Trump yêu cầu Tokyo tăng gấp bốn lần chi phí cho quân đội Hoa Kỳ tại Nhật Bản .

Động thái này là một phần từ chiến dịch của chính quyền để buộc các đồng minh của Hoa Kỳ chi trả nhiều tiền hơn cho quốc phòng. Hàn Quốc cũng đang được yêu cầu chi trả nhiều hơn cho quốc phòng.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đến căn cứ hải quân Yokosuka ở Nhật Bản vào ngày 28 tháng 5. (Photo by Brendan Smialowski / AFP) (Photo credit should read BRENDAN SMIALOWSKI/AFP via Getty Images)

Lara Seligman, Robbie Gramer | Ngày 15 tháng 11 năm 2019. Theo Foreign Policy

Trần H Sa lược dịch.

Khi Washington tìm cách đổi mới các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Bình Nhưỡng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang yêu cầu Nhật Bản, một đồng minh lâu năm mà Hoa Kỳ dựa vào cho sự ổn định trong khu vực, chi trả nhiều hơn nữa để trang trải chi phí cho sự hiện diện của quân đội Mỹ được tiếp tục ở nước đó .

Chính quyền đã yêu cầu Tokyo trả khoảng gấp bốn lần số tiền mỗi năm để bù đắp chi phí cho việc đóng quân của hơn 50.000 lính Mỹ ở đó, các cựu quan chức và đương nhiệm của Hoa Kỳ quen thuộc với vấn đề này nói với Foreign Policy. Cố vấn an ninh quốc gia lúc bấy giờ John Bolton và Matt Pottinger, giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia tại Châu Á, đã đưa ra yêu cầu cho các quan chức Nhật Bản trong chuyến đi tới khu vực này vào tháng 7, các quan chức cho biết.

Nhật Bản không phải là đồng minh châu Á duy nhất mà Hoa Kỳ yêu cầu ho thêm tiền để quân đội Hoa Kỳ tiếp tục hiện diện. Các quan chức xác nhận rằng trong cùng chuyến đi đó, Bolton và Pottinger đã đưa ra một yêu cầu tương tự đối với Hàn Quốc, nơi trấn đóng của 28.500 quân đội Hoa Kỳ, yêu cầu Seoul trả gấp năm lần so với hiện tại. CNN và Reuters trước đó báo cáo rằng Trump đã yêu cầu Seoul gia tăng đóng góp.

Một số chuyên gia cảnh báo, động thái gây sức ép buộc các đồng minh châu Á phải trả giá nhiều hơn cho sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực, có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Mỹ và các đồng minh châu Á, làm lợi cho các đối thủ như Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

Bruce Klingner, một học giả tại nhóm tư vấn Heritage Foundation và là cựu chuyên gia CIA phân tích, "nhu cầu này không chỉ là con số cắt cổ, mà với cách đang được thực hiện, có thể kích hoạt chủ nghĩa chống Mỹ" ở một số đồng minh thân cận nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ. "Nếu bạn làm suy yếu các liên minh, và có khả năng làm giảm sự răn đe và sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ, điều đó có lợi cho Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Nga, những nước luôn nghiên cứu kỹ kưỡng tiềm năng cắt giảm ảnh hưởng và hỗ trợ của Hoa Kỳ cho các đồng minh của chúng ta."

Một quan chức hiện tại nói một cách thẳng thắn hơn : "đó là sự hiểu lầm hoàn toàn" về giá trị của các liên minh và chống lại chiến lược của chính quyền trước việc thay đổi thái độ để tập trung vào cái gọi là cạnh tranh siêu cường với Nga và Trung Quốc.

Tin tức về việc Nhà Trắng đang tìm cách tống tiền Tokyo và Seoul là một phần trong việc đẩy mạnh hơn nữa của chính quyền Trump để khiến các đồng minh tăng thêm tiền cho quốc phòng. Đặc biệt, Tổng thống từ lâu đã chỉ trích các đồng minh châu Âu, vì đã không chi đủ cho lực lượng vũ trang của họ. Nỗ lực của ông ấy dường như sẽ hoạt động - vào cuối năm tới, các đồng minh NATO ở châu Âu và Canada sẽ bổ sung hơn 100 tỷ đô la cho chi tiêu quốc phòng tính từ năm 2016.

Giờ đây, Trump dường như đang chuyển sự chú ý sang Thái Bình Dương trong bối cảnh quân đội Trung Quốc thiết lập và đổi mới các mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên. Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều trả cho Hoa Kỳ hàng tỷ đô la để trang trải chi phí giữ hàng chục ngàn lính Mỹ ở đó, chủ yếu theo các hiệp định xử lý đặc biệt song phương, được đàm phán theo truyền thống mỗi 5 năm một lần.

Trước chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper tới khu vực, Randall Schriver, trợ lý bộ trưởng quốc phòng cho chính sách châu Á-Thái Bình Dương, nói trong tuần này rằng "họ phải sẵn sàng nhận phần lớn gánh nặng, vì tổng thống đã nhấn mạnh mang tính toàn cầu, không chỉ liên quan đến Hàn Quốc".

Theo thỏa thuận xử lý đặc biệt của Nhật Bản, sẽ hết hạn vào tháng 3 năm 2021, Tokyo hiện phải trả khoảng 2 tỷ đô la để bù đắp chi phí cho 54.000 lính Mỹ ở đó, khoảng một nửa trong số đó dành cho căn cứ không quân Hoa Kỳ đóng tại ở Okinawa. Trước thời hạn, chính quyền Mỹ đã yêu cầu tăng giá - khoảng 8 tỷ đô la, hoặc tăng 300 phần trăm, theo ba cựu quan chức quốc phòng.

Trump đã yêu cầu Seoul tăng giá tương tự, nhưng thời hạn đàm phán sẽ đến sớm hơn. Năm ngoái, khi thỏa thuận xử lý đặc biệt năm năm của Hàn Quốc hết hạn, Trump đã yêu cầu tăng 50% từ Seoul, tính theo các điều khoản của thỏa thuận, Hàn Quốc trả khoảng 1 tỷ đô la để bù đắp chi phí cho 28.500 lính Mỹ ở đó. Sau các cuộc đàm phán kéo dài, hai bên đã đồng ý Seoul sẽ trả thêm 8% so với chi phí năm trước nhưng sẽ đàm phán lại thỏa thuận hàng năm.

Khi thỏa thuận của Hàn Quốc hết hạn một lần nữa trong năm nay, Trump đã tăng giá đòi hỏi lên khoảng 5 tỷ USD - tăng 400%, một cựu quan chức quốc phòng cho biết.

"Tổng thống đã rõ ràng với kỳ vọng rằng các đồng minh của chúng ta trên khắp thế giới, bao gồm cả Nhật Bản và Hàn Quốc, có thể và nên đóng góp nhiều hơn nữa," một nhân viên cao cấp của chính quyền cho biết.

Các đồng minh khác có thể phải đối mặt với yêu cầu tương tự trong tương lai gần, Klingner nói. Các yêu cầu đối với Hàn Quốc là "bắt đầu một mẫu mới cho các yêu cầu của Hoa Kỳ từ các đồng minh của chúng ta. Nó sẽ được áp dụng cho Hàn quốc, sau đó là Nhật Bản, sau đó nữa là đến các khu vực khác mà Hoa Kỳ có quân đội," ông nói.

Vì Nhật Bản có nhiều thời gian hơn để đàm phán thỏa thuận quân sự, Tokyo có thể nhìn vào Seoul để biết loại thỏa thuận mà họ có thể mong đợi để đàm phán với Washington. "Họ có thể nói rằng, Tokyo tốt hơn một chút, Hàn Quốc, bạn đi trước, và chúng tôi sẽ tìm kiếm thỏa thuận tương tự". Cựu quan chức quốc phòng cho biết.

Tuy nhiên, Tokyo đã từ bỏ một số đòn bẩy của họ trong việc ký kết thỏa thuận thương mại với Washington vào tháng 9, quan chức này cho biết. Theo thỏa thuận, được ký bởi Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào ngày 25 tháng 9, Nhật Bản đã đồng ý giảm thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ.

Khi Washington tiếp tục yêu cầu các đồng minh chi trả nhiều tiền hơn cho quốc phòng, Nhật Bản đang cố gắng "suy nghĩ sáng tạo về chia sẻ gánh nặng," ví dụ như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mới tại các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản hoặc đồng ý triển khai tên lửa đặt trên mặt đất mới của Mỹ, cựu quan chức quốc phòng nói.

Các chuyên gia và các cựu quan chức khác cho biết, Nhật Bản đã nhấn mạnh những bước tiến trong chi tiêu quốc phòng tại các cuộc thảo luận sơ bộ với các quan chức Hoa Kỳ về thỏa thuận xử lý đặc biệt tiếp theo. Các quan chức Nhật Bản chỉ ra quyết định của họ để mua các thiết bị quân sự đắt tiền của Hoa Kỳ, bao gồm máy bay chiến đấu F-35 và máy bay trực thăng trục nghiêng V-22 Osprey, và tài trợ cho việc tái tổ chức quân sự ở Okinawa như các dấu hiệu mà họ đang đẩy mạnh.

Các cựu quan chức khác chỉ ra rằng về lâu dài nó sẽ đắt đỏ hơn nhiều, khiến Hoa Kỳ sẽ rút quân khỏi Nhật Bản, trong trường hợp không thể đạt được thỏa thuận.

James Zumwalt nói "Nếu Hoa Kỳ di chuyển các lực lượng vũ trang của chúng ta ra khỏi Nhật Bản và hồi hương, Mỹ sẽ phải chi trả nhiều tiền hơn của người đóng thuế ở Hoa Kỳ. Sau đó, Hoa Kỳ sẽ phải nhận lấy các chi phí hiện đang được trả bởi Nhật Bản, chẵng hạn như tiền lương của 24.000 công nhân cơ sở dân sự và chi phí các tiện ích cho các gia đình quân nhân." James Zumwalt là một nhà ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ hiện đang là thành viên không thường trú tại Tổ chức Hòa bình Sasakawa, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào quan hệ Mỹ-Nhật.

Cả Tokyo và Seoul đều trả một khoản đáng kể cho các dự án quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực. Nhật Bản chi trả phần lớn chi phí liên quan đến ba dự án xây dựng căn cứ quân sự quốc tế lớn nhất kể từ Thế chiến II, theo báo cáo năm 2018 của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội : Cơ sở thay thế Futenma ở Okinawa (Nhật Bản trả 100% trong số 12,1 tỷ USD đơn giá), xây dựng cơ sở không quân của thủy quân lục chiến ở Iwakuni (Nhật Bản trả 94%, tương đương 4,5 tỷ USD, trong số 4,8 tỷ USD) và các cơ sở trên đảo Guam cho phép 4.800 lính thủy đánh bộ chuyển quân từ Okinawa (Nhật Bản trả 3,1 tỷ USD, tương đương 36% của chi phí).

Hàn Quốc, trong khi đó, trả 10 tỷ đô la, tương đương 93% chi phí xây dựng mới tại Camp Humphreys.

Nhật Bản cũng mua hơn 90% thiết bị quốc phòng của mình từ các công ty của Hoa Kỳ, bao gồm máy bay chiến đấu Lockheed Martin, F-35 và tàu chở dầu Boeing KC-46 của Lockheed Martin, theo Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội.

Một cựu quan chức nói "điều đó có thể là không công bằng".

Sự thúc đẩy mới nhất không phải là lần đầu tiên chính quyền Trump làm ẩu các kế hoạch thử nghiệm và lấy thêm tiền từ các đồng minh của mình cho việc trấn đóng của quân đội Hoa Kỳ. Vào tháng 3, các báo cáo nổi lên rằng chính quyền muốn các đồng minh phải trả toàn bộ chi phí cho việc quân đội Mỹ được trấn đóng tại quốc gia của họ, cộng thêm 50%. Quyền bộ trưởng Quốc phòng lúc bấy giờ là Patrick Shanahan sau đó nói với các nhà lập pháp rằng, chính quyền sẽ không thúc đẩy tiến đến với cái gọi là kế hoạch ‘Cost Plus 50", và báo cáo rằng làm như vậy là sai lầm.

_ Lara Seligman là một nhân viên viết văn tại Foreign Policy.
_ Robbie Gramer là một phóng viên ngoại giao và an ninh quốc gia tại Foreign Policy.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.