Thành công bất ngờ với Iran là nỗi sợ lớn nhất của Kim Jong Un trước mục tiêu của Trump.

Kim Jong Un và Donald Trump trên đảo Sentosa ở Singapore vào ngày 12 tháng 6 năm 2018. Nhiếp ảnh gia: Saul Loeb / AFP qua Getty Images

Jon Herskovitz và Iain Marlow…. 8 tháng 1, 2020. Theo Bloomberg

Trần H Sa lược dịch.

Nếu Kim Jong Un cần một lời nhắc nhở khác về những rủi ro trong việc thương lượng chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên với Mỹ, thì quyết định giết một trong những chỉ huy hàng đầu của Iran bởi Tổng thống Donald Trump là một.

Vụ sát hại tướng Iran Qassem Soleimani tuần trước củng cố quan điểm của Triều Tiên rằng Mỹ chỉ thực hiện những hành động như vậy đối với các quốc gia thiếu khả năng răn đe hạt nhân khả tín. Cụ thể hơn, sự lựa chọn tấn công của Trump - một cuộc tấn công bí mật bằng máy bay không người lái nhằm vào mục tiêu cấp cao - khiến chế độ lo ngại rằng bất kỳ cuộc tấn công nào của Mỹ chống lại Bình Nhưỡng cũng sẽ bắt đầu từ lãnh tụ hàng đầu.

"Cuộc tấn công sẽ chỉ bảo vệ niềm tin ở Bình Nhưỡng rằng răn đe hạt nhân mà Iran thiếu, là điều cần thiết cho sự sống còn của cá nhân Kim Jong Un", ông Miha Hackernik, người đứng đầu phân tích rủi ro châu Á tại Verisk Maplecroft cho biết . Về mặt lý thuyết, Kim và các quan chức cấp cao khác của Bắc Triều Tiên có thể bị nhắm mục tiêu theo cách tương tự."

_ Ảnh : Nhân viên bảo vệ vây quanh Kim Jong Un khi anh ta chuẩn bị lên đường tới Bắc Triều Tiên tại nhà ga đường sắt ở Vladivostok, Nga, vào ngày 26 tháng 4 năm 2019.Nhiếp ảnh gia: Andrey Rudakov / Bloomberg

Vụ sát hại Soleimani diễn ra vào thời điểm bấp bênh dành cho các cuộc đàm phán hạt nhân của Trump với Bắc Triều Tiên, chỉ hai ngày sau khi Kim tuyên bố rằng ông ta không còn bị ràng buộc bởi các cam kết ngừng các vụ thử vũ khí quan trọng và thề sẽ hành động "gây sốc" chống lại Mỹ. Trong khi cuộc tấn công có thể làm cho Kim tạm dừng về việc ông ta có thể đẩy Trump đi bao xa trong những tháng tới, nó cũng khẳng định lại những nguy hiểm khi Kim đáp ứng các yêu cầu giải trừ quân bị của Mỹ.

Những lo ngại đó từ lâu đã đè nặng lên các cuộc đàm phán với Bắc Triều Tiên, qua đó cho thấy chỉ có một báo cáo ngắn gọn của Trung Quốc và Nga lên án vụ "tấn công tên lửa của Hoa Kỳ" chống lại Iran, xuất hiện trên phương tiện truyền thông nhà nước. Chế độ đã có những câu chuyện cảnh báo chẳng hạn như cái chết của Moammar Qaddafi của Libya, người mà Hoa Kỳ đã giúp lật đổ chưa đầy một thập niên, sau khi ông ta từ bỏ vũ khí hạt nhân của chính mình.

Chỉ vài tuần trước cuộc gặp chưa từng có lần đầu tiên của Trump với Kim vào tháng 6 năm 2018, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ lúc đó là John Bolton đã đề xuất rằng Triều Tiên phải chấp nhận giải trừ quân bị theo mô hình Libya - một đề nghị mà tổng thống không tán thành. Cùng thời gian đó, Trump làm phức tạp thêm hội nghị thượng đỉnh với Kim bằng cách rút khỏi thỏa thuận không phổ biến hạt nhân mà người tiền nhiệm của ông, cựu Tổng thống Barack Obama, đã đạt được với Iran.

Quyết định đó đã đặt ra câu hỏi về loại thỏa thuận nào mà chính quyền Trump có thể đạt được với Bắc Triều Tiên, mà nó, không giống như Iran, vào tuần trước, đã chứng minh Bắc Triều Tiên sở hữu bom hạt nhân và tên lửa có khả năng mang chúng đến lục địa Mỹ. Kim nói trong một buổi tụ hội các nhà lãnh đạo đảng ở Bình Nhưỡng rằng, ông sẽ sớm ra mắt "vũ khí chiến lược mới", và bác bỏ việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên "cho đến khi Mỹ hạn chế hoặc giảm bớt chính sách thù địch của họ".

Vụ sát hại Soleimani khiến khả năng một cuộc tấn công tàn sát của Hoa Kỳ nhắm vào Bắc Triều Tiên dường như ít xa vời hơn, nếu mối quan hệ giữa Trump và Kim bị phá vỡ thêm. Chế độ Bắc Triều Tiên đã cáo buộc phía Mỹ âm mưu giết Kim vào năm 2017, một tuyên bố được củng cố bởi những tiết lộ tiếp theo rằng tin tặc của Bắc Triều Tiên đã đánh cắp được các kế hoạch quân sự bí mật của quân đội Mỹ nhằm loại bỏ lãnh đạo Bình Nhưỡng.

'Dấu hiệu cảnh báo'

Andrei Lankov, giám đốc công ty tư vấn của Tập đoàn Rủi ro Hàn Quốc có trụ sở tại Seoul, cho biết, động thái mới nhất của ông Trump sẽ được xem như là một dấu hiệu cảnh báo đối với những người ở Bắc Triều Tiên, những người có thể đã đọc được quyết định của ông Trump khi gặp Kim, và hủy bỏ cuộc tấn công chống lại Iran ngay trước khi nước này rơi vào tình trạng yếu kém. "Họ sẽ hành xử cẩn thận hơn rất nhiều với sự dè dặt nhiều hơn so với những gì họ đã làm", Lovov nói.

Mặc dù rất khó để đánh giá sự cố đã được tiếp nhận như thế nào bên trong nhà nước thích giữ bí mật, nhưng không có thay đổi rõ rệt trong hành vi của Kim. Truyền thông nhà nước công bố một báo cáo vào thứ ba cho thấy Kim thực hiện một chuyến thăm định kỳ đến một nhà máy, không giống như người cha quá cố của ông, Kim Jong Il, người đã rút khỏi tầm nhìn của công chúng trong nhiều tuần, sau cuộc xâm lược Iraq vào năm 2003.

Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc, Harry Harris, kêu gọi Seoul gửi các lực lượng để giúp bảo vệ vận chuyển hàng hóa ở eo biển Hormuz, nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình KBS rằng, họ sẽ vì lợi ích của đất nước vì họ nhập khẩu rất nhiều năng lượng của họ từ Trung Đông.

Các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ từ lâu đã kết hợp Bắc Triều Tiên với Iran, chẳng hạn như khi Tổng thống hồi ấy, George W. Bush, đã liệt kê hai quốc gia Bắc Triều Tiên và Iran cùng với Iraq là những quốc gia ở trong "trục ma quỷ" qua bài phát biểu của ông vào năm 2002. Chiến lược quốc phòng do chính quyền Trump công bố năm 2018 đã mô tả Bắc Triều Tiên và Iran như là hai "chế độ lừa đảo", những chế độ có hành động gây bất ổn cho các khu vực tương ứng của họ.

"Truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên thường tỏ ra thông cảm với Iran", Rachel Minyoung Lee, một chuyên gia về Bắc Triều Tiên tại NK Pro có trụ sở tại Seoul, cho biết. "Bắc Triêu Tiên thường trích dẫn quan điểm của chính phủ Iran về các vấn đề phát triển vũ khí và chính sách đối ngoại, và chỉ trích chính sách gây ‘áp lực' đối với các quốc gia như Iran của Hoa Kỳ".

Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã nói trong chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Triều Tiên, Ri Yong Ho, vào năm 2018 rằng "ngày nay Hoa Kỳ được công nhận là một quốc gia không đáng tin cậy và không xứng đáng với sự tin cậy". Tuần trước, truyền thông Bắc Triều Tiên đã công bố lời chào năm mới của Rouhani, lặp lại lề thói từ lâu rằng hai nước bị Washington nhắm mục tiêu một cách bất công.

Mintaro Oba, nhà cựu ngoại giao Hoa Kỳ chuyên về các vấn đề trên Bán đảo Triều Tiên, cho biết những mối quan hệ mang tính biểu tượng như vậy sẽ khiến Bắc Triều Tiên chú ý đến cách thức cuộc xung đột Mỹ-Iran diễn ra như thế nào sau cuộc tấn công giết chết Soleimani.

"Những gì xảy ra với Iran bây giờ chắc chắn phải khiến Bình Nhưỡng tự tin vào một công cụ răn đe hạt nhân đáng tin cậy, là ưu tiên mà nước này phải đặt ra", Oba phát biểu.

  • Với sự giúp đỡ của Jihye Lee

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.