Trump đã cạn hết lựa chọn và đang yêu cầu các đồng minh của Hoa Kỳ giúp đỡ trước vấn đề Iran, nhưng họ đã bỏ rơi ông.

_ Như Tổng thống Donald Trump đã phát đi tín hiệu hôm thứ Tư rằng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi xung đột với Iran, ông kêu gọi các đồng minh của Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và kêu gọi NATO đóng vai trò lớn hơn ở Trung Đông.
_ Những động thái gần đây của NATO và Vương quốc Anh, trong số những nước khác, cho thấy Trump sẽ gặp khó khăn trong nỗ lực này.
_ Trump đã dành phần lớn nhiệm kỳ tổng thống của mình xúc phạm các đồng minh NATO và chống lại Anh, Pháp và Đức qua việc đơn phương rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân.
_ "Người châu Âu không ở cùng với chúng ta … bởi vì chúng ta đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran chống lại tất cả các lợi ích của họ, bởi chính chúng ta, và điều đó bắt đầu tạo ra tất cả sự leo thang " Ian Bremmer, một chuyên gia chính sách đối ngoại, nói với Insider.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel nhìn Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một bức ảnh tại hội nghị thượng đỉnh NATO hồi tháng 12. Reuters

John Haltiwanger… 09/01/2020….Theo Business Insider

Trần H Sa lược dịch.

Sau khi dành phần lớn nhiệm kỳ tổng thống của mình xúc phạm và xua đẩy các đồng minh thân cận nhất của Mỹ, Tổng thống Donald Trump hiện muốn sự giúp đỡ của họ đối với vấn đề Iran. Nhưng bằng nhiều cách, họ đã bỏ rơi ông ta.

Tổng thống đã nhiều lần thấy mình bất hòa với các đồng minh của Mỹ về thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 và về NATO, nhưng vào hôm thứ Tư, ông đã kêu gọi họ giúp đở trên cả hai vấn đề đó.

Những động thái gần đây của NATO và Vương quốc Anh, trong số những nước khác, cho thấy Trump sẽ gặp khó khăn.

Mặc dù chính lệnh của Trump là giết chết vị tướng hàng đầu của Iran, qua đó đã đẩy nước này đến chỗ xung đột với Mỹ trong tuần qua, gốc rễ của những căng thẳng gần đây có thể bắt nguồn từ việc ông rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015. Các nhà lãnh đạo ở Anh và Pháp, cũng như NATO, đã tự tránh xa việc Trump giết chết Thiếu tướng Qassem Soleimani.

"Hoa Kỳ có mối quan hệ yếu hơn nhiều với các đồng minh khắp trong khu vực và ở châu Âu, so với như Mỹ đã có trước đây - và đó là một vấn đề thực sự", Ian Bremmer, chủ tịch và người sáng lập Eurasia Group, nói với Insider qua điện thoại hôm thứ Ba.

"Người Pháp nên ở cùng với chúng ta. Họ thì không", Bremmer nói thêm. "Người châu Âu không ở cùng với chúng ta … bởi vì chúng ta đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran chống lại tất cả các lợi ích của họ, bởi chính chúng ta, và điều đó bắt đầu tạo ra tất cả sự leo thang ".

Trump bước ra khỏi cuộc chiến tiềm tàng với Iran trong khi kêu gọi các đồng minh giúp đỡ

Hôm thứ Tư, Trump đã bước ra khỏi bờ vực chiến tranh với Iran , nhưng trong quá trình đó, ông đã đẩy mạnh chiến dịch "áp lực tối đa" của mình bằng vào sự cô lập kinh tế Iran. Ông tuyên bố các lệnh trừng phạt mới đối với Iran để trả đũa vụ tấn công tên lửa vào các lực lượng liên minh của Mỹ ở Iraq.

Trump thực sự đã yêu cầu các đồng minh của Hoa Kỳ tán thành cách tiếp cận này khi ông kêu gọi họ rút khỏi Kế hoạch hành động toàn diện chung, tên chính thức của thỏa thuận hạt nhân năm 2015 .

_ Ảnh :Trump giữ một bản ghi nhớ khôi phục các lệnh trừng phạt đối với Iran sau khi tuyên bố quyết định rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 vào ngày 8 tháng 5 năm 2018. Ảnh của Chip Somodevilla / Getty Images

"Chừng nào tôi còn là tổng thống Hoa Kỳ, Iran sẽ không bao giờ được phép có vũ khí hạt nhân", ông Trump nói trong bài phát biểu trước quốc gia hôm thứ Tư.

"JCPOA rất khiếm khuyết, dù sao cũng sẽ sớm hết hạn và mang lại cho Iran một con đường rõ ràng và nhanh chóng để bùng nổ hạt nhân", ông Trump nói. "Iran phải từ bỏ tham vọng hạt nhân và chấm dứt hỗ trợ khủng bố. Đã đến lúc Vương quốc Anh, Đức, Pháp, Nga và Trung Quốc công nhận thực tế này."

Nhận xét của Trump đưa ra một bức tranh sai lệch về bản chất của JCPOA, vốn được thiết kế để ngăn Iran thủ đắc vũ khí hạt nhân, và không chính xác khi nói thỏa thuận này "sắp hết hạn". Nó không có điều khoản kết thúc, nhưng ghi nhận có nhiều năm trước khi bất kỳ điều khoản nào hết hạn.

Tuy nhiên, tổng thống nói rằng ông muốn phần còn lại trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Nga) và Đức - gọi chung là P5 + 1 - từ bỏ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mà ông đã rút Mỹ ra khỏi từ tháng 5 năm 2018.

"Bây giờ họ phải tách ra khỏi tàn dư của thỏa thuận Iran, hay JCPOA, và tất cả chúng ta phải hợp tác để cùng nhau thực hiện một thỏa thuận với Iran, khiến thế giới trở thành một nơi an toàn và hòa bình hơn", ông Trump nói hôm thứ Tư. "Chúng ta cũng phải thực hiện một thỏa thuận cho phép Iran phát triển và thịnh vượng và tận dụng tiềm năng to lớn chưa được khai thác của họ. Iran có thể là một quốc gia tuyệt vời."

Nhưng Trump đã đơn độc trong việc kéo Mỹ ra khỏi hiệp ước mang tính bước ngoặt.

Pháp, Đức và Anh chỉ trích động thái đơn phương của ông ta, và những người ký kết còn lại (Vương quốc Anh, Đức, Pháp, Nga và Trung Quốc; THS ghi chú ) đã nhặt nhạnh để cứu vãn thỏa thuận sau quyết định gây chia rẽ của Trump.

'JCPOA vẫn là cách tốt nhất để ngăn chặn sự phổ biến hạt nhân ở Iran'

Trump đã có những cuộc cãi vã công khai với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel . Thủ tướng Anh, ông Vladimir Johnson có lẽ là nhà lãnh đạo duy nhất từ một đồng minh truyền thống của Mỹ, người có quan hệ khá ổn định với Trump.

Nhưng vào sáng thứ Tư, nhà lãnh đạo Anh cho biết thỏa thuận hạt nhân là "cách tốt nhất" để ngăn Iran có được vũ khí hạt nhân.

"Theo quan điểm của chúng tôi, JCPOA vẫn là cách tốt nhất để ngăn chặn sự phổ biến hạt nhân ở Iran, cách tốt nhất để khuyến khích người Iran không phát triển vũ khí hạt nhân", Johnson nói với Nghị viện.

"Chúng tôi nghĩ rằng sau khi cuộc khủng hoảng này dịu đi, tất nhiên chúng tôi chân thành hy vọng nó sẽ như thế, con đường phía trước sẽ vẫn còn," Johnson nói thêm. "Đó là một cái vỏ hiện đã bị hủy bỏ, nhưng nó vẫn là một cái vỏ mà chúng ta có thể đưa thực chất vào trở lại."

_ Ảnh : Thủ tướng Anh Boris Johnson và Trump tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 12. Reuters

Iran cũng không có nhiều khích lệ để đàm phán một thỏa thuận mới với Mỹ, ngay cả với các quốc gia khác có liên quan, đặc biệt trước thông báo của Trump về các biện pháp trừng phạt mới vào hôm thứ Tư. Iran đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân cuối tuần qua nhưng cho biết sẽ mở cửa trở lại nếu các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.

Trung Quốc và Nga, các đối thủ lịch sử của Mỹ và là các đồng minh của Iran, cũng có thể không sẵn lòng hợp tác với các yêu cầu của Trump về thỏa thuận hạt nhân.

Trump: 'Tôi sẽ yêu cầu NATO tham gia nhiều hơn vào quá trình Trung Đông'

Trong khi đó, hôm thứ Tư Trump kêu gọi NATO đóng vai trò lớn hơn ở Trung Đông.

"Hôm nay, tôi sẽ yêu cầu NATO tham gia nhiều hơn vào quá trình Trung Đông," tổng thống nói.

Nhưng Trump đã dành ba năm để chỉ trích các đồng minh NATO về chi tiêu quốc phòng . Ông đã đưa ra những bình luận sai lệch về cách thức NATO được tài trợ, mô tả nó là "lỗi thời" , và thậm chí còn đe dọa rút khỏi liên minh .

Do đó, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng của Mỹ trong NATO đang suy yếu - bao gồm một video xuất hiện cho thấy các nhà lãnh đạo thế giới chế giễu Trump tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở London vào tháng trước .

Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg, hôm thứ Hai đã từ chối đưa ra câu trả lời chắc chắn về việc liệu liên minh có sẽ đi đến việc bảo vệ Mỹ theo điều khoản bảo vệ lẫn nhau nếu Iran tấn công hay không, nói rằng bình luận về vấn đề này sẽ "không giúp làm giảm leo thang", Bloomberg báo cáo .

Hơn nữa, NATO đã hy sinh nhiều trong cuộc chiến được gọi là chống khủng bố của chính phủ Hoa Kỳ. Lần duy nhất điều khoản bảo vệ lẫn nhau của nó được viện dẫn là sau vụ tấn công khủng bố 11/9. Quân đội NATO đã được triển khai tới Afghanistan và cũng đã hỗ trợ liên minh do Mỹ đứng đầu trong cuộc chiến chống ISIS.

Nhưng sau cuộc tấn công chết người của Trump vào vị tướng hàng đầu của Iran, NATO đã bắt đầu rút một số lực lượng khỏi Iraq, báo hiệu rằng họ không muốn bị cuốn vào cuộc chiến lộn xộn của Mỹ.

Năm tháng qua đi đang đẩy bạn bè của Hoa Kỳ ra xa khiến họ ngập ngừng đôi chút - ngay cả khi gặp khó khăn.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.