Trump đã cho Trung Quốc một chiến thắng thương mại ở Đông Nam Á như thế nào.

(Từ trái sang) Thủ tướng Campuchia, Hun Sen, Thủ tướng New Zealand, Jacinda Ardern, Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi, Thủ tướng Trung Quốc, Li Keqiang và Thủ tướng Thái Lan, Prayuth Chan-Ocha, tại Hội nghị Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) lần thứ 3 ở Bangkok. REUTERS.

IAN BREMMER …7 THÁNG 11 NĂM 2019. Theo Eurasia Group

Trần H Sa lược dịch

Tuy nhiên, một thỏa thuận thương mại lớn khác đang trên đà hoàn thành, và không ai xứng đáng nhận được nhiều tín nhiệm vì điều đó hơn Tổng thống Donald Trump, dù ông có thích hay không.

Vào ngày 4 tháng 11, đã có thông báo rằng 10 quốc gia tạo nên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ cùng với Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc ký một hiệp định thương mại tự do mới, có tên là Quan hệ đối tác kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP). Trung Quốc đã quan tâm rất nhiều đến RCEP sau khi Washington bắt đầu ký kết thỏa thuận thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) năm 2013. Dưới thời Tổng thống Barack Obama, TPP được hình dung như một cách nhằm kềm chế tham vọng của Trung Quốc, bằng cách cung cấp cho các nước châu Á một lựa chọn phương án kinh tế thay vì đồng ý với phương pháp kinh tế của Bắc Kinh. Trump đã rút Mỹ ra khỏi hiệp ước thương mại chỉ ba ngày sau khi nhậm chức. Phần còn lại của các bên ký kết đã tiếp tục tiến lên và ký thỏa thuận, nhưng không có Mỹ tham gia, TPP đã mất nhiều trọng lượng.

Nếu Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường - một loạt các dự án cơ sở hạ tầng do Bắc Kinh tài trợ trên khắp Châu Á và Châu Âu - là phần cứng của kế hoạch toàn cầu đầy tham vọng của Trung Quốc, thì RCEP là phần mềm được cho là sẽ quản lý, duy trì Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Nhưng so với TPP, RCEP ít đòi hỏi các bên ký kết hơn nhiều, việc lựa chọn bỏ qua các tiêu chuẩn môi trường, công nghệ và lao động như một phần của thỏa thuận, và ít yêu cầu hơn về mặt pháp lý đối với các thành viên. Nó cũng cung cấp ít quyền tiếp cận thị trường hơn cho những nước tham gia.

Trong ngắn hạn, những thiếu sót này sẽ hạn chế sự thúc đẩy kinh tế mà RCEP cung cấp cho các quốc gia thành viên, nhưng sẽ đạt được nhiều lợi ích kinh tế hơn trong dài hạn, giảm hầu hết thuế quan giữa các thành viên cũng như nhiều rào cản thương mại hiện đang tồn tại. Nó cũng sẽ đi một chặng đường dài hướng tới tăng cường chuỗi cung ứng khu vực giữa các quốc gia tham gia.

Không dễ để đi đến điểm này. Rất nhiều quốc gia đã do dự về sự liên kết mạnh mẽ hơn với Bắc Kinh, ngay cả khi có những lợi ích kinh tế được thực hiện. Trong một bước ngoặt vào phút cuối, Ấn Độ đã từ chối thỏa thuận, vì sợ rằng nó sẽ bị tràn ngập bởi hàng nhập khẩu của Trung Quốc, mà qua đó sẽ gây tổn hại cho nước này trong thời gian dài và làm bùng nổ thâm hụt với Trung Quốc. Bắc Kinh đã đề nghị giải quyết những lo ngại này với các khung thời gian dài hơn để giảm dần thuế quan, nhưng New Delhi đã hy vọng sẽ có thêm nhiều nhượng bộ hơn nữa trước khi rút ra. Các quốc gia thành viên như Úc bảo vệ ý kiến rằng Ấn Độ sẵn sàng tham gia lại bất cứ lúc nào (điều này chắc chắn có thể hiểu được từ quan điểm của họ - thêm một thị trường tiêu dùng hơn một tỷ người vào hiệp định thương mại có thể cung cấp một đối trọng quan trọng đối với ảnh hưởng của Trung Quốc trong tương lai). Nhưng cuộc chiến thương mại đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, chính sách thương mại bảo hộ tròng trành trước đây mở rộng hơn, và dữ liệu gần đây cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang hướng tới sự chậm lại, tất cả đều cung cấp động lực cần thiết cho những người chơi còn lại đạt được thỏa thuận cuối cùng.

Đây là một chiến thắng địa chính trị to lớn đối với Trung Quốc và giúp lý lẻ của Bắc Kinh tiến xa hơn nữa rằng trong năm 2019, Trung Quốc là nước bảo vệ toàn cầu hóa thay vì tận dụng lợi thế của nó. Nó cũng có thể giúp Trung Quốc đẩy nhanh các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra với Nhật Bản và Hàn Quốc, những nước đang đấu tranh để vượt qua sự thù địch và ngờ vực trong lịch sử.

Tuy nhiên, nhìn chung, đây là một cú đánh đáng lo ngại đối với thương mại toàn cầu, đe dọa phá vỡ một nền kinh tế toàn cầu đang đi đến tan rã. Châu Á và các công ty nước ngoài ở châu Á, bây giờ sẽ phải vật lộn với hai hiệp định thương mại đa phương vốn tự hào với các tiêu chuẩn khác nhau và bao gồm các thành viên khác nhau (RCEP và CPTPP ). Và người thua cuộc lớn nhất trong tất cả là Hoa Kỳ, quốc gia hiện đang để cho Trung Quốc và các nước khác xác định các quy tắc thương mại mới, trong khi nước này chỉ ngồi bên lề.

_ Ian Bremmer là chủ tịch và là người sáng lập Eurasia Group, công ty tư vấn và nghiên cứu rủi ro chính trị hàng đầu trên toàn cầu. Ông cũng là chủ tịch và là người sáng lập GZERO Media, một công ty thuộc Tập đoàn Eurasia chuyên giúp đỡ một lượng lớn khán giả toàn cầu hiểu biết dể dàng và rỏ ràng về thế giới phi lãnh đạo ngày nay.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.