Nước cờ cuối của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria.

Erdogan muốn gì ?

Một đoàn xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, tháng 10 năm 2019
Mehmet Ali Dag / Ihlas News Agency / Reuters

Gonul Tol Ngày 9 tháng 10 năm 2019 Theo Foreign Affairs

Trần H Sa lược dịch.

Trong một thông báo làm choáng váng hôm Chủ nhật, chính quyền Trump đã gật đầu trước một cuộc tấn công bất ngờ của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào vùng đông bắc Syria, một hoạt động sẽ kéo theo các cuộc đụng độ với người Kurd, đồng minh của Washington trong khu vực. Quân đội Hoa Kỳ, có khoảng 1.000 binh sĩ ở Syria, sẽ "không hỗ trợ hay tham gia vào chiến dịch này". Tuy nhiên, Nhà Trắng cho biết họ sẽ triệt thoái các lực lượng Mỹ đóng quân gần biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ để dọn đường cho quân đội của Ankara.

Đối mặt với một phản ứng dữ dội ngay cả trong những người Cộng hòa, Trump dường như lùi lại vào thứ Hai. Nhưng các đơn vị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã sẵn sàng ở biên giới Syria, và những lời hô hào của Washington dường như không thể khiến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan không bật đèn xanh cho họ. Điều này là do chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là một hành động về địa chính trị - đối với Erdogan, cuộc chiến còn tác động đến sự sống còn chính trị của ông ta.

Trên thực tế, chính sách Syria của Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều năm đã bật lên tham vọng của Erdogan là nhằm củng cố sự cai trị độc đoán của ông ở Thổ. Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ phiến quân Hồi giáo chống lại Damascus, khi làm như vậy đã củng cố uy tín trên mặt tôn giáo của Erdogan tại nhà. Sau khi sự ủng hộ trong cuộc bầu cử bị suy giảm, buộc Erdogan phải hợp tác với một đảng đối lập chống người Kurd, sự chú ý của ông ta chuyển sang chiến đấu với lực lượng người Kurd hoạt động ở Syria. Mục tiêu đó vẫn còn cho đến ngày nay, nhưng nó đang dần bị lu mờ dần, bởi một mối quan tâm thậm chí còn cấp bách hơn : tống khứ hàng triệu người tị nạn Syria đã tìm đường đến Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm qua, nơi mà hiện nay họ trở thành gánh nặng cho Erdogan. Giải quyết những vấn đề này còn lâu mới được bảo đảm bằng một sự xâm nhập quân sự to lớn như thế. Nhưng Erdogan quyết tâm thử.

TẤT CẢ CHÍNH SÁCH Ở THỔ NHĨ KỲ.

Cuốn sách tiêu khiển của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria đã thay đổi đáng kể từ khi cuộc nội chiến nổ ra vào năm 2011. Erdogan nuôi tham vọng tại nhà vào mùa xuân năm đó, khi người dân lần đầu tiên tràn xuống đường phố Damascus để phản đối chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Phe đối lập thế tục rơi vào khủng hoảng, và Erdogan đã bắt đầu thực hiện một chương trình Hồi giáo hóa hệ thống giáo dục của đất nước. Cuộc xung đột xuyên biên giới ở Syria đã cho Erdogan một cơ hội để mở rộng chương trình nghị sự của mình ra bên ngoài. Trong vài tháng, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ rơi Assad - trước đây là một đối tác thân thiết - và bắt đầu vũ trang cho quân nổi dậy Hồi giáo đang chiến đấu chống lại Damascus. Thổ Nhĩ Kỳ sớm trở thành một trung tâm cho phe đối lập lưu vong của Syria và là một hành lang ổn định cho dòng chiến binh thánh chiến nước ngoài tiến vào Syria. Cuối cùng, Ankara đã nhắm mắt làm ngơ ngay cả với các thành viên của Nhà nước Hồi giáo (hay ISIS), những kẻ lén lút vào ra Thổ Nhĩ Kỳ và đôi khi tìm cách điều trị y tế ở đó. Trong suốt thời kỳ ấy, Thổ Nhĩ Kỳ đã mở cửa biên giới cho hàng triệu người tị nạn chạy trốn khỏi cuộc chiến và xây dựng các trại rộng lớn để tiếp đón những người mới đến. Cử chỉ này tốn kém nhưng về mặt đạo đức, Erdogan lập luận - một hành động của lòng từ bi và sự đoàn kết của người Sunni khi đối mặt với sự tàn bạo của chế độ Assad. Câu chuyện đó đánh đúng vào tình cảm công chúng, và sự phản đối đối với dòng người tị nạn vẫn tương đối im lặng. Cả thảy, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp đón 3,6 triệu người tị nạn Syria.

Tuy nhiên, cuộc chiến đấu ở Syria, không chỉ có quân nổi dậy Hồi giáo mà còn có một số dân quân người Kurd. Đối với Erdogan, đây là tin xấu. Vào năm 2015, Đảng Công lý và Phát triển của ông đã bị mất đa số ở nghị viện lần đầu tiên sau hơn một thập niên, do một phần thành công ngoài mong đợi của một đảng đại diện cho nhóm thiểu số người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ, thành phần mà trong nhiều thập kỷ đã chiến đấu với cuộc nổi dậy với mức độ thấp ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Để giữ vững quyền lực, Erdogan đã liên minh với một đảng đối lập cực hữu nổi tiếng với sự phản đối mạnh mẽ đối với chủ nghĩa dân tộc của người Kurd. Quá trình hòa bình kéo dài nhiều năm của chính phủ với các chiến binh người Kurd ở phía đông nam đã kết thúc đột ngột.

Các ưu tiên của Erdogan ở Syria đã thay đổi theo. Giờ đây, Ankara quyết tâm ngăn cản những nỗ lực của người Kurd nhằm thiết lập quyền tự trị ở khu vực kéo dài từ phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ đến miền bắc Syria. Nỗ lực truất phế Assad thông qua các lực lượng uỷ nhiệm Hồi giáo, đã tạo chỗ dựa cho mối quan tâm cấp bách hơn khi phủ nhận người Kurd ở Syria, một khu vực tự trị dọc biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Aleppo, thành trì cuối cùng của phiến quân Syria, Thổ Nhĩ Kỳ hiện đã tuyển dụng quân nổi dậy, những người đã chiến đấu với Assad, và thay vào đó là tấn công lực lượng người Kurd, hủy hoại nhân lực của phe nổi dậy chống chính quyền Syria và tạo điều kiện cho quân đội Syria tiến chiếm thành phố vào năm 2016. Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi quân đội của họ vào miền bắc Syria trong nỗ lực ngăn chặn lực lượng dân quân người Kurd hoạt động tại đây.

Vào năm 2017, sự trở mặt của Erdogan đã hoàn tất, và Ankara đang làm việc với chế độ Assad và các đồng minh của nó. Để làm mất tinh thần của phe đối lập Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran đã đồng ý tạo ra một số khu vực được gọi là khu vực tiết giảm. Về lý thuyết, chế độ Assad và phe đối lập ở các khu vực này sẽ phải tôn trọng các lệnh ngừng bắn hạn chế, nhưng trên thực tế, chế độ Assad đã tạo ra lợi ích quân sự bằng cách thường xuyên vi phạm các thỏa thuận ngừng bắn, thường là với sự hỗ trợ của Nga. Đổi lại, Damascus và các đồng minh của nó đã nhìn theo một cách khác, khi mà Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành một cuộc can thiệp quân sự thứ hai vào vùng đất Afrin của người Kurd hồi tháng 1 năm 2018.

TRỞ LẠI

Chính những lo ngại trong nước của Erdogan về người Kurd đã làm thay đổi mục tiêu của ông ta ở Syria, cũng có những lo ngại trong nước về người tị nạn. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cảm thấy rằng chính sách mở cửa của ông đã trở thành một trách nhiệm trong nước. Đảng của ông đã mất quyền kiểm soát gần như ở tất cả các thành phố lớn trong cuộc bầu cử cấp thành phố vào năm 2019 - một đòn giáng mạnh vào hệ thống bảo trợ cấp thành phố, mà qua đó Erdogan đã xây dựng quyền lực của mình trong 25 năm qua. Sự rối loạn có nguyên nhân từ cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng sâu sắc, nhưng nó cũng phản ánh sự bất mãn ngày càng tăng của công chúng với 3,6 triệu người tị nạn Syria vẫn còn ở trong nước.

Erdogan tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở thành phố New York, tháng 9 năm 2019…/ Lucas Jackson / Reuters

Từng tự xưng là người bảo trợ cao thượng của tất cả người Sunni, Erdogan giờ muốn người tị nạn quay về nhà. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường tìm kiếm và bắt giữ người tị nạn Syria. Nhà nước đã cố gắng chuyển người tị nạn ra khỏi các thành phố lớn, và cảnh sát đã thiết lập một đường dây nóng để thu thập thông tin về những người nhập cảnh bất hợp pháp. Như thông tin đã đưa, một số đã bị trục xuất đến thành phố Idlib ở Syria, ngay cả khi cuộc chiến ở đó đang mãnh liệt.

Buộc hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người tị nạn Syria ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và trở lại vùng chiến sự là điều gần như không thể, nhưng Erdogan lại nghĩ khác. Giải pháp của ông ta, gần đây được đưa ra trong một bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, là cắt ra một vùng đệm rộng lớn dọc biên giới của Syria với Thổ Nhĩ Kỳ. Khu vực này sẽ dài 300 dặm, sâu vào Syria 20 dặm, dưới sự kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ, và cấm không cho lực lượng người Kurd lui tới ở đây. Theo Erdogan, "khu vực an toàn" này sẽ có từ hai triệu đến ba triệu người tị nạn, do đó giúp cho Ankara hết đau đầu về vấn đề nghiêm trọng trong nước. Nó sẽ tự hào với 200.000 ngôi nhà, cùng với bệnh viện, sân bóng đá, nhà thờ Hồi giáo và trường học, do Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng nhưng được quốc tế tài trợ - một hoạt động mà đã cung cấp doanh thu rất cần thiết cho ngành xây dựng đang gặp khó khăn của Thổ Nhĩ Kỳ vào thời điểm suy thoái kinh tế. Bảo đảm việc tài trợ cho ý tưởng này là một nhiệm vụ quá nặng, nhưng Erdogan sẵn sàng đẩy phong bì. Vào tháng 9, ông ta đe dọa rằng ông ta sẽ "mở các cổng" và gây ra một cuộc khủng hoảng tị nạn khác ở châu Âu, nếu ông ta không nhận được cách làm của ông ta.

KHÓ KHĂN PHÍA TRƯỚC.

Đề xuất của Erdogan có thể là giải pháp hoàn hảo đối với các tai ương trong nước của ông ta, nhưng chắc chắn sẽ tạo ra một loạt vấn đề mới cho mọi người khác. Kế hoạch của ông sẽ gửi hàng triệu người tị nạn Syria Ả Rập vào các khu vực có đa số là người Kurd ở Syria - không phải ngẫu nhiên, theo quan điểm của Erdogan, việc thay đổi phong cách dân tộc trong khu vực sẽ càng làm suy yếu người Kurd. Nhưng làm như vậy sẽ làm gia tăng căng thẳng Ả Rập-Kurd, cung cấp nguồn cơn xung đột ở một khu vực tương đối ổn định và gây ra sự dịch chuyển cư trú hàng loạt ở những khu vực đó. Theo luật pháp quốc tế, Erdogan không thể buộc người tị nạn Syria di chuyển trở lại, và hầu hết chắc chắn sẽ không di chuyển tự nguyện, thậm chí vào vùng an toàn. Chiến lược của Mỹ ở Syria, nơi đã dựa rất nhiều vào người Kurd để ngăn ISIS quay trở lại, sẽ gây ra một cú hích lớn. Và kế hoạch này là "của trời ban" cho những kẻ thù của Hoa Kỳ ở Syria - Nga, Iran và chế độ Assad - những người tin rằng họ có thể đứng vững trong khi sự tấn công bất ngờ của Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy một cuộc rút quân hoàn toàn của Hoa Kỳ, chỉ để chiếm lại khu vực, và sau đó họ tống cổ Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhiều nhà lập pháp Hoa Kỳ nhận thức được điều này, và Trump đã bị chỉ trích một cách đúng đắn từ cả của Đảng Dân chủ và Cộng hòa, vì có vẻ ông đã thông qua hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ - một hoạt động mà Hoa Kỳ nên nỗ lực ngăn chặn. Ngay cả Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham của Nam Carolina, thường là một trong những người bảo vệ kiên quyết nhất của Trump, đã đe dọa sẽ trừng phạt chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nếu nó đặt chân đến Syria. Tuy nhiên, Erdogan, có khả năng sẵn sàng chấp nhận rủi ro đó. Sự cai trị của ông ta đang bị đe dọa, và đó là tất cả những gì quan trọng đối với ông ta - ngay cả khi điều đó có nghĩa là các hình phạt kinh tế giáng xuống cho đất nước ông ta và tạo thêm sự hỗn loạn và đau khổ cho Syria.

GONUL TOL là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ tại Viện Trung Đông.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.