Saddam Hussein trẻ tuổi - nắm quyền lực và tự thiết lập vững chắc lực lượng chính trị thống trị bên trong Iraq trong 35 năm tiếp theo. Vào tháng 3 năm 1970, Saddam kết luận rằng cuộc chiến chống lại người Kurd ở đất nước của mình, là một nỗ lực lãng phí và đích thân đi đến phía bắc gặp gở Barzani. Saddam đồng ý với mọi yêu cầu, qua đó tập trung vào quyền tự trị của người Kurd bên trong một Iraq thống nhất, nhưng ngụ ý rằng chương trình sẽ không được thực hiện cho đến năm 1974. Về cơ bản, hiệp định tháng ba đã mua thời gian cho cả hai bên. Saddam đã có thể củng cố quyền lực, và Barzani đã có thể có được một đồng minh mới đầy quyền lực - Hoa Kỳ.

Tiếp theo sau Hiệp định tháng 3, Saddam đã kéo Iraq vững chắc vào vòng tay Liên Xô. Vào tháng 12 năm 1971, Iraq ký một thỏa thuận vũ khí với Moscow, và vào tháng 4/1972, nó đã ký một Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Liên xô. Tháng sau đó, Nixon đến thăm Tehran khi trở về từ hội nghị thượng đỉnh thành công ở Moscow, ở đó ông đã thu xếp để có được tình trạng lắng dịu với Liên Xô. Trong chuyến thăm của ông, Hoàng đế Iran đã ép Nixon hỗ trợ người Kurd gây bất ổn cho Iraq.

Sau khi xem xét cẩn thận các rủi ro, chính quyền Nixon kết luận rằng mối đe dọa của Liên Xô-Iraq đối với lợi ích phương Tây là đủ quan trọng để biện minh cho việc giúp đỡ người Kurd. Sau khi Nixon bật đèn xanh, hoạt động của người Kurd đã biến dạng ở văn phòng Nhà Trắng của Kissinger. Từ tháng 8 năm 1972 đến cuối năm 1974, khi cuộc chiến trong chiến tranh Iraq-Kurd được tiếp tục, chính quyền Nixon thường xuyên tham khảo ý kiến ​​của người Iran, người Israel và người Kurd về cách chuẩn bị cho họ một cuộc đối đầu không thể tránh khỏi với Baghdad. Điều này có nghĩa là dự trữ vũ khí và huấn luyện các chiến binh người Kurd về các kỹ thuật chiến tranh hiện đại - tất cả mọi thứ trong khi mối quan hệ giữa người Kurd và Baghdad xấu đi nhanh chóng.

Đầu năm 1974, Saddam đã vi phạm các điều khoản của hiệp định tháng 3 và đơn phương áp đặt một phiên bản tự trị yếu hơn cho người Kurd. Barzani đã đáp lại bằng cách tới Iran, nơi ông gặp nhà vua và trưởng phái bộ CIA, để yêu cầu Hoa Kỳ ủng hộ kế hoạch thành lập một chính phủ Ả Rập-Kurd ở Iraq, và sẽ tuyên bố đó là chính phủ hợp pháp duy nhất của Iraq. Như Kissinger viết trong hồi ký năm 1999, "Những năm đổi mới", yêu cầu của Barzani đã kích hoạt một cơn lũ thông tin giữa các quan chức Hoa Kỳ tập trung vào hai câu hỏi : liệu Hoa Kỳ có ủng hộ tuyên bố tự trị đơn phương hay không và Hoa Kỳ sẵn sàng hổ trợ cho người Kurd ở mức độ nào. Đặc biệt, CIA, đã cảnh báo chống lại sự gia tăng hỗ trợ của Hoa Kỳ.

Nhưng Kissinger đã bác bỏ sự thận trọng của giám đốc CIA, William Colby, bằng văn bản, sự miễn cưỡng tuân theo Kissinger của Colby là thiếu thực tế, như sự nhiệt tình của Barzani. Cuối cùng, Nixon quyết định tăng cường hỗ trợ của Hoa Kỳ cho người Kurd, bao gồm việc cung cấp 900.000 pound vũ khí do Liên Xô sản xuất mà CIA đã dự trữ và một khoản trợ cấp tị nạn tổng trị giá 1 triệu đô la. Vào tháng 4 năm 1974, Kissinger đã gửi các đơn đặt hàng của Nixon đến Đại sứ Hoa Kỳ ở Tehran. Bức điện này rất quan trọng vì nó đưa ra một tuyên bố cô đọng về lợi ích của người Mỹ đối với người Kurd. Ông đã viết, các mục tiêu, là :
_ (a) cung cấp cho người Kurd khả năng duy trì một cơ sở hợp lý để đàm phán công nhận quyền của Chính phủ Baghdad;
_ (b) kềm giữ chính phủ Iraq bị trói buộc;
_ (c) nhưng không chia cắt Iraq vĩnh viễn; vì một khu vực người Kurd độc lập sẽ không có hiệu quả kinh tế đồng thời Mỹ và Iran không quan tâm đến việc đóng cửa mối quan hệ tốt với Iraq dưới sự lãnh đạo ôn hòa.

Rõ ràng rằng sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho một chính phủ người Kurd trên cơ sở lâu dài là không thể bởi vì nó không thể giấu giếm và có những lo ngại sâu sắc bên trong chính phủ Hoa Kỳ về khả năng tồn tại một quốc gia người Kurd, không đề cập đến lo ngại riêng của nhà vua Iran về độc lập của người Kurd, trước dân tộc thiểu số người Kurd to lớn ở Iran. Điểm này đã được truyền đạt đến người Kurd khi bắt đầu mối quan hệ của họ với Hoa Kỳ và được nhắc lại trong suốt hoạt động của người Kurd.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.