Các nước nghèo cần cân nhắc cẩn thận về giảm giao tiếp xã hội.

Các chính sách áp dụng ở các nước giàu để chống lại coronavirus, có thể gây tác động bất lợi ở các quốc gia có thu nhập thấp - có khả năng gây nguy hiểm cho đời sống của họ nhiều hơn so với họ được bảo vệ.

Hai người đàn ông chào nhau bằng cách chạm vào khuỷu tay ở Lagos, Nigeria vào ngày 1 tháng 4. HÌNH ẢNH BENSON IBEABUCHI / AFP / GETTY

AHMED MUSHFIQ MOBARAK, ZACHARY BARNETT-HOWELL | THÁNG 10, 2020…Theo Foreign Policy

Trần H Sa lược dịch.

Để đối phó với đại dịch coronavirus, (cách ly) giảm giao tiếp xã hội với các mức độ khác nhau đã được triển khai trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Trung Quốc, Châu Âu và phần lớn Hoa Kỳ. Hàng trăm triệu người đã chấp nhận sự gián đoạn bi thảm đối với cuộc sống hàng ngày của họ, và những thiệt hại kinh tế đáng kể dựa trên lý do làm chậm sự lây lan của coronavirus, để có thể bảo vệ các hệ thống chăm sóc sức khỏe không bị quá tải.

Các mô hình dịch tễ học cho thấy rõ rằng, cái giá phải trả cho sự không can thiệp ở các nước giàu sẽ là hàng trăm ngàn đến hàng triệu người chết, một kết quả tồi tệ hơn nhiều so với suy thoái kinh tế sâu sắc nhất có thể tưởng tượng được. Nói cách khác, các can thiệp (cách ly) giảm giao tiếp xã hội và đàn áp hùng hổ, ngay cả với cái giá phải trả cho kinh tế liên quan của chúng, là hoàn toàn hợp lý trong các xã hội có thu nhập cao.

Nhưng logic của những phản ứng này được xây dựng dựa trên các đặc điểm của các xã hội công nghiệp, tương đối giàu có, nơi mà các khế ước xã hội đã rõ ràng. Các quốc gia có thu nhập từ thấp đến trung bình, chẳng hạn như Bangladesh và Nigeria thì khác, và nẩy lên các câu hỏi khác nhau, cụ thể là: Phải chăng lợi ích do việc phong tỏa trên toàn quốc cũng gây ra những cái giá phải trả đau thương hơn nhiều ở các nước nghèo?

Chúng tôi thấy một số lý do - bao gồm cả thành phần nhân khẩu học, nguồn sinh kế của người dân và năng lực của thể chế - cho thấy rằng câu trả lời có thể khác so với ở Hoa Kỳ hoặc Châu Âu. Nói một cách thẳng thắn, việc áp đặt phong tỏa nghiêm khắc ở các nước nghèo - nơi mà mọi người thường phải phụ thuộc vào lao động hàng ngày để kiếm đủ tiền nuôi sống gia đình - có thể dẫn đến một số ca tử vong do thiếu thốn và các loại bệnh vốn có thể phòng ngừa được.

Rất giá trị khi trước tiên hãy nhìn vào khả năng tác động của bệnh đối với các quốc gia; chúng rất khác nhau. Trong khi người trẻ không được an toàn, coronavirus tấn công người già nặng nề nhất, với tỷ lệ tử vong ước tính là 6,4% ở những người trên 60 tuổi, tăng lên 13,4% đối với những người trên 80 tuổi.

Các quốc gia có thu nhập thấp (nơi thu nhập bình quân đầu người dưới 1.000 đô la mỗi năm) có tỷ lệ người trên 65 tuổi (3%) nhỏ hơn so với các quốc gia giàu có (17,4%) với mức sinh sản thấp, theo Ngân hàng Thế giới.

Do đó, mô hình dịch tễ học nổi tiếng của Đội Phản ứng COVID-19 thuộc Đại học Hoàng gia ước tính rằng, sự lây lan không bị hạn chế của coronavirus chủng mới, sẽ giết chết 0,39% dân số Bangladesh và 0,21% dân số châu Phi cận Sahara; ít hơn một nửa so với tỷ lệ tử vong 0,8 phần trăm ước tính cho Hoa Kỳ và các nước OECD khác.

Mô hình này tính toán theo nhân khẩu học cụ thể của từng quốc gia, sự khác biệt về năng lực chăm sóc sức khỏe của mỗi quốc gia. Tỷ lệ lây nhiễm và dự báo tỷ lệ tử vong thì cao hơn ở các nước giàu, bất kể chất lượng tương đối kém của các hệ thống y tế ở các quốc gia nghèo, tuy nhiên, mô hình này không giải thích được sự phổ biến của tình trạng mắc các bệnh mãn tính, bệnh ở hệ hô hấp, ô nhiễm, và suy dinh dưỡng cao hơn ở các nước thu nhập thấp, những thứ có thể làm tăng tỷ lệ tử vong bởi dịch coronavirus. Đó là một hạn chế quan trọng của các dự báo so sánh này.

Để tính toán lợi ích so sánh của việc áp dụng các hướng dẫn ̣(cách ly) giảm giao tiếp xã hội ở các nước giàu và nghèo, chúng tôi đã kết hợp ước tính cái giá tử vong của từng quốc gia cụ thể, với các dự đoán tỷ lệ tử vong thuộc dịch tễ học do sự lây lan của virus, để tạo ra các ước tính cho một loạt quốc gia. Trong nghiên cứu hiện đang được đánh giá bởi các đồng sự, chúng tôi đã tìm thấy sự khác biệt đáng kể về giá trị của (cách ly) giảm giao tiếp xã hội giữa các quốc gia.

Một chính sách (cách ly) giảm giao tiếp xã hội có hiệu quả, được dự đoán sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến coronavirus ở con số 1,3 triệu người ở Hoa Kỳ và 426.000 ở Đức. Một chính sách như vậy sẽ chỉ cứu được 182.000 người ở Pakistan và 102.000 ở Nigeria. Câu hỏi đặt ra là, có bao nhiêu sinh mạng sẽ gặp nguy hiểm với một chính sách như vậy ở những nước nghèo nói trên.

Các lợi ích của (cách ly) giảm giao tiếp xã hội được ước tính rất lớn cho Hoa Kỳ và Tây Âu, choáng hết những tranh luận về các giá trị khác của sức khỏe cộng đồng nếu xã hội bị phong tỏa trên diện rộng, và áp dụng các lệnh "ở tại nhà" tại các khu vực đó. Đó là lý do tại sao Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và những người khác kêu gọi (cách ly) giảm giao tiếp để giúp cho việc chữa trị tốt đẹp hơn, các giá trị khác của sức khỏe cộng đồng ngoài căn bệnh coronavirus có ý nghĩa rất nhỏ ở một đất nước như Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bức tranh cách ly ít rõ ràng hơn ở các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình. Những công dân ở các nước đó cũng muốn được an toàn, tránh khỏi bệnh tật, nhưng họ không muốn bị thất nghiệp, nghèo khó hoặc đói.

Lợi ích ròng trong phúc lợi từ việc cứu sống người dân bằng cách áp dụng các chính sách ngăn chặn coronavirus, thậm chí còn lớn hơn ở các nước thu nhập cao so với những nước có thu nhập thấp, bởi vì (cách ly) giảm giao tiếp xã hội làm giảm rủi ro bệnh tật qua việc hạn chế những cơ hội làm ăn kinh tế của mọi người. Theo nghiên cứu gần đây của chúng tôi, những người nghèo thường tự nhiên rất ít sẵn sàng hy sinh những cơ hội làm ăn kinh tế. Thật vậy, họ đặt giá trị cuộc sống vào mối quan tâm sinh kế của họ tương đối lớn hơn, so với những lo ngại về việc bị nhiễm coronavirus. (Cách ly) giảm giao tiếp xã hội ngăn cản người nghèo làm việc và tạo ra thu nhập.

Ước tính của chúng tôi thậm chí có thể phóng đại giá trị của (cách ly) giảm giao tiếp xã hội ở các nước nghèo, nơi mà các chính sách như vậy cũng có thể gây ra thêm những thiệt hại kinh tế nặng nề hơn, đặc biệt là đối với những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất. Công nhân ở các quốc gia này có nhiều khả năng được tuyển dụng làm những công việc thực tiễn, mà họ không thể nào tiến hành trong khi (cách ly) giảm giao tiếp xã hội. Họ cũng có thể làm việc trong lãnh vực phi chính thức, và sống dựa vào việc nhận lương hàng ngày bằng tiền mặt - mà không phải truy cập vào mạng lưới an sinh xã hội. Trong ngắn hạn, (cách ly) giảm giao tiếp xã hội ngăn cản họ làm việc và tạo ra thu nhập; về lâu dài, điều này có thể dẫn đến đói ăn, suy dinh dưỡng, các vấn đề sức khỏe khác không liên quan đến coronavirus, và tử vong.

Đây không còn là những mối lo ngại giả định. Vào tuần trước, chúng tôi đã bắt đầu thu thập dữ liệu có hệ thống từ các người dân tiêu biểu, đại diện cho các cá nhân ở vùng nông thôn Bangladesh và Nepal, bằng cách thực hiện hàng ngàn cuộc phỏng vấn qua điện thoại, và chúng tôi biết rằng tình trạng mất an ninh lương thực và thất nghiệp - không phải sức khỏe và an toàn - là các quan tâm hàng đầu của người nghèo ở vùng nông thôn. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sau khi Nepal áp đặt lệnh phong tỏa, số giờ lao động ở khu vực nông thôn đã giảm 50% so với thậm chí số giờ lao động bị hạn chế, mà mọi người có thể có được trong khi chưa tới thời vụ, hay còn được gọi là "mùa đói" trong chu kỳ cây trồng nông nghiệp.

Làm phẳng đường cong dịch tễ của coronavirus để mua thời gian cho đến khi vắc-xin khả dĩ được phát triển, có thể gây phản tác dụng cho các nước nghèo hơn, nếu nó làm tăng các nguyên nhân gây tử vong khác. Dựa trên dữ liệu của Tổ chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc, chúng tôi thấy rằng khoảng 16% đến 37% hộ gia đình ở các nước có thu nhập thấp là những người không có an toàn thực phẩm - những người đã phải đối mặt với nạn đói và phải đối mặt với tình huống ngày càng tồi tệ, nếu các biện pháp (cách ly) giảm giao tiếp xã hội được áp đặt.

Các nước nghèo hơn cũng có khả năng hạn chế thực thi các hướng dẫn cách ly và cải thiện các vấn đề gây ra bởi các chính sách đó. Các báo cáo gần đây của Community Mobility do Google công bố cho thấy, các hướng dẫn (cách ly) giảm giao tiếp xã hội ở các quốc gia có thu nhập cao được tuân thủ rộng rãi, nhưng có những thay đổi nhỏ hơn trong xu hướng lưu động tại các nơi làm việc và các cửa hàng bán lẻ, ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp.

(Cách ly) giảm giao tiếp xã hội và những can thiệp ngăn chặn được khởi đầu ở Vũ Hán, Trung Quốc - và hiện đang diễn ra trên khắp châu Âu và các bang của Hoa Kỳ - dựa vào các hệ thống hỗ trợ của chính phủ. Nhiều công nhân trên khắp châu Âu vẫn nhận được tiền lương của họ và người nộp thuế ở Hoa Kỳ sẽ nhận được ngân phiếu kích thích kinh tế. Ngược lại, lao động phi chính thức ở các nước đang phát triển không phải lúc nào cũng có mặt trong các hồ sơ quan liêu của chính phủ.

Vì vậy, ngay cả trong trường hợp chắc chắn rằng các chính sách bảo hiểm xã hội được thực hiện ở các quốc gia này, thì vẫn chưa rõ ràng với ước tính có từ 50 đến 80 phần trăm lao động không chính thức, hoặc tự làm chủ ở các nước có thu nhập thấp, có thể được cung cấp lợi ích cứu trợ cho họ nhanh chóng như thế nào. Ngoài ra, việc phong tỏa có thể gây phản tác dụng nếu nó buộc người lao động không chính thức và người di cư, phải di cư ngược từ các khu vực đông dân cư và truyền bệnh sang các vùng nông thôn hẻo lánh của các nước nghèo.

Những nỗ lực của chính phủ Ấn Độ nhằm áp đặt phong tỏa dường như đã gây ra hậu quả tiêu cực đáng kể cho các thành viên dễ bị tổn thương nhất trong dân chúng. Các cuộc phỏng vấn với những người lao động từ khu vực phi chính thức, kể ra một câu chuyện về nghèo khổ, mất chổ ở, và đói ăn sắp xảy ra; vì thu nhập và cơ hội làm việc của họ đã bị cắt giảm. Lao động nhập cư ở các thành phố lớn nhất Ấn Độ, hiện không có việc làm, không có thức ăn hoặc nơi ở. Hàng ngàn người đang trong quá trình trở về nhà đúng theo nghĩa đen, với những cái chết trên đường về nhà, đã được báo cáo. Những hậu quả tử vong này không thể bị bỏ qua khi đưa ra các chiến lược cho chính sách công nhằm ngăn chặn coronavirus.

Chính sách (cách ly) giảm giao tiếp xã hội được thực hiện ở các nước châu Âu và Hoa Kỳ cũng có thể được áp dụng cho các khu vực khác trên thế giới. Nếu phải theo đuổi (cách ly) giảm giao tiếp xã hội một cách rộng rãi, thì những nỗ lực to lớn và sáng tạo phải được thực hiện đi cùng với lương thực, nhiên liệu và tiền mặt, những thứ này phải được vào tay những người có nguy cơ đói và thiếu thốn nhất. Điều này đặc biệt thách thức các quốc gia không có mạng lưới an sinh xã hội phát triển. Điều quan trọng đối với chính phủ, khu vực tư nhân, các nhóm nhân đạo, các nhà khai thác điện thoại di động và các công ty công nghệ là, phải thử nghiệm các giải pháp sáng tạo như chuyển gửi tiền mặt qua điện thoại di động.

Bởi vì có nhiều bằng chứng cho thấy cái giá phải trả cho kinh tế bởi việc cách ly - đặc biệt là gánh nặng đối với người nghèo - thì cao hơn rất nhiều, nên cần phải có một đánh giá nghiêm túc để xác định những biện pháp nào đó mà có thể cứu vãn đời sống của mọi người một cách hiệu quả, trong khi giảm thiểu thiệt hại trong toàn bộ phúc lợi xã hội.

Các nhà lãnh đạo ở Châu Phi, Nam Á và Châu Mỹ Latinh cần xem xét kỹ các chính sách thay thế, bao gồm các biện pháp giảm thiểu tác hại, qua đó cho phép người dân ở các quốc gia có thu nhập thấp giảm thiểu rủi ro từ COVID-19, trong khi duy trì khả năng đưa được thực phẩm đến với bửa ăn cho dân chúng.

Một số khả năng bao gồm: yêu cầu đeo khẩu trang phổ biến khi công nhân rời khỏi nhà của họ (vì khẩu trang và tấm che mặt tự chế tương đối rẻ, và chính sách như vậy có thể khả thi cho hầu hết các quốc gia thực hiện được); nhắm mục tiêu cách ly xã hội vào người già và các nhóm có nguy cơ khác, đồng thời cho phép các cá nhân tham gia sản xuất có rủi ro lây nhiễm thấp hơn, tiếp tục làm việc; cải thiện khả năng tiếp cận với nước sạch, nước rửa tay, hệ thống vệ sinh và các chính sách khác, để giảm lượng lây nhiễm virus; và chi phối xã hội một cách rộng rãi cùng các chiến dịch thông tin để khuyến khích các hành vi làm chậm sự lây lan của căn bệnh, nhưng không làm suy yếu sinh kế của nền kinh tế. Điều này có thể bao gồm các hạn chế về quy mô của các cuộc tụ họp xã hội và tụ họp tôn giáo, hoặc các chương trình khuyến khích các nhà lãnh đạo tôn giáo và lãnh đạo cộng đồng tán thành các hành vi an toàn hơn, và truyền đạt chúng một cách rõ ràng.

Đại dịch coronavirus đại diện cho một mối đe dọa nghiêm trọng đối với toàn thế giới, nhưng mối đe dọa đó mang một hình dạng khác nhau ở mỗi quốc gia. Hơn nữa, khả năng của các xã hội nhằm đáp ứng và chịu đựng sự gián đoạn cũng như cái giá phải trả cho (cách ly) giảm giao tiếp xã hội rất khác nhau. Lợi ích của mỗi chính sách phải được cân nhắc cẩn thận trước những cái giá phải trả về mặt kinh tế và rủi ro áp đặt cho một xã hội cụ thể. Trong khi các nhà hoạch định chính sách phải suy nghĩ cẩn thận về những khác biệt này, họ cũng phải hành động nhanh chóng, vì cả căn bệnh Covid-19 lẫn các biện pháp áp đặt để ngăn chặn nó, đều gây ra đau khổ cho toàn thế giới.

_ Ahmed Mushfiq Mobarak là giáo sư kinh tế tại Đại học Yale, nơi ông chỉ đạo Sáng kiến ​​nghiên cứu Yale về Đổi mới và Quy mô.

_ Zachary Barnett-Howell là một học giả sau tiến sĩ tại Sáng kiến ​​Nghiên cứu Yale về Đổi mới và Quy mô.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.