Chủ chiến, diều hâu với Trung Quốc là tốt. Nhưng đó không phải là một chính sách.

Chúng ta muốn đạt được những mục đích gì ?

Ảnh của Mikhail Metzel \ TASS qua Getty Images.

Jonah GoldbergJonah Goldberg….22 tháng 5 /2020…Theo The Dispatch

Trần H Sa lược dịch.

Theo khả năng phán đoán, thật vô nghĩa khi tranh luận liệu Hoa Kỳ có nên có một chính sách diều hâu hơn đối với Trung Quốc hay không, bởi vì chúng ta sẽ có nó bất kể cuộc bầu cử năm 2020 diễn ra như thế nào. Có sự đồng thuận rộng rãi giữa cả hai đảng chính trị và các chuyên gia chính sách đối ngoại trên toàn phổ tư tưởng rằng, Hoa Kỳ sẽ cần phải đối đầu và quyết đoán hơn với Trung Quốc trong những năm tới.

Nhưng nhân tố quyết định nhiều hơn là người Mỹ đã cáu kỉnh với Trung Quốc trong nhiều năm, và đại dịch chỉ đem lại cảm giác cứng rắn. Tháng trước, Trung tâm nghiên cứu Pew đã phát hiện ra rằng 2/3 người Mỹ có quan điểm bất lợi về Trung Quốc. Một cuộc thăm dò của Harris cho thấy 90% đảng Cộng hòa và 67% đảng Dân chủ cho rằng Trung Quốc ít nhất là một phần, để đổ lỗi cho sự lây lan của COVID-19. Một cuộc thăm dò mới của Politico / Morning Consulting cho thấy 31% người Mỹ thẳng thừng coi Trung Quốc là một "kẻ thù".

Nói tóm lại, các nhà lãnh đạo sẽ đi theo các cử tri. Đó là lý do tại sao mà "tranh luận" - thực sự chỉ là một loạt những lời lăng mạ qua lại - giữa các chiến dịch tranh cử của Donald Trump và Joe Biden làm sôi sục câu chuyện ai có thể được tin tưởng là cứng rắn hơn với Trung Quốc.

Tôi ở trong số những người diều hâu. Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể không còn kết nối ý thức hệ nào với chủ nghĩa cộng sản thực sự nữa, nhưng nó vẫn duy trì sự tàn bạo, cố chấp và độc đoán, vốn là những từ ngữ đã được đặt cho chủ nghĩa cộng sản ngay từ đầu.

Tuy nhiên, "cứng rắn", hay "mềm dẻo", hay bất cứ từ nào bạn thích không phải là một chính sách đối ngoại thực sự. Diều hâu, cứng rắn là một phương tiện, không phải là mục đích.

Vậy những mục đích đó là gì? chúng ta muốn đạt được điều gì? Và những tai họa nào mà chúng ta muốn tránh?

Trả lời cho câu hỏi "những tai họa nào mà chúng ta muốn tránh" là dễ nhất. Chỉ những kẻ ngốc mới muốn một cuộc chiến thực sự với Trung Quốc. Ngay cả khi nó không leo thang đến một cuộc qua lại bằng hạt nhân, thì một cuộc đối đầu quân sự nghiêm trọng sẽ cung cấp một số lợi ích cho bản thân Hoa Kỳ, tôi sẽ ủng hộ việc thay đổi chế độ ở Trung Quốc nếu điều đó có thể đạt được với cái giá phải trả bằng máu và tài sản quý giá tương đối thấp. Nhưng tôi thấy không có kế hoạch hợp lý cho điều đó.

Chúng ta cũng không muốn tạo ra một cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế hoặc phá hủy vị thế của nước Mỹ như là tiền tệ dự trữ của thế giới. Vì điều đó có nghĩa là vỡ nợ trước khoản nợ khổng lồ của chúng ta đối với Trung Quốc. Mang tất cả các ngành công nghiệp của chúng ta về nhà nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng nếu bạn hỏi bất kỳ người nào có hiểu biết về điều đó, họ sẽ trả lời nói thì dễ hơn làm. Trong hoàn cảnh tốt nhất, chúng ta sẽ mất nhiều năm để tháo dỡ các chuỗi cung ứng hiện đang tồn tại mà không gây thiệt hại cho nền kinh tế của chúng ta.

Chọn bất cứ mục tiêu nào bạn thích; một chính sách đối ngoại thông minh là sẽ cố gắng mang phần còn lại của thế giới đến với chúng ta ở mục đích của quá trình đó. Nếu bạn nghĩ rằng các quốc gia là khách hàng cho các sản phẩm và dịch vụ của chúng ta, chúng ta sẽ không có lợi nếu chúng ta rời khỏi Trung Quốc và không có ai đi cùng chúng ta.

Các cuộc thăm dò trên khắp châu Âu cho thấy sự thù địch đối với Trung Quốc ngày càng tăng, nhưng chúng cũng cho thấy sự mất lòng tin đối với Mỹ. Ba mươi sáu phần trăm người Đức nói rằng đại dịch đã khiến họ nghĩ ít hơn về Trung Quốc. Nhưng cuộc thăm dò tương tự cho thấy 76% người Đức cảm thấy như vậy về Mỹ.

Tất nhiên, các quốc gia không chỉ là thị trường cho các món hàng của chúng ta. Họ hiện cũng là đồng minh hoặc là kẻ thù tiềm năng, và một chính sách tạo ra nhiều đồng minh cho Trung Quốc và ít đồng minh cho Mỹ sẽ là điều ngu ngốc.

Hãy xem xét các cuộc tấn công mãnh liệt của ông Trump vào Tổ chức Y tế Thế giới, và sự đe dọa của ông ấy sẽ rút toàn bộ tài trợ của Hoa Kỳ khỏi WHO (điều mà ông thực sự không thể làm nếu không có sự chấp thuận của Quốc hội). Trump nói đúng về nhiều phàn nàn của ông ta, ngay cả khi ông sai ở một số chi tiết. WHO đã quá cung kính Trung Quốc trong những ngày đầu của đại dịch. Nhưng điều gì sẽ là kết quả ròng của việc Mỹ rút tài trợ cho WHO ? Trung Quốc sẽ được tiếng tốt như một ảnh hưởng, thậm chí còn lớn hơn đối với tổ chức này.

Nó tương tự như quyết định sai lầm của Trump khi rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Đó là một nỗ lực để chống lại lợi thế thương mại của Trung Quốc trong khu vực. Việc đơn phương rút khỏi TPP của Trump là "diều hâu", nhưng đó là kiểu diều hâu mà Trung Quốc hoan nghênh.

Có lẽ mục tiêu với WHO chỉ đơn giản là nhắc nhở trách nhiệm của nó, trong trường hợp đó nổ một chút thôi là tốt. Nhưng nếu chúng ta tham gia vào một cuộc cạnh tranh siêu cường với Trung Quốc, mục tiêu phải là xếp hàng những tay chơi hấp dẫn nhất cùng hàng ngủ với chúng ta, chứ không phải họ.

Điều đó không khó, nhưng tôi thấy không có lý do tại sao chúng ta lại làm cho nó khó hơn, chỉ để nghe ra khó khăn.

_ Goldberg là một cây bút bảo thủ, viết cho Viện Doanh Nghiệp Hoa kỳ.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.