Tin tức sai lệch của người Mỹ đã giúp chấm dứt Chiến tranh Lạnh như thế nào.

Chiến tranh tâm lý và sự trỗi dậy của Mikhail Gorbachev đã đẩy nhanh sự sụp đổ của Liên Xô.

Mikhail Gorbachev và Ronald Reagan

Abdul-Khakim Sultygov…Ngày 11 tháng 1 năm 2020.. Theo National Interest

Trần H Sa lược dịch.

Bắt đầu từ giữa những năm 1980, các hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Xô ở Geneva (1985), Reykjavik (1986) và Malta (1989) đã đại diện cho một phần đặc biệt của lịch sử thế kỷ XX - giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Những hội nghị thượng đỉnh này đã giúp kết thúc cuộc cạnh tranh không ngừng giữa các thế giới quan và hệ thống chính trị không thể hòa giải, khiến không một góc nào của thế giới mà không bị ảnh hưởng.

Malta là nơi quan hệ Xô-Mỹ vượt qua giới hạn để không thể quay trở lại. Hội nghị thượng đỉnh Malta giữa Mikhail Gorbachev và George HW Bush, trên vùng biển bị gió bão xô đẩy, đại diện cho sự kết thúc của dự án cộng sản toàn cầu và siêu cường Liên Xô. Ngày nay, nhìn lại lịch sử chóng mặt của những năm 1980, người ta có thể tìm thấy con đường hướng đến Malta dựa vào bài diễn văn lịch sử của Ronald Reagan vào ngày 8 tháng 3 năm 1983, tại Hiệp hội Truyền giáo Quốc gia, nơi mà Reagan định nghĩa Liên Xô là một "đế chế ma quỷ". Có chủ ý hay không, Reagan đã lặp lại tiếng nói của người tiền nhiệm, Harry Truman, người mà vào năm 1949 đã tuyên bố một cuộc đấu tranh trực diện, chống lại "triết lý sai lầm" của chủ nghĩa cộng sản, mà mục tiêu của nó hoàn toàn trái ngược với dân chủ.

Reagan đã thực hiện một động thái đáng kể vào ngày 23 tháng 3 năm 1983, khi ông tuyên bố phát triển một loại vũ khí mới có khả năng bảo vệ bầu trời nước Mỹ khỏi một cuộc tấn công bằng tên lửa của Liên Xô. Việc phòng thủ tên lửa như vậy sẽ khiến khả năng hạt nhân và những thứ bắn đi từ Liên Xô trở nên vô dụng. Mục đích chính của Sáng kiến ​​Phòng thủ Chiến lược (SDI), được biết đến với cái tên phổ biến là "Chiến tranh giữa các vì sao", đã tìm cách làm mất tinh thần giới lãnh đạo của Kremlin. Thêm vào đây là sự thổi phồng quân đội vĩ đại. Trong khi đối với Mỹ, chi phí quân sự cho SDI thể hiện sự đầu tư vào một bước đột phá về công nghệ, vấn đề khá khác biệt đối với Moscow. Đối với nền kinh tế kế hoạch của Liên Xô, cuộc chạy đua vũ trang mới, là một thua thiệt không thể cứu chửa nổi, vốn bị chồng chéo với giá dầu giảm mạnh. Nói ngắn gọn, Reagan áp đặt lên giới lãnh đạo cao tuổi của Liên Xô gánh nặng quá mức trong chiến lược Chiến tranh Lạnh của ông, và ở một mức độ lớn đã giúp Mikhail Gorbachev ( là thành viên trẻ nhất của Bộ Chính trị) trỗi dậy.

Đến năm 1984, chiến lược của Washington bất ngờ được chứng minh là đúng, khi người đứng đầu phái đoàn lập pháp Liên Xô, Gorbachev, tiết lộ trong cuộc gặp với Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, rằng ông rất nhiệt tình với việc giải trừ quân bị. Bà Đầm Thép nhìn thấy tiềm năng trong Gorbachev, người mà cô “có thể cùng kinh doanh.” Dựa trên phán quyết này cô thúc giục Ronald Reagan bắt đầu một cuộc đối thoại với Gorbachev, và đóng một vai trò quan trọng “trong việc thúc đẩy Reagan noi theo tấm gương của Thatcher.”

Khuyến nghị của cô đã giúp củng cố mối quan hệ tích cực giữa Reagan và Gorbachev. Theo quan điểm của tôi, Reagan đã khéo léo khai triển các kỹ năng diễn xuất của mình trong các cuộc họp đầu tiên ở Geneva (tháng 11 năm 1985) và tại Reykjavik (tháng 10 năm 1986 ) để đóng vai trò của một người kiên định ũng hộ SDI, trong khi thái độ của Gorbachev đã xác nhận đầy đủ tầm quan trọng cốt lỏi của công cụ này trong việc gây áp lực lên Moscow.

Thật vậy, Gorbachev đã viết trong hồi ký của mình về những tình cảm nồng ấm, theo cách dùng chử tuyệt vời của Shakespear ở Reykjavik, khi mà "chỉ một bước đã tách ly chúng tôi khỏi một kết quả chiến thắng, nhưng SDI là hoàn cảnh gây khó khăn".

Trong thời gian này, hai nhà lãnh đạo Anglo-Saxon đã chơi trò chơi "cảnh sát tốt, cảnh sát xấu". Trong trò chơi "Tam đại nhân" thân mật này, Thatcher là một người điều hành duyên dáng và hiệu quả. Do đó, SDI hóa ra là động lực chính cho chính sách perestroika ( cải tổ) hoặc New Thinking (tư duy mới ) của Gorbachev, trong đó kêu gọi bác bỏ các giả định chắc chắn xảy ra, điều mà trước đây dường như không thể lay chuyển.

Ba tháng sau cuộc họp tại Geneva, phát biểu tại đại hội đảng cọng sản Liên xô lần thứ 27, Gorbachev tuyên bố rằng, "lợi ích của thứ hạng phát triển xã hội phải đứng trên mọi thứ", khác với định nghĩa lý tưởng của chủ nghĩa xã hội là: "một thế giới mà mỗi người tự do lựa chọn con đường phát triển của mình , cách sống của mình". Ông ta cũng hứa, "trong tương lai gần nhất, sẽ rút khỏi quân đội Liên Xô đang đóng quân ở Afghanistan".

Cuốn sách Perestroika và New Thinking (1987) của Gorbachev là một bước quan trọng khác đối với Malta. Tuyên ngôn của ông ấy đối với Chiến tranh Lạnh được tuyên bố rằng “giá trị của toàn nhân loại" có ưu tiên hơn "giá trị giai cấp.” Theo Henry Kissinger “cách tiếp cận này, tước đoạt nhân tố căn bản trong chính sách đối ngoại của Liên Xô” và là “một sự đảo ngược hoàn toàn tính chính thống của chủ nghĩa Lênin và chủ nghĩa Mác dựa trên lịch sử, đã được cũng cố".

Bằng cách công nhận "mỗi nước có quyền tự mình lựa chọn hệ thống xã hội cho riêng mình", và "có chính sách đối ngoại của riêng mình", và bằng cách tuyên bố rằng "bất kỳ sự can thiệp nào vào công việc nội bộ, mọi nỗ lực nhằm hạn chế chủ quyền của các quốc gia khác đều không thể chấp nhận được". Trên thực tế Gorbachev đã đặt câu hỏi về giá trị "Học thuyết của Brenev". Hơn nữa, bằng cách ký Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung Mỹ - Xô, hai năm trước Malta, Gorbachev đã vứt bỏ tư tưởng Cộng sản trong Chiến tranh Lạnh.

Cuối cùng, một sự phát triển quan trọng khác, mà nó xảy ra ở Moscow trước Malta, là Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Liên Xô ( 28-6-1988 ). Kết quả mang tính cách mạng của nó là Đảng Cộng sản Liên Xô tự nguyện từ bỏ độc quyền về tư tưởng và quyền lực, bằng cách quyết định tổ chức các cuộc bầu cử thay thế các đại biểu của cơ quan quyền lực nhà nước tối cao. Không ai trong số 4991 đại biểu của Hội nghị đã bỏ phiếu chống lại năm nghị quyết này. Điều đó có nghĩa là Đảng Cộng sản đã bác bỏ bản sắc Cộng sản của Liên Xô, và thực tế này chắc chắn đã dẫn đến cái chết chính trị của Liên Xô, mặc dù ngày nay một số người thậm chí có xu hướng giải thích sự tan rã của Liên Xô là bởi sự phản bội của Gorbachev và sự xâm lấn của Hoa Kỳ.

Chuyến thăm của Reagan tới Moscow vào tháng 5 năm 1988, đã khẳng định ý nghĩa lịch sử của Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Liên Xô. Sử dụng Quảng trường Đỏ làm bục giảng , ông tuyên bố rằng Liên Xô không còn là đế chế ma quỷ nữa. Điều trớ trêu nhất của lịch sử là nhà lãnh đạo phương Tây đã đưa ra tuyên bố kết thúc Chiến tranh Lạnh này chính xác tại cùng một nơi mà vào năm 1918, giới lãnh đạo Cộng sản đã tuyên chiến với phương Tây. Trên thực tế, lăng của Lenin ở ngay đằng sau Reagan, khi ông nói.

Vào ngày 1 tháng 12, đúng một năm trước hội nghị thượng đỉnh Malta, các nghị quyết nói trên của Liên Xô đã được thực thi trên mặt pháp luật: hiến pháp và luật bầu cử của Liên Xô đã được sửa đổi một cách thích hợp. Đây là cuộc đảo chính thầm lặng, lật đổ hệ thống chính trị và pháp lý cộng sản của Liên Xô.

Vào ngày 7 tháng 12, phát biểu tại Liên Hợp Quốc, Gorbachev tuyên bố : "Tự do lựa chọn là một nguyên tắc phổ quát mà không nên có ngoại lệ".

Vào ngày 26 tháng 3 năm 1989, lần đầu tiên kể từ năm 1918, khi Quốc hội lập hiến được bầu, Liên Xô đã có cuộc bầu cử tự do đầu tiên. Vào ngày 6 tháng 7 năm 1989, trong một bài phát biểu trước Hội đồng Châu Âu, Gorbachev đã từ bỏ "không chỉ học thuyết Brezhnev, quy định quyền can thiệp của Liên Xô ở Đông Âu, mà chính quỹ đạo vệ tinh của nó, từ chối 'phạm vi ảnh hưởng' ". Trong khi đó, chính sự tồn tại của chủ nghĩa xã hội ở châu Âu mới là bằng chứng duy nhất về tính chân thực của lý thuyết Cách mạng Lenin và tính hợp pháp của chế độ Cộng sản ở Liên Xô. Vào ngày 9 tháng 11 năm 1989, Bức tường Berlin sụp đổ và lịch sử phân chia nước Đức và Châu Âu đã kết thúc.

Vào ngày 2-3 tháng 12, George W. Bush và Gorbachev tổ chức hội nghị thượng đỉnh của họ ở Malta. Tuy nhiên, đối với Tổng thống Bush, điều đó không quan trọng: rốt cuộc, ông chỉ đang hoàn thành trò chơi mà người tiền nhiệm đã chơi. Bush muốn "tìm cách phân biệt chính sách của ông với chính sách của Reagan". Và ông đã tìm thấy con người của mình để tạo ra sự khác biệt. Vào tháng 9 năm 1989, Boris Yeltsin, người bảo đảm được sự hỗ trợ của hơn 90 phần trăm người sinh sống ở Moscow, đã gặp Tổng thống Hoa Kỳ .

Chỉ còn ba tháng nữa là bầu cử Đại biểu Nhân dân ở Nga và các nước Cộng hòa Xô viết khác: mười lăm quốc gia chính trị có chủ quyền của Liên Xô sắp được thành lập. Thời đại cai trị đơn thương độc mã của Gorbachev ở Liên Xô sắp kết thúc.

Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp với vị tổng thống Hoa Kỳ thứ bốn mươi mốt là rất quan trọng đối với Gorbachev, người được kỳ vọng sẽ được bầu làm Tổng thống Liên Xô vào tháng 3 năm 1990 mà không cần qua bầu cử phổ thông. Malta được cho là cho phương Tây thấy rằng Gorbachev không có sự thay thế nào, và những bức ảnh truyền hình về hội nghị thượng đỉnh được trình bày là sự phát triển quan trọng nhất kể từ Hội nghị Yalta năm 1945, nhằm xóa tan nghi ngờ về bạn bè và kẻ thù của Gorbachev.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo của Vương quốc Anh, Pháp và Đức đã vận động hành lang cho Hội nghị thượng đỉnh Malta , vì họ rất muốn duy trì tính liên tục trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Liên Xô. Gorbachev là người bảo đảm cho thực tế chính trị mới ở châu Âu. Chính quyền Bush gặt hái tất cả những lợi ích tiềm năng từ hội nghị thượng đỉnh. Điều này đặc biệt đúng nếu người ta tính đến việc vào ngày 24 tháng 12, Alexander Yakovlev, người vạch kế hoạch cải tổ (perestroika), đã trình bày trước Đại hội đại biểu nhân dân bản báo cáo của mình về Hiệp ước Molotov-Ribbentrop . Báo cáo đó cho thấy Estonia, Latvia và Litva đã bị sát nhập theo các điều khoản của Hiệp ước.

Sau Dự án Manhattan (là dự án đầu tiên nghiên cứu và phát triển sản xuất vũ khí hạt nhân, nó được lãnh đạo bởi Hoa Kỳ với sự hỗ trợ của Vương quốc Anh và Canada, từ năm 1942; THS ) , SDI là loại siêu vũ khí thứ nhì, hiệu quả nhất của Mỹ trong thế kỷ XX. Tuy nhiên, Chiến tranh Lạnh chính thức đã kết thúc ba mươi năm trước tại Malta, trong cuộc họp báo chung đầu tiên của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Liên Xô. Đó là nơi mà lịch sử của các quốc gia hậu Xô Viết bắt đầu.

_ Sultygov Abdul-Khakim Ahmedovich, Tiến sĩ khoa chính trị học, giáo sư của Đại học quốc gia Lomonosov Moscow. Đại sứ lưu động tại Bộ Ngoại giao Nga (2004 - 2008).

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.