Đối với Nhật Bản, Kiếm là Khiên.

Phải chăng việc tái vũ trang của Tokyo gần giống một điểm uốn?

Cuộc diễn tập Mỹ - Nhật được tiến hành sau khi Triều Tiên thực hiện một loạt vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung hồi 2016.

Tác giả Phillip . Ngày 22 tháng 10 năm 2019….Theo Geopolitical Futures

Trần H Sa lược dịch.

Chiến tranh thế giới thứ hai xác định rằng Hoa Kỳ, chứ không phải Nhật Bản, là lực lượng quân sự thống trị ở Tây Thái Bình Dương. Rốt cuộc, bạn không thể là một lực lượng quân sự thống trị nếu không có quân đội - và Hoa Kỳ đã thấy điều đó, rằng Nhật Bản sẽ không là một lực lượng quân sự thống trị khi mà theo hiến pháp Nhật bản, Tokyo phải từ bỏ mọi xí nghiệp phục vụ chiến tranh. Nhưng mọi thứ đã thay đổi, như họ thường làm như vậy. Washington nhanh chóng kết luận rằng các yêu cầu của Chiến tranh Lạnh như vậy, là không thể đủ khả năng giúp cho Nhật Bản sống dựa vào các bảo đảm quốc phòng của Mỹ. Vì vậy, Hoa Kỳ - cũng chính là Hoa Kỳ đã điều hướng Tokyo nắm lấy chủ nghĩa hòa bình ngay từ đầu - thúc đẩy Nhật Bản tái xây dựng một lực lượng mạnh mẽ nhưng chỉ thiên về phòng thủ. Liên minh của họ được biết đến như là "ngọn giáo và chiếc khiên". Nhật Bản là chiếc khiên, một chiếc khiên vô giá vì nó ngăn chặn những cuộc phiêu lưu của hải quân Liên Xô ở Đông Bắc Á, và Hoa Kỳ là ngọn giáo, phóng ra sức mạnh cho mục đích tấn công bất cứ khi nào tình huống yêu cầu.

Gần đây hơn, chậm nhưng chắc chắn, Tokyo đã xây dựng các khả năng quân sự mới, và đã bắt đầu loại bỏ các trở ngại chính trị và pháp lý vốn ngăn không cho sử dụng chúng. Bây giờ Hoa Kỳ muốn Nhật Bản làm nhiều hơn nữa - và nhanh chóng. Vào Chủ nhật vừa rồi, một quan chức cao cấp giấu tên của Ngũ giác đài , đã đưa ra một lời kêu gọi hiếm hoi ở Tokyo về việc Nhật Bản kích hoạt nỗ lực tái vũ trang của mình, nói rằng ác cảm của Nhật Bản đối với vũ khí tấn công là "không còn chấp nhận được", và những hạn chế khác thì "ảnh hưởng đến khả năng của cả hai lực lượng Mỹ và Lực lượng tự vệ của Nhật Bản trong việc chuẩn bị cho các tình huống bất ngờ."

Điều này diễn ra hai ngày sau khi Tokyo xác nhận rằng họ đang lên kế hoạch triển khai tàu chiến đến Trung Đông để bảo vệ việc vận chuyển các lô hàng dầu và khí tự nhiên quan trọng. Những kế hoạch như vậy đã được thực hiện kể từ khi một tàu chở dầu do Nhật điều hành đã bị tấn công vào tháng 6 ở Vịnh Ô-man, một sự cố xảy ra sau lời đề nghị của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng, quân đội Hoa Kỳ đang mất hứng thú trong việc bảo vệ giao thông thương mại của các nước khác. Tuy nhiên, đáng chú ý là Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói rõ rằng, Nhật Bản sẽ không chính thức gia nhập liên minh hàng hải do Hoa Kỳ lãnh đạo để bảo vệ các tàu thương mại quanh Bán đảo Ả Rập - và các tàu chiến Nhật Bản sẽ không tuần tra eo biển Hormuz tiềm ẩn tranh cãi, một tuyến đường biển quan trọng hẹp và sâu, nơi mà sự bùng nổ xung đột với Iran là rất có thể.

Câu hỏi đặt ra cho hai phát triển này là: Phải chăng việc tái vũ trang của Nhật Bản có gần giống một điểm uốn hay không?

Kế hoạch chi tiêu 5 năm của quân đội Nhật Bản, 2019-2024 :

Mối quan tâm của Washington đối với một Nhật Bản tái vũ trang hoàn toàn, tạo nên cảm giác đầy đủ trong quá khứ. Trong lịch sử, trên thực tế, mục tiêu chính của Hoa Kỳ trong việc hình thành các liên minh là nhằm kềm chế sức mạnh các đối tác (và đối thủ) của Mỹ, chứ không phải là hưởng lợi từ sự trợ giúp của liên minh. Và kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, việc ngăn chặn các bá quyền khu vực nổi lên đã là nguyên lý cốt lõi của chiến lược Hoa Kỳ trên khắp toàn cầu. Một Nhật Bản đang hồi sinh có khả năng hành động quân sự độc lập với Mỹ, sẽ có nguy cơ làm đảo lộn sự ổn định ở Tây Thái Bình Dương bằng cách đẩy nhanh các cuộc chạy đua vũ trang giữa vô số cường quốc đối thủ trong khu vực, đồng thời làm suy yếu sự thống trị vô địch của Hoa Kỳ đối với các vùng biển và cấu trúc liên minh của Mỹ.

Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, rõ ràng mối đe dọa lớn nhất đối với cán cân sức mạnh khu vực không phải là tái quân sự của Nhật Bản mà là quân sự hóa của Trung Quốc - không nói gì đến chiến thuật "tằm ăn dâu" của Trung Quốc dọc theo các tuyến đường biển quan trọng ở biển Đông và biển Hoa Đông - cũng như sự liều lĩnh của bắc Triều Tiên lao vào vị thế một quốc gia hạt nhân, và thực tế đơn giản là Mỹ đã quá căng thẳng để tiếp tục trở thành cảnh sát viên của thế giới. Trong môi trường này, Mỹ cần Nhật Bản làm nhiều hơn để giữ cân bằng cho khu vực - ngay cả khi việc tái vũ trang của họ chắc chắn sẽ khiến các đồng minh khác của Mỹ như Hàn Quốc mất bình tĩnh, đồng thời làm cho các đối thủ lịch sử như Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Nga dễ dàng biện minh cho sự hung hăng của họ.

Tokyo rất muốn phát huy. Do sự phụ thuộc quá lớn vào nhập khẩu tài nguyên và xuất khẩu sản phẩm sản xuất, nên có rất ít sự lựa chọn để xây dựng các khả năng nhằm bảo vệ các tuyến đường biển ở xa hơn, bao gồm cả ở Trung Đông. Do đó, Nhật Bản đã cố gắng thuyết phục Washington trong gần một thập kỷ rằng, các lợi ích của Mỹ sẽ được phục vụ tốt bởi một tư thế quân sự quyết đoán hơn của Nhật Bản - và những thay đổi quan trọng trong cả hai hệ thống quốc tế và xã hội Nhật Bản, bảo đảm rằng việc tái vũ trang của họ sẽ không dẫn đến một hình thái nào đó của sự hồi sinh chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản. Hoa Kỳ đã ngầm ủng hộ sự thay đổi này; bạn không bán cho một quốc gia một loạt F-35B (biến thể của máy bay chiến đấu có khả năng cất cánh từ các tàu chiến có sàn phẳng như tàu khu trục lớp Izumo mới của Nhật Bản, mà sẽ sớm được chuyển đổi thành tàu sân bay nhỏ) nếu bạn không muốn nó triển khai sức mạnh vượt ra ngoài lãnh hải của nó. Cuộc gọi mới nhất, rõ ràng hơn từ Ngũ giác đài cho Tokyo để tiến hành chiến tranh tấn công, chỉ đơn thuần gợi ý rằng hai bên hiện đang hợp tác cùng nhau để biến nó thành hiện thực.

Với việc Mỹ ngày càng tăng sự sẳn sàng, những hạn chế còn lại đối với việc tái vũ trang của Nhật Bản là các yếu tố chính trị, pháp lý và ngân sách nội bộ. Điều này được minh họa bằng sự tìm kiếm thất thường của chính phủ Abe nhằm sửa đổi hoặc diễn giải lại sự từ bỏ chiến tranh trong điều 9 của hiến pháp Nhật Bản. Nó cũng được minh họa bằng cách tiếp cận thận trọng của Nhật Bản để giữ cho các tuyến đường biển quan trọng được mở cửa ở Trung Đông.

Điều 9 không ngăn Tokyo xây dựng năng lực quân sự hoặc rối rắm hóa các dòng pháp lý trong việc sử dụng chúng. Khả năng chống thủy lôi của Nhật Bản được coi là ưu tú, ví dụ, làm cho nó trở thành một đối tác lý tưởng trong nỗ lực gìn giữ giao thông hàng hải chạy quanh Bán đảo Ả Rập. Hơn nữa, vào năm 2014, chính phủ đã phê duyệt việc giải thích lại Điều 9 để cho phép quân đội thực hiện quyền tự vệ tập thể - về cơ bản cho phép các lực lượng Nhật Bản hỗ trợ các đồng minh bị tấn công, trong các hoạt động được coi là cần thiết cho an ninh Nhật Bản. Hai đạo luật an ninh được thực hiện năm 2016 đã chính thức hóa việc diễn giải lại và mở rộng phạm vi của loại hình hoạt động mà quân đội Nhật Bản có thể hỗ trợ. Kể từ đó, chính phủ của Abe đã dần dần dỡ bỏ các giới hạn không chính thức về chi tiêu quân sự, kích hoạt đơn vị hàng hải đầu tiên của Nhật Bản kể từ Thế chiến II, trong khi theo đuổi các hệ thống vũ khí - chẳng hạn như các tàu sân bay đã nói ở trên và tên lửa hành trình tầm xa có khả năng tấn công các địa điểm phóng tên lửa đạn đạo ở bắc Triều Tiên - điều đó nhấn mạnh ý tưởng phòng thủ tốt nhất là tấn công tốt.

Tuy nhiên, những hạn chế về pháp lý và chính trị được nêu trong Điều 9 chắc chắn đã hạn chế khả năng của quân đội trong việc đóng góp cho sự ổn định hàng hải bên ngoài vùng biển Nhật Bản hoặc chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng trong tương lai ở gần Nhật Bản. Trong một cuộc khủng hoảng thực sự, công chúng Nhật Bản có thể sẽ ủng hộ bất kỳ biện pháp nào mà Tokyo cho là cần thiết để bảo vệ đất nước. Nhưng Nhật Bản không thể đợi cho đến khi một cuộc khủng hoảng nổ ra mới chuyển hướng cách ứng xử. Khả năng đáp ứng của nó sẽ phụ thuộc vào các quyết định thời bình, được thực hiện trước nhiều năm đối với các vấn đề như chi tiêu, huấn luyện và học thuyết. Và ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nổ ra ngay từ đầu có nghĩa là tham gia vào các liên minh ổn định đa quốc gia, như liên minh đang phát triển ở Trung Đông. Nhật Bản sẵn sàng tham gia, nhưng những ràng buộc chính trị và pháp lý chưa được giải quyết đối với Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản đã khiến nó bị hạn chế chặt chẽ trước những định chế tham gia, buộc Nhật phải tránh xa những lĩnh vực mà ở đó có nguy cơ xung đột cao nhất (và là nơi mà đóng góp của nó có giá trị nhất) .

Không một quốc gia nào thích bị nói phải làm gì, và chính phủ của Abe có thể không đủ để bị coi là lảng tránh hoặc thay đổi luật pháp Nhật Bản khi tuân lệnh một thế lực bên ngoài. Nhưng thực tế của vấn đề là vẫn còn sự phản đối mạnh mẽ đối với việc tái vũ trang. Dòng thời gian của Tokyo để sửa đổi Điều 9 tiếp tục bị trôi qua, mặc dù đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đang nắm giữ đa số trong cả hai nhánh của cơ quan lập pháp Nhật Bản. Do đó, Abe có thể hoan nghênh sự thúc đẩy công khai từ Ngũ giác đài để khai hỏa, giống như ông ta có thể hoan nghênh lời kêu gọi của Trump vào mùa hè này, đối với việc Nhật Bản chịu trách nhiệm bảo đảm vận chuyển dầu qua Vịnh Ba Tư. Công chúng Nhật Bản càng gia tăng quan ngại về các mối đe dọa từ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, họ càng cảm thấy không chắc chắn về sự sẵn sàng của Hoa Kỳ để bảo vệ đất nước họ khỏi các mối đe dọa đó, và sẽ càng có thể ũng hộ sự thúc đẩy sửa đổi hiến pháp của Abe.

Dù Abe có thành công hay không trong việc sửa đổi điều lệ vào năm nay, quỹ đạo dài hạn của Nhật Bản rất rõ ràng. Đất nước có ít sự lựa chọn nhưng phải chịu trách nhiệm to lớn hơn cho những lợi ích đang trải rộng của mình. Và Nhật Bản có cơ sở công nghệ và công nghiệp, và sự gắn kết quốc gia để xoay trục nhanh hơn so với hầu hết các quốc gia, nếu và khi công chúng đồng ý sửa đổi hiến pháp. Nhưng dù phải mất bao lâu và tốn kém bao nhiêu để cho Nhật Bản hoàn thành vai trò địa chính trị không thể tránh khỏi của mình, trước quy mô, tốc độ mà các mối đe dọa đang xảy ra đối với lợi ích của Nhật Bản đang xảy ra, thì các quyết định dựa trên chính trị có thể có tác động không tương xứng. Do đó, cảm giác cấp bách ở Tokyo và Washington đang thúc đẩy tiến lên.

Phillip Orchard là một nhà phân tích tại Geopolitical Futures (Tương lai địa chính trị). Trước khi gia nhập công ty, Orchard đã dành gần sáu năm tại Stratfor, làm biên tập viên và viết về địa chính trị Đông Á. Anh ta đã dành hơn sáu năm ở nước ngoài, chủ yếu ở Đông Nam Á và Mỹ Latinh. Ông Orchard có bằng thạc sĩ về An ninh, Luật và Ngoại giao tại Trường Công vụ Lyndon B. Johnson, nơi ông tập trung vào năng lượng và an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại của Trung Quốc, và phân tích tình báo.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.