Nixon và Trump: Chính trị luận tội.

George Friedman -Ngày 8 tháng 10 năm 2019 Theo Geopolitical Futures

Trần H Sa lược dịch.

Quá trình tiến triển của hệ thống chính trị Mỹ chắc chắn có tác động đến hệ thống toàn cầu. Nếu Hoa Kỳ chuyển hướng ngay cả ở các vấn đề nhỏ, cũng có những hậu quả khu vực. Các sự kiện chính trị rất khó dự đoán, nhưng các biến số chính của quá trình có thể được xác định bằng cách so sánh quá trình tiến triển hiện tại với một sự kiện tương tự gần trước đó. Ý định của tôi là kiểm tra so sánh cuộc điều tra luận tội hiện tại đối với Tổng thống Donald Trump, với cuộc điều tra luận tội mà đã buộc Richard Nixon phải từ chức. Đó là một nỗ lực để xác định những gì là quan trọng và những gì là không quan trọng trong quá trình luận tội, chứ không phải là nêu lên kết quả có tiềm năng giống nhau được kích hoạt bởi các sự kiện giả định.

Vụ bê bối Watergate.

Nixon đã từ chức tổng thống vào tháng 8 năm 1974. Những cuộn băng ghi âm cuộc thảo luận của ông về các vụ đột nhập tại trụ sở Đảng Dân chủ tại tòa nhà Watergate được phát hành vào ngày 5 tháng 8, và bốn ngày sau đó ông đã từ chức. Cho đến thời điểm đó, một bộ phận cử tri đáng kể tiếp tục ủng hộ Nixon. Ông đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1972 bằng cách đánh bại George McGovern, người ứng cử trên nền tảng phản chiến. Nền tảng đó được nhiều người coi là hỗ trợ cho cái mà lúc đó được gọi là "phản văn hóa", cái được coi như là một cuộc tấn công có hệ thống của một nhóm không đáng kể vào các giá trị của tầng lớp trung lưu Mỹ. Nixon định vị bản thân mình là người phát ngôn cho "đa số thầm lặng", giới được coi là thành phần cốt lõi thờ ơ với chính trị của xã hội Mỹ và các giá trị Mỹ.

Nixon không chỉ đơn giản là chạy đua với McGovern hoặc phản văn hóa. Ông ta đã chống lại giới truyền thông, điều mà ông ấy thấy là có thái độ thù địch với ông ta trước cuộc bầu cử đầu tiên (1968), thù địch với chiến tranh ở Việt Nam ngay từ đầu, và không muốn ca ngợi Nixon vì những sáng kiến ​​chính sách đối ngoại của ông ta (bao gồm cả việc mở cửa cho Trung Quốc và lắng dịu với Liên Xô) và sự đấu tranh cho các giá trị trung lưu Mỹ của ông. Nhìn lại các cuộc họp báo của Nixon, sự thù địch và khinh miệt của các phóng viên là có thể cảm nhận được, cũng như sự thủ thế tức giận của Nixon.

Vụ bê bối Watergate bắt đầu vào tháng 8 năm 1972 và phát triển với cường độ ngày càng tăng trong hai năm. Đã có nhiều cuộc thảo luận về luận tội hoặc cáo trạng hình sự đối với tổng thống, nhưng điều này là không thể. Một phần cử tri đáng kể ủng hộ ông ấy, coi vụ bê bối là thứ gì đó được sản xuất bởi những kẻ thù chính trị và giới truyền thông. Thật thú vị, mặc dù Nixon chiến thắng long trời lở đất, nhưng cả hai viện của Quốc hội đều bị đảng Dân chủ kiểm soát, những người tổ chức các phiên điều trần về vụ Watergate vào mùa hè năm 1974.

Đảng Dân chủ hiểu rằng trong khi họ có thể luận tội tổng thống tại Hạ viện, họ không có nơi nào gần với 2/3 đa số cần thiết để kết án tại Thượng viện. Trước những giận dữ từ cả hai phía, đảng Dân chủ đã miễn cưỡng đưa ra một cuộc bỏ phiếu luận tội ở Hạ viện khi biết rằng việc kết án là không thể. Nó sẽ được coi là một cử chỉ chính trị quá đáng và vô dụng. Ngoài ra, thứ nữa là họ không thể xét xử ông ta với cùng một lối tấn công tương tự. Tương tự như vậy, các thượng nghị sĩ không muốn Hạ viện đặt họ vào vị thế tổ chức bỏ phiếu mà có thể thất bại. Vì cả hai viện đều được kiểm soát bởi cùng một đảng, nên họ đều lo lắng như nhau.

Sau đó, vấn đề đối với đảng Dân chủ, là sự chia rẽ sâu sắc trong nước. Theo các cuộc thăm dò, phần lớn cử tri đã tỏ ra thù địch với Nixon, nhưng ông vẫn giữ đủ sự ủng hộ - trong phạm vi 40 phần trăm - để ngăn chặn đảng Dân chủ quản lý trong các quận thân cận (và nhiều nơi đã đóng cửa vào năm 1974). Vì luận tội là một vấn đề chính trị chứ không phải là một quá trình tư pháp, một nhóm cử tri thiểu số mạnh mẽ đã coi đó như là một mong muốn để đảo ngược thất bại của McGovern. Thật vậy, số cử tri phản đối Nixon về mặt chính trị lớn hơn số cử tri muốn luận tội ông ta. Nguy cơ chính trị từ việc xa lánh của những cử tri đó là quá lớn.

Cuộc tranh luận có thể đã diễn ra vô thời hạn nhưng vì sự xuất hiện của một "bằng chứng hiển nhiên", một chút bằng chứng để kết luận rằng ngay cả những người ủng hộ đảng Cộng hòa của Nixon, cũng không thể đổ thừa cho sự thao túng của đảng Dân chủ hay truyền thông. Bằng chứng hiển nhiên là sự tiết lộ rằng Nixon đã ghi âm nhiều cuộc trò chuyện tại văn phòng của ông ta, và trong số đó bao gồm cả cuộc trò chuyện về Watergate. Hạ viện và Thượng viện yêu cầu các cuộn băng, nhưng Nixon từ chối giao nộp chúng. Chỉ mỗi việc đó bắt đầu làm xói mòn sự ủng hộ chính trị của Nixon trên lý thuyết rằng ông ta sẽ chỉ giấu các cuộn băng nếu chúng có hại cho ông ta.

Sau khi các tòa án ra lệnh giao nộp các cuộn băng, người ta phát hiện ra rằng một trong số chúng đã bị xóa trong khi những đoạn băng khác ngụ ý rõ ràng Nixon có biết về việc giấu giếm hoặc tự ra lệnh đột nhập. Tâm trạng trong những người ủng hộ đảng Cộng hòa của ông và tại Thượng viện thay đổi sau đó. Một nhóm thượng nghị sĩ cao cấp nói với Nixon rằng ông sẽ bị Thượng viện kết án nếu được bỏ phiếu và thuyết phục ông từ chức.

Chìa khóa của sự kiện này ít liên quan đến các thành viên của Quốc hội. Nó có mọi thứ để liên quan đến các cử tri đảng Cộng hòa, những người đã bị thuyết phục rằng, cho dù các cuộc tấn công vào Nixon đã được thực hiện vì lý do chính trị, thì ông cũng đã phạm tội và phải bị loại bỏ. Bằng chứng hiển nhiên đã đưa họ đến đó (và sự phẫn nộ của đảng Cộng hòa đối với giới truyền thông và đảng Dân chủ cũng không kém gì ngày nay). Vì vậy, bất chấp sự ghét bỏ đối với kẻ thù của Nixon, đã có một sự hoang mang thay đổi trong những người ủng hộ ông, cái không bao giờ diễn ra trong cuộc luận tội Clinton. Trong cuộc luận tội Clinton, các cử tri Dân chủ đã đồng ý rằng đã không từng có một bằng chứng hiển nhiên để cần phải bị kết án, và do đó Thượng viện tìm thấy Bill Clinton không có tội.

Chẳng phải Hạ viện mà cũng không phải Thượng viện nắm quyền loại bỏ Nixon khỏi chức vụ. Cũng không phải những người coi thường ông ta. Sức mạnh đó được nắm giữ bởi những người ủng hộ Nixon, những người đại diện cho một thiểu số đáng kể vào năm 1974, qua đó có thể ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử tiểu bang và địa phương. Tiêu chuẩn loại bỏ của họ cao hơn nhiều so với những người khác, và nếu không có bằng chứng hiển nhiên, vụ bê bối có thể sẽ kéo dài vô tận. Nhưng đã có một bằng chứng hiển nhiên, một thứ đã xé tan ảo tưởng về Nixon. Nhưng những người ủng hộ Nixon không bao giờ tha thứ cho đảng Dân chủ vì đã cố gắng làm cho Nixon sụp đổ trước khi họ có một bằng chứng hiển nhiên, và trong 12 năm sau thời Jimmy Carter, đảng Cộng hòa thống trị chức vụ tổng thống.

Vụ Ukraine.

Hoa Kỳ ngày nay đang ở một điểm tương tự như nơi nó đứng vào năm 1974. Đất nước bị chia thành hai phe, xa lánh nhau như là trung lưu Mỹ và phản văn hóa. Đảng Dân chủ đang trở thành đảng chính trị của nền văn hóa hiện tại, và đảng Cộng hòa là đảng tìm cách giữ lại các giá trị trong quá khứ. Trump có sự ủng hộ của một thiểu số cử tri, vẫn đại diện cho một bộ phận cử tri quan trọng. Ông và những người ủng hộ ông nắm giữ các phương tiện truyền thông chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng chính trị, và các phương tiện truyền thông đang mạnh mẽ dàn trận chống lại Trump. Sự giận dữ ở cả hai phía đang ở mức cực đoan. Những người phản đối và những người ủng hộ tổng thống không chỉ tin chắc một cách lạ thường các quan điểm của họ, mà quan trọng hơn là ít liên lạc với nhau. Cả hai nhóm đại diện cho số rất đông người thù địch, nhiều như trong cuộc khủng hoảng Nixon.

Nhưng điều quan trọng cần ghi nhớ là sự phản đối luận tội lớn hơn cơ sở hỗ trợ của chính Trump. Đây là thực tế quan trọng nhất sẽ quyết định tiến trình tương lai của cuộc tranh luận này. Giống như đảng Cộng hòa năm 1974 yêu cầu một bằng chứng hiển nhiên để hỗ trợ luận tội, hệ thống ngày nay cũng như vậy.

Câu hỏi đặt ra là liệu vụ Ukraine có bằng chứng hiển nhiên đó hay không. Đã có nhiều cáo buộc chống lại Trump được cho là có bằng chứng hiển nhiên - nhưng hóa ra không phải vậy. Cuối cùng, công chúng, chứ không phải các chính trị gia, sẽ quyết định bằng chứng hiển nhiên thực sự là cái gì. Và nếu một bằng chứng hiển nhiên được tìm thấy, tâm trạng công chúng sẽ thay đổi để hỗ trợ luận tội. Nó sẽ cắt giảm sự hỗ trợ cho Trump vào những năm 20 hoặc ít hơn. Điều đó sẽ thay đổi quá trình ra quyết định của các chính trị gia ở cả hai đảng. Những gì xảy ra với Nixon đã có ở nhiều vị tiền nhiệm, nhưng phải đến khi các cuộn băng được phát hành, nhiệm kỳ tổng thống của ông mới bị sụp đổ. Cũng có nhiều điềm báo trước với Trump, nhưng không có điều nào đủ sức thuyết phục để khiến các cử tri thay đổi đáng kể. Và như năm 1974, không phải các cử tri Dân chủ quyết định mà là những người Cộng hòa. Chính sự thay đổi của họ đã đem lại tự do cho các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa để thay đổi quan điểm của họ, và bảo đảm cho việc loại bỏ Nixon khỏi văn phòng. Ngày nay, đảng Dân chủ có các vị thế cố định, và họ không thể loại bỏ Trump khỏi văn phòng. Chỉ những người Cộng hòa mới có thể, và cử tri của họ không bị thuyết phục phải luận tội.

Có hai điều mà quá trình luận tội Nixon và Trump có điểm chung. Thứ nhất là sự chia rẻ xã hội trong cả hai sự kiện là sâu sắc. Thứ hai là trong một vài năm trước khi Nixon kết thúc, và trước thời điểm này đối với Trump, đã có những cuộc tấn công liên tục khẳng định luận tội, qua đó làm cho phe Nixon bị xa lánh và tiếp thêm sinh lực cho kẻ thù của ông ta. Quá trình đó đã nâng tầm cho sự kết tội, bởi vì nó làm cho bằng chứng hiển nhiên trở nên cần thiết. Vì vậy, nhiều lời buộc tội đã phát sinh, tất cả trong số đó cuối cùng không đi đến đâu, mà bằng chứng không thể chối cải - các băng ghi âm - đã trở nên cần thiết.

Về tuyên bố hiện tại chống lại Trump - rằng ông đã cố gắng thuyết phục chính phủ Ukraine điều tra Joe Biden - ý kiến ​​của tôi hoặc bất kỳ ai trong số các bạn, thực sự thì không quan trọng. Điều quan trọng là liệu lời buộc tội này có phá vỡ chổ dựa hỗ trợ của ông ta hay không, khiến ông ta chỉ còn một số ít người ủng hộ. Trong thời kỳ Nixon, sự cạn kiệt bằng chứng đã được khắc phục bằng các cuộn băng ghi âm. Vấn đề bây giờ là liệu có thứ gì đó sẽ lộ ra mà có thể khắc phục tình trạng cạn kiệt bằng chứng ở trường hợp này hay không. Nếu hỗ trợ chính trị của Trump vẫn như cũ, ông sẽ không bị kết án. Hầu hết đều hiểu rằng luận tội và kết án là một quá trình chính trị, không phải thuộc tòa án, nhưng nhiều người không thấy rằng, điều này không có nghĩa là những gì sẽ xảy ra thì do các chính trị gia quyết định. Các chính trị gia muốn được tái đắc cử, vì vậy cuối cùng, điều thích hợp trong một nền cộng hòa, người dân sẽ quyết định vấn đề này. Họ sẽ quyết định nếu Ukraine có một bằng chứng hiển nhiên.

_ Tiến sĩ George Friedman là một nhà dự báo địa chính trị được quốc tế công nhận, một chiến lược gia về các vấn đề quốc tế và là người sáng lập đồng thời là chủ tịch của Geopolitical Futures.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.