Quà tặng của Trump cho Putin.

Chính sách đối ngoại bị cá nhân hóa của Tổng thống là một ân huệ cho Nga.

Trump tại một cuộc mít tinh vận động bầu cử ở Dallas, tháng 10 năm 2019
Jonathan Ernst / Reuters

Tác giả Michael McFaul, Ngày 23 tháng 10 năm 2019, Theo Foregn Affairs

Trần H Sa lược dịch.

Trong nhiều thập niên, nếu không phải là thế kỷ, các học giả đã tranh luận vấn đề nào là quan trọng hơn trong các vấn đề quốc tế : các lực lượng kết cấu, chẳng hạn như sức mạnh tương đối giữa các quốc gia, hoặc ý tưởng và quyết định của từng cá nhân nhà lãnh đạo. Nhưng ít nhất là như với Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump có thể khiến cuộc tranh luận ngừng lại.

Sau một khởi đầu chậm chạp, Trump đã ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Và câu chuyện cho đến nay không còn là một câu chuyện truyền cảm. Trump đã cá nhân hóa, tư nhân hóa và phi pháp hóa chính sách đối ngoại, gây phương hại cho lợi ích quốc gia. Xu hướng đó đã tăng tốc trong những tháng gần đây, lên đến đỉnh điểm là hai sai lầm tai hại : Ukraine và Syria. Trong quá trình đó, công chúng Mỹ đã phải đau khổ, các đồng minh của Hoa Kỳ đã thua cuộc, và những kẻ thù của Hoa Kỳ đã thắng lợi - Tổng thống Nga Vladimir Putin thắng lợi nhiều nhất.

LÀM ĐIỀU ĐÚNG ĐẮN

Ba năm trước, Hoa Kỳ là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, có khả năng tác động ảnh hưởng ở mọi châu lục và mọi vấn đề khu vực. Nhưng từ khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống, Trump đã chọn cách rút lui. Ông theo đuổi học thuyết rút lui của mình một cách mạnh mẽ, thoát khỏi hiệp định thương mại của 12 quốc gia được gọi là Đối tác xuyên Thái Bình Dương trong những ngày nhậm chức, sau đó tiếp tục rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, hiệp định khí hậu Paris và Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung với Nga. Kể từ đó, ông đã đe dọa sẽ rời khỏi nhiều tổ chức và hiệp ước đa phương khác.

Tuy nhiên, có dấu vết về sự liên tục với các chính quyền trước đây, ít nhất là trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống Trump. Các quan chức an ninh quốc gia cấp cao của Trump giống như các đồng sự ở các chính quyền trong quá khứ về phẩm chất và kinh nghiệm của họ, đặc biệt là khi HR McMaster đảm nhận vai trò cố vấn an ninh quốc gia vào tháng 2 năm 2017. Và, giống như những người tiền nhiệm của mình, Trump đã không từ chối hàng ngàn - có lẽ hàng chục ngàn - chuyên gia nhà nghề phi đảng phái trong hai tá cơ quan cấp bộ và các cơ quan liên quan đến việc ban hành và thực hiện chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Các lực lượng này liên tục - cùng với Quốc hội Hoa Kỳ, các phương tiện truyền thông độc lập, các nhóm kinh doanh và các tổ chức phi chính phủ - đã định hình và hạn chế chính sách đối ngoại của chính quyền trong một thời gian. Phàn nàn của Trump về "cuộc chiến bất tận" ban đầu không được chuyển thành rút quân Mỹ khỏi Afghanistan, Iraq hay Syria. Ở châu Á, chính quyền của ông có hệ thống hơn trong việc chẩn đoán các mối đe dọa kinh tế và an ninh do Trung Quốc đặt ra, nhưng sự thay đổi đó đã được tiến hành trước khi ông nhậm chức, và đã phản ánh sự đồng thuận lưỡng đảng vừa mới trổi. Trump mắng mỏ NATO, nhưng Hoa Kỳ đã không rút khỏi liên minh.

Ngay cả chính sách với Nga của Trump ban đầu cũng khác rất ít so với cách tiếp cận của Tổng thống Barack Obama sau năm 2014. Mặc dù ứng cử viên Trump đã xem xét việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga và công nhận việc chiếm đất của họ ở Crimea là hợp pháp, chính quyền Trump đã gia tăng các lệnh trừng phạt đó, chưa bao giờ công nhận việc sáp nhập Crimea, ủng hộ hổ trợ cho NATO, và thậm chí còn đi xa hơn Obama trong việc cung cấp sự giúp đở quân sự gây sát thương cho Ukraine. Trump đã thực hiện một thay đổi đáng hoan nghênh trong chính sách của Hoa Kỳ đối với điện Kremlin, bằng cách không còn thảo luận về cải cách dân chủ hoặc vi phạm nhân quyền, mà là sắp sửa hành động.

Đối với Moscow, sự liên tục chính sách này là một sự thất vọng. Những người đại diện cho Putin trên truyền hình Nga than thở về sự yếu kém của ông Trump, qua đó họ đổ lỗi cho "chính quyền ngầm" của Hoa Kỳ - họ tuyên bố, Trump muốn làm "điều đúng đắn", nhưng ông bị hạn chế bởi giới tinh hoa chính sách đối ngoại cổ lổ sĩ đang điều hành các bộ phận an ninh quốc gia ; các quan chức chuyên nghiệp tại Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và CIA; và những người ghét Nga trong truyền thông chính thống của Hoa Kỳ, và Đảng Dân chủ.

Chính ông Putin đã xác định chính trị trong nước ở Hoa Kỳ là trở ngại chính, ngăn Trump theo đuổi sự tan băng trong quan hệ với Nga. Anh ta không sai. Nhưng thay vì một chính quyền ngầm độc ác làm việc chống lại tổng thống Mỹ, thì đó là các chuyên gia an ninh quốc gia trong chính quyền của riêng ông Trump, bao gồm cả những người được bổ nhiệm theo chiều hướng chính trị của ông ấy, những người làm giảm nhẹ một số khuynh hướng cực đoan nhất ũng hộ Putin của Trump .

BỘ MÁY CÔNG QUYỀN XƠ VỞ.

Cuối cùng, điện Kremlin có được những gì nó muốn. Dần dần, nhưng đặc biệt là vào năm ngoái, Trump đã làm xói mòn quá trình ra quyết định an ninh quốc gia thông thường, cách ly hóa các chuyên gia thường định hình và thực thi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, đưa vào lợi ích cá nhân và lý thuyết cá nhân không sáng suốt của mình - thường được định hình bởi những chuyện huyên thuyên không rõ ràng và mang nét âm mưu - trên tất cả những thứ khác. Kết quả là một thảm họa cho lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ và là một lợi ích cho Nga.

Kể từ khi McMaster rời khỏi chính quyền vào tháng 4 năm 2018, các thủ tục tiêu chuẩn để đưa ra các quyết định an ninh quốc gia đã bị từ bỏ. Trump hiếm khi tham dự các cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC). Ông ấy thích đưa ra quyết định của riêng mình, dựa trên trực giác và sở thích cá nhân, và không có lời khuyên của chuyên gia. Đầu tháng này, cố vấn an ninh quốc gia mới của ông, Robert O'Brien, đã công bố kế hoạch cắt giảm đáng kể nhân viên NSC và thay thế nhiều quan chức nhà nghề bằng những người được bổ nhiệm theo phe phái chính trị.

Cuộc gọi điện thoại nổi tiếng của Trump với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào tháng 7, tiết lộ chính xác các thủ tục trong Nhà Trắng đã trở nên rối loạn như thế nào. Dường như không có thảo luận trước về các mục tiêu an ninh quốc gia sẽ được theo đuổi trong cuộc gọi. Trump đã không xem xét chặt chẻ các điểm nói chuyện của NSC. Thật sốc, sau đó, Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton đã không lập hồ sơ cho tổng thống trước cuộc gọi, và thậm chí không nghe cuộc trò chuyện. Nhưng đồng thời không chính thống, Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo đã vào cuộc.

Cuộc gọi của Trump với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vào đầu tháng 10 - sau cuộc gọi đó của Tổng thống Mỹ, Erdogan đã đưa ra một cuộc tấn công quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria - dường như đã tuân theo một mô hình tương tự : không có cuộc họp nào với NSC trước đó để thẩm tra sự khôn ngoan về việc bằng lòng ngầm với Erdogan, không có hồ sơ trước cuộc gọi, và không có các điểm nói chuyện được chuẩn bị bởi nhân viên NSC. Bức thư kỳ lạ, không chuyên nghiệp và cuối cùng không hiệu quả của Trump đe dọa Erdogan, rõ ràng cũng không phải là một sản phẩm của các thủ tục soạn thảo và sắp xếp ngăn nắp thông thường của NSC .

Các bộ ngành và cơ quan khác đã chứng kiến ​​các quy tắc và thủ tục của họ - không đề cập đến sự liêm chính của họ - cũng bị tấn công bởi tổng thống. Mục tiêu đầu tiên của Trump, ngay cả trước khi nhậm chức, là CIA, tiếp theo là FBI và cộng đồng tình báo nói chung. Vào tháng 7 năm 2018, Trump đã đứng cạnh Putin tại một hội nghị thượng đỉnh ở Helsinki và công khai bác bỏ những phát hiện của cộng đồng tình báo Hoa Kỳ liên quan đến chiến dịch can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

Tương tự như vậy, Trump đã làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín và năng lực của Bộ Ngoại giao, cho rằng ông có thể tự mình thực hiện công việc ngoại giao khó khăn. Cách tiếp cận này vẫn chưa mang lại thành công rõ ràng ở Afghanistan, Trung Quốc, Iran hoặc Bắc Triều Tiên. Nhưng nó đã làm hỏng mối quan hệ của tổng thống với các nhân viên nhà nghề phục vụ đối ngoại, mối quan hệ càng căng thẳng hơn bởi quyết định của ông sa thải đại sứ Mỹ tại Ukraine, Marie Yovanovitch, trên cơ sở những tin đồn vô căn cứ từ cá nhân của một công dân - rất có thể là luật sư riêng của ông, Rudy Giuliani .

Việc Trump rút quân Mỹ khỏi Syria - một quyết định được đưa ra như trong tất cả các lần khác, xuất hiện tương tự với sự cô lập và trên một ý tưởng bất chợt - làm suy yếu vị thế của Bộ Quốc phòng và danh tiếng của lính Mỹ chiến đấu ở Syria, một số người đã bày tỏ sự bị sỉ nhục và bối rối do đã bỏ rơi các đồng minh người Kurd của họ. Ba tổ chức quan trọng đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ - cộng đồng tình báo, Bộ Ngoại giao và Ngũ giác đài - hiện đang có mối quan hệ bị tổn hại sâu sắc với tổng thống.

TỔN HẠI ĐÃ THẤY.

Cuộc tấn công của Trump vào các quy trình ra quyết định thông thường đã cho phép ông ta cá nhân hóa và tư nhân hóa chính sách đối ngoại của Mỹ, thường theo những cách có lợi cho Kremlin nhiều hơn Nhà Trắng. Thực tế đó được thể hiện rõ ràng và đáng lo ngại nhất trong cuộc gọi của tổng thống với Zelensky hồi tháng 7, trong thời gian đó Trump đề nghị gỡ bỏ sự đóng băng về hỗ trợ quân sự cho Ukraine, và gặp Zelensky mới được bầu ở tại Phòng Bầu dục. Đổi lại, Trump yêu cầu Zelensky mở các cuộc điều tra mới về các cáo buộc tham nhũng không có căn cứ của Hunter Biden, con trai của cựu Phó Tổng thống Joe Biden, và việc người Ukraine có ý định can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. (Báo cáo đó, ban đầu dựa trên bản ghi lại cuộc gọi, đã được củng cố bằng các bằng chứng khác trong tin nhắn văn bản giữa các nhà ngoại giao của Bộ Ngoại giao và các quan chức Ukraine, và lời khai từ các quan chức Hoa Kỳ liên quan đến quan hệ Mỹ-Ukraine.)

Bằng cách thậm chí không đề cập đến các can thiệp quân sự của Nga ở Crimea và Donbas trong cuộc gọi với Zelensky, Trump đã làm rõ sự thờ ơ của mình đối với việc củng cố chủ quyền và dân chủ của Ukraine. Đó là một chiến thắng cho Putin. Chính trị hóa hỗ trợ quân sự của Trump đã làm suy yếu cam kết vững chắc trước đây của Hoa Kỳ đối với quốc phòng của Ukraine - một món quà khác cho Putin. Bằng cách ghi lại và phát hành sự ngoan ngoãn và sự tâng bốc Trump của Zelensky trong bản ghi nhớ cuộc gọi, ông đã khiến nhà lãnh đạo mới của Ukraine trông có vẻ yếu đuối - chưa kể các thứ khác đối với Putin. Những lần nhắc lại sau đó của Trump về Ukraine như là tham nhũng cũng đã làm tổn hại danh tiếng của đất nước này đúng vào lúc mà một tổng thống và quốc hội mới được bầu có cơ hội phá vỡ tham nhũng trong quá khứ. Ghi thêm một chiến thắng nửa cho Putin.

Và danh sách này không tính đến thiệt hại cho chính Hoa Kỳ như : Nỗ lực của Trump trong việc sử dụng tiền của người nộp thuế để theo đuổi các mục tiêu riêng tư làm lu mờ danh tiếng của Hoa Kỳ với tư cách là nhà lãnh đạo của thế giới tự do. Các thủ tục luận tội được đưa ra bởi cuộc gọi sẽ khiến chính quyền của ông mất tập trung vào các vấn đề chính sách đối ngoại quan trọng liên quan đến Trung Quốc, Iran, Bắc Triều Tiên và Venezuela.

Các quyết định đơn phương sai lầm của Trump ở Syria cũng đã làm chính xác những gì mà Putin muốn: Moscow được hưởng lợi từ những căng thẳng mà cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại người Kurd đã gây ra bên trong NATO. Về phần mình, người Kurd đang chuyển sang chế độ chuyên quyền Syria Bashar al-Assad và Putin trong cuộc tìm kiếm tuyệt vọng của họ để tìm một người bảo vệ mới. Tổng quát hơn, cuộc rút lui của Hoa Kỳ tại Syria đã củng cố các kẻ thù khác của Hoa Kỳ - Assad, Hezbollah, Iran và Nhà nước Hồi giáo (hoặc ISIS) - và đe dọa các đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ trong khu vực. Giờ đây, Washington có vẻ không đáng tin vào thời điểm mà Moscow tự định vị mình là nhà môi giới quyền lực thay thế trong khu vực - không chỉ với người Kurd mà cả với người Saudis, người Thổ Nhĩ Kỳ và người Israel.

Một quy trình chuẩn để xây dựng và thực thi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sẽ phải thấy trước những nguy hiểm này và hoạt động chống lại chúng. Một quá trình như vậy không còn tồn tại, cho phép một cá nhân để cho lợi ích riêng tư và trực giác sai lầm của mình triệt để định hình lại chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Trong hai đấu trường lớn nhất của cuộc xung đột Mỹ-Nga trong thập kỷ qua - Ukraine và Syria - Trump vừa trao cho Putin và các đồng minh của y những chiến thắng lớn, không chiến đấu và không nhận lại bất cứ điều gì.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.