Chiến tranh lạnh mới Mỹ - Trung.

_ Coronavirus: Trung Quốc và Hoa Kỳ trong 'Chiến tranh lạnh mới' khi mối quan hệ đạt điểm thấp nhất trong 'hơn 40 năm', bị thúc đẩy bởi đại dịch

_ Quan hệ Mỹ-Trung đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập niên, các cựu quan chức của cả hai bên cho biết.

_ Donald Trump đã đe dọa hủy bỏ thỏa thuận thương mại giai đoạn một và tăng thuế, trong khi truyền thông Trung Quốc đẩy mạnh các cuộc tấn công vào các nhân vật chính trị Hoa Kỳ.

Sự lạc quan rằng thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung có thể cứu vãn mối quan hệ song phương đã bắt đầu mờ dần qua hậu quả của coronavirus. Ảnh: Reuters

Finbarr Bermingham và Cissy Zhou….., ngày 5 tháng 5 năm 2020…Theo SCMP

Trần H Sa lược dịch.

Một sự suy giảm nghiêm trọng trên quan hệ Mỹ-Trung trong những ngày gần đây đã thuyết phục các cựu cố vấn và cố vấn hiện nay của chính phủ ở cả hai bên rằng, mối quan hệ song phương đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập niên.

Trong tuần qua, chính quyền Trump đã đe dọa sẽ hủy bỏ thỏa thuận thương mại giai đoạn một và tăng thuế đối với Trung Quốc, ủng hộ các biện pháp mới kiểm soát chặt chẻ xuất khẩu đối với các công ty Trung Quốc mua các sản phẩm công nghệ của Mỹ, và tiếp tục đẩy mạnh các lý thuyết cho rằng coronavirus là do con người tạo ra và bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán.

Nhà Trắng cũng tăng tốc một sáng kiến "các quốc gia thân thiện", thúc đẩy các chuỗi cung ứng sản xuất ra khỏi Trung Quốc, theo Reuters, trong khi một báo cáo bị rò rỉ từ Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ cáo buộc Bắc Kinh che đậy mức độ nghiêm trọng của virus để có thể tích trữ vật tư y tế hồi đầu năm.

Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc và các nhà ngoại giao "chiến binh sói" đã tăng cường các cuộc tấn công trên truyền thông xã hội, nhắm vào các nhân vật chính trị Hoa Kỳ để đáp trả.

Tuần trước, một video chế nhạo cách xử lý coronavirus của Mỹ, có tên là "Virus ngày một tăng", đã được chia sẻ rộng rãi giữa các quan chức diều hâu trong bộ ngoại giao, sau khi nó được phát hành bởi Tân Hoa Xã.

Các nhà phân tích nói rằng cuộc so găng đang bắt đầu, với bất kỳ sự lạc quan nào còn lại từ thỏa thuận thương mại giai đoạn một ký vào giữa tháng 1, cùng với tất cả hy vọng rằng quan hệ thương mại có thể giúp cứu vãn mối quan hệ Mỹ-Trung mở rộng hơn.

Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin của Trung Quốc và là cố vấn cho Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, có uy tín trong nội các nước này, nói : "Mỹ và Trung quốc thật sự đang ở trong thời kỳ Chiến tranh lạnh mới. Khác với Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô, tính chất Chiến tranh Lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc có sự cạnh tranh toàn diện và tách biệt nhau nhanh chóng. Mối quan hệ Mỹ-Trung không còn giống như vài năm trước, thậm chí không giống như vài tháng trước."

Mặc dù những lời lẻ khoa trương về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, là một điểm nói chuyện phổ biến ở Washington, nhưng nó ít được sử dụng thường xuyên trước công chúng bởi các cố vấn và học giả Trung Quốc. Hóa ra là vì, nguyên ngữ Chiến tranh Lạnh có nghĩa là sự kết thúc của Liên Xô và dẫn đến chiến thắng của Hoa Kỳ .

Nhưng sự xuống dốc thê thảm trong các mối quan hệ ở những tuần gần đây, đã cung cấp sự chấp nhận xu thế so sánh, thúc đẩy nó từ các thành phần cực đoan trong chính quyền Trump đến một thực tế được nhiều người chấp nhận.

Reuters đưa tin hôm thứ Hai rằng một tài liệu của chính phủ Trung Quốc bị rò rỉ cho biết tình cảm chống Trung Quốc trên toàn cầu đang ở thời điểm tồi tệ nhất kể từ năm 1989, khi Bắc Kinh đàn áp dã man các cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn.

Các chính phủ trên khắp thế giới đã lên tiếng phẫn nộ về việc che đậy nguồn gốc coronavirus của Trung Quốc và yêu cầu một cuộc điều tra công khai. Ưu thế của Trung Quốc trong sản xuất vật tư y tế đã đổ thêm sự tức giận dẫn đến một khuynh hướng tách rời khỏi nền kinh tế Trung Quốc ngày càng tăng.

Yu Wanli, phó giám đốc nhóm tư vấn Lian An ở Bắc Kinh, đồng ý rằng quan hệ Mỹ-Trung đang ở điểm thấp nhất kể từ sau vụ đàn áp Thiên An Môn.

"Tôi đã luôn lạc quan về mối quan hệ Mỹ-Trung cho đến gần đây. Trước kia, bạn luôn có thể tìm thấy tiếng nói thân Trung Quốc trên phổ chính trị ở Hoa Kỳ, nhưng không có tiếng nói nào như vậy trong chính quyền Trump", ông Yu nói, chỉ ra rằng một cuộc thăm dò gần đây của Pew trên 1.000 người Mỹ cho thấy, 66% số người được hỏi có quan điểm bất lợi về Trung Quốc.

Chen Zhiwu, giám đốc Viện Châu Á Toàn cầu tại Đại học Hồng Kông, cho biết tình hình là điều tồi tệ nhất mà ông từng thấy trong hơn 40 năm nghiên cứu về các vấn đề Mỹ-Trung.

"Ngay cả vào năm 1989, tình cảm căn bản của người Mỹ đối với Trung Quốc không tệ đến thế. Nó tồi tệ hơn nhiều và có gốc rể sâu xa hơn nhiều", Chen nói. "Trung Quốc có thể ngừng sử dụng các kênh ngoại giao và phát ngôn viên tiếp tục truyền tải những lời hoa mỹ, bởi vì loại nỗ lực này không giúp được gì".

Bầu không khí bây giờ thậm chí còn sôi động hơn trong thời điểm thấp nhất của năm 2018 và 2019, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc, trong nỗ lực buộc thay đổi cấu trúc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trong suốt các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung, các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc đã cẩn thận né tránh những chỉ trích trực tiếp vào Trump, trong khi nhà lãnh đạo Mỹ tránh chỉ trích người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình.

Nhưng cảm giác trì hoãn đó trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã biến mất vài tháng trước, với Tân Hoa Xã đề cập đến dịch bệnh của Hoa Kỳ là "đại dịch của Trump" trong một tweet vào tháng 3, sau đó là một đe dọa nhấn chìm nước Mỹ "trong biển coronavirus ngập ngụa" bằng cách chặn xuất khẩu thiết bị y tế quan trọng.

Một cựu quan chức của chính quyền Trump, phát biểu nặc danh, nói rằng báo cáo của Tân Hoa Xã đã được các quan chức Nhà Trắng "coi là mối đe dọa trực tiếp", nói thêm rằng "báo chí Trung Quốc được đọc khá sát sao" và rằng sự thay đổi trong khoa trương sẽ được ghi nhận.

Về phần mình, ông Trump nuông chiều tùy lúc tùy nơi và không sử dụng thuật ngữ "Virus Trung Quốc", cũng ngừng chỉ trích trực tiếp Xi.

Clete Willems, người từng là phó giám đốc của Hội đồng Kinh tế Quốc gia dưới thời Trump nói rằng, đe dọa thêm thuế quan mới, hoặc thậm chí là phá vỡ thỏa thuận thương mại giai đoạn một, không nên bị xem nhẹ.

"Tôi nghĩ rằng mọi người thực sự cần phải nghiêm túc. Tôi không biết điều đó có sắp xảy ra hay không, nhưng tôi nghĩ rằng nó sẽ được xem xét", Willems nói, đồng thời cho biết thêm rằng ông sẽ thích cách chính phủ Hoa Kỳ sử dụng các hình phạt có mục tiêu, thông qua "thuế quan thống nhất" đối với bất kỳ ai ở Trung Quốc được cho là có liên quan đến việc che đậy vụ dịch hoặc tích trữ vật tư y tế.

Willems cho biết đã có một "sự gia tăng đáng chú ý trong các từ ngữ thù địch", nhưng xu hướng gần đây là một "gia tốc đáng kể của một quỹ đạo hiện hành", chứ không phải là một nhóm từ ngữ hoàn toàn mới.

"Nhưng điều đó làm tôi lo lắng - điều này dẫn đi đến đâu?" anh nói thêm. "Chúng ta phải thực tế và nói rằng chúng ta đang ở trong một cuộc chiến tranh lạnh ngay hiện nay".

Khi cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 đến gần hơn, các nhà phân tích cho rằng vòng xoáy đi xuống sẽ trở nên tệ hơn.

Stephen Olson, một nhà cựu đàm phán thương mại Hoa Kỳ, hiện tại làm với Quỹ Hinrich, nói "Trump đã từng làm việc với kiến ​​thức rằng, thỏa thuận thương mại giai đoạn một sẽ là một tài sản cho cuộc bầu cử, nhưng đại dịch đã phá hỏng kế hoạch."

"Hiện nay, một thỏa thuận với Trung Quốc có vẻ không có lợi về mặt chính trị, [ứng cử viên Dân chủ] Joe Biden sẽ tìm thấy được một lổ hổng, rằng Trump có thể được mô tả là mềm mỏng đối với Trung Quốc".

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.