Coronavirus: các công ty rời khỏi Trung quốc.

Coronavirus: Các trung tâm sản xuất bị tàn phá của Trung Quốc buộc các công ty quốc tế đẩy nhanh chiến lược thoát khỏi Trung quốc.

Một số công ty đa quốc gia đang ngày càng chạy trốn khỏi Trung Quốc, các chiến lược rút lui từng thực hiện trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, được xác nhận mang hình ảnh dịch coronavirus.

Trong khi một số người than khóc thiếu các lựa chọn thay thế, những người khác sẽ ở lại thị trường nội địa khi cuộc tranh luận về chuỗi cung ứng diễn ra ác liệt.

Đối phó với tiền công gia tăng, quản trị phiền toái và thuế quan đau đớn chống đở với Hoa Kỳ; sự bùng phát coronavirus, thứ đã gây rối rắm cho chuỗi cung ứng toàn cầu, là giọt nước làm tràn ly. Minh họa: Brian Wang

Finbarr Bermingham, ngày 5 tháng 3 năm 2020…Theo South China Morning Post

Trần H Sa lược dịch.

Đây là một phần của loạt bài gồm năm phần về cách thức dịch coronavirus ảnh hưởng đến mối quan hệ của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới. Phần hai tập trung vào cách thức coronavirus làm lung lay cam kết của các công ty đa quốc gia hoạt động tại Trung Quốc, và liệu nó có thể dẫn đến một làn sóng sản xuất ra đi khác nữa hay không.

Một số người đang ăn mừng với quyết định ra đi, những người khác đang hối hận về quyết định ở lại của họ, trong khi những người còn lại không có lựa chọn nào khác ngoài việc liếm vết thương và đếm những thiệt hại của họ.

Nhưng đối với bất kỳ công ty quốc tế nào sản xuất tại Trung Quốc, coronavirus đã đặt một trái tên lửa bên dưới cuộc tranh luận về việc, khôn ngoan ra sao khi thả tất cả trứng vào trong một giỏ.

Đối với một số người, đã và đang đối phó với tiền công gia tăng, quản trị phiền toái và thuế quan đau đớn ăn miếng trả miếng trong hai năm chống đở với Hoa Kỳ, sự bùng phát coronavirus, đã xé toạc nền kinh tế của Trung quốc, và gây rối rắm cho chuỗi cung ứng toàn cầu, là giọt nước làm tràn ly.

Ken Jarrett, nhà cựu ngoại giao Hoa Kỳ tại Trung Quốc, hiện đang tư vấn cho các doanh nghiệp nước ngoài thuộc Tập đoàn Albright Stonebridge về chiến lược kinh doanh tại Trung Quốc của họ, cho biết, "đối với hầu hết các công ty đa quốc gia, cảm giác của tôi là virus đã làm lung lay cam kết của họ rằng Trung Quốc vẫn là nơi để làm ăn."

Giám đốc của một công ty khổng lồ sản xuất toàn cầu cho biết dịch bệnh bùng phát đã tàn phá trung tâm sản xuất nổi tiếng của Trung Quốc trong nhiều tuần, là những gì mà họ "nói với bạn chả cần suy nghỉ", khẳng định lại quyết định họ rời khỏi Trung Quốc.

Hai năm sau khi bắt đầu chuyển từ Trung Quốc sang Ấn Độ, những người trong công ty đã ủng hộ việc quay lại sau khi thỏa thuận thương mại giai đoạn một được ký kết vào tháng 1, thỏa thuận được một số người coi là dấu hiệu của tình trạng lắng dịu trong cuộc cạnh tranh siêu cường.

"Coronavirus đã xác nhận rằng chúng tôi quá phụ thuộc vào một quốc gia và việc chuyển đi là một động thái đúng đắn," một giám đốc nói với điều kiện ẩn danh, người mà đã dẫn đầu giúp chuyển công ty ra khỏi Trung Quốc.

Giờ đây, với những rủi ro đang bị phơi bày quá rỏ với việc sản xuất của họ tại các nhà máy Trung Quốc bị suy yếu ở mức khoảng 50%, công ty sẽ tăng tốc việc dời đi.

"Một hậu quả thú vị của coronavirus là nó đã xé tơi ra người thắng và kẻ thua," ông Kyle Sullivan, trưởng nhóm thực hành Trung Quốc tại công ty tư vấn Crumpton Group cho biết. "Các công ty trên thế giới đã đa dạng hóa chuỗi cung ứng để rời khỏi Trung Quốc như là một chiến lược giảm thiểu thuế quan, đang tiếp tục những kế hoạch đó vô thời hạn. Mặt khác, công ty nào không thực hiện chiến thuật đa dạng hóa ở đỉnh cao cuộc chiến thương mại thì nay đang hối hận."

Isaac Larian, Giám đốc điều hành của MGA Entertainment, một công ty đồ chơi của Mỹ, cho biết việc sản xuất của anh ta vẫn phó mặc cho sự biến động ở Trung Quốc. Anh ấy lo lắng về tác động của virus sẽ ảnh hưởng ra sao đến thời kỳ mua sắm cao điểm, như vào tháng 8, trước khi trẻ em ở Mỹ và châu Âu quay trở lại trường học, và thậm chí là Giáng sinh.

Larian nói "trong bốn thập kỷ làm ăn kinh doanh tại Trung Quốc, coronavirus là điều tồi tệ nhất xảy ra. Người ta không nhận ra rằng đây sẽ là một sự gián đoạn lớn đối với hàng tiêu dùng."

Các nhà máy Trung Quốc đang vật lộn để tiếp tục hoạt động khi cuộc chiến chống lại coronavirus tiếp tục

Larian không theo đám đông các nhà sản xuất chạy trốn tìm đồng cỏ mới, thay vào đó, 85% hàng hóa của MGA và 99% sản phẩm hàng đầu của ông, loại Búp bê LOL, vẫn được sản xuất tại Trung Quốc.

Larian nói "chúng tôi phụ thuộc vào Trung Quốc một cách to lớn. Bạn không có cách nào có thể nhặt nó lên và đi đến một quốc gia khác," ông nói thêm rằng ông không thể tìm được lao động giá cả phải chăng cho nhà máy của mình ở bang Ohio, Mỹ; trong khi các địa điểm khác ở Ấn Độ và Việt Nam không có lực lượng lao động hoặc cơ sở hạ tầng để cạnh tranh. "Theo tôi, trong 10 năm tới, không có cách nào thoát khỏi Trung Quốc."

Quan điểm của Larian cho rằng, "không một quốc gia nào khác có thể làm những gì mà Trung Quốc đang làm", đại diện cho loại xem xét một cách cẩn thận.

Trung Quốc có 1,4 tỷ người, một mạng lưới hậu cần có đẳng cấp thế giới, và nhiều thập kỷ kinh nghiệm sản xuất không có đối thủ trong các trung tâm thay thế. Nhiều công ty cảm thấy khó khăn hoặc không thể rời đi, trong khi tỷ lệ sắp xếp của Trung quốc có nghĩa là hầu hết các công ty lớn sẽ cần phải duy trì sự hiện diện sản xuất ở đại lục, ngay cả khi họ cắt giảm sự nhờ cậy của họ .

"Cơ sở sản xuất của Trung Quốc vẫn tạo ra một cái bóng dài trên khắp châu Á. Kinh nghiệm của nó, mạng lưới nhà cung cấp và kiến ​​thức sản phẩm rộng rãi của nó rất khó để nhân rộng trên một quy mô tương tự," giám đốc điều hành tại ET2C International, một công ty tìm nguồn cung ứng, ông Keith Archer-Perkins nói. "Chúng tôi cũng đã thấy sự linh hoạt hơn về quy mô đặt hàng và độ sâu của sản phẩm khi so sánh với các thị trường khác, cũng như sẵn sàng đầu tư ở cấp độ nhà máy vào các khả năng chuyên môn hơn."

Nhưng nhiều công ty đã chuyển một số hoặc tất cả sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc đã mở to mắt trước những thứ không có ở các địa điểm mới. Họ không phải bị bôi trơn, việc sản xuất của họ có hiệu quả hoặc đáng tin cậy, họ còn được rẻ hơn và, họ hy vọng, ít mang lấy rủi ro hơn.

"Trong vài năm qua, các công ty đã nhận ra rằng họ hơi mất cân đối, dựa vào Trung Quốc quá nhiều, mặc dù có nhiều cảnh báo. Nó là chuỗi cung ứng 101: đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ, đó là những thứ cơ bản," ông Kent Kedl, đối tác tư vấn của Control Risks 'Greater China và North Asia Practice, nói.

"Tất cả chúng tôi đều cảm thấy thoải mái, Trung Quốc trong 30 năm qua đã thực hiện một công việc thực sự tuyệt vời để trở thành phân xưởng của thế giới. Thật không dễ dàng để kinh doanh [ở Trung Quốc] bằng bất kỳ phương tiện nào, nhưng nó đã thực sự tốt và các công ty đã dựa vào nó. Họ có lãi và sung sướng."

Giờ đây, với coronavirus chứng minh sự gián đoạn lớn như vậy, các công ty tên tuổi lớn như Microsoft và Google đang chuyển sản xuất sang các trung tâm châu Á khác, chủ yếu là Việt Nam và Thái Lan.

Các phòng họp của ban giám đốc trên khắp thế giới đã trở thành "phòng cải vả", khi các giám đốc điều hành cố gắng tính toán mức độ tiếp xúc với Trung Quốc và tìm ra cách giảm bớt việc đó.

Lưu lượng container hàng ngày đến các cảng của Hoa Kỳ từ Trung Quốc đã giảm từ 32.550 vào ngày 4 tháng 2 xuống chỉ còn 2.784 vào ngày 26 tháng 2, theo số liệu được cung cấp bởi Ocean Audit, một công ty dữ liệu hàng hải.

"Tôi có 16 trong số 100 công ty hàng đầu, với tư cách là khách hàng và tôi sẽ nói rằng một nửa trong số họ vẫn còn trong 'trạng thái tâm lý ở phòng cải vả', ông Keith Ferreira, người sáng lập Ocean Audit, cho biết. "Họ đang giải quyết những thứ không mong muốn với các nhà cung cấp, nhà bán hàng, đại lý, nhà sản xuất và các công ty hậu cần của Trung Quốc. Những thành phần đó không đi khỏi Trung Quốc ngay lập tức, muộn nhất là vào thứ Sáu tuần trước, kế hoạch đã được lên một cách cẩn thận."

Một cố vấn cho hai công ty châu Âu trong lĩnh vực hàng gia dụng cho biết loại virus này đã khiến họ rời Trung Quốc, đến các cơ sở sản xuất ở Đông Âu, kết hợp với các đối tác Trung Quốc.

Ông Will Marshall, luật sư thương mại tại Tiang và các đối tác tại Hồng Kông cho biết "không phải là một vấn đề của chiến tranh thương mại, họ coi sự gián đoạn ngắn hạn là cơ hội để bù đắp chi phí vốn ban đầu, và về lâu dài, khách hàng châu Âu sẽ ưu tiên cho họ vì sản phẩm có nguồn gốc châu Âu. Các thứ như cuộc chiến tranh thương mại, giai đoạn một, virus, không tạo ra động lực để rời khỏi Trung Quốc, chúng chỉ xóa đi sự nghi ngờ và thúc đẩy các bước thực hiện rời khỏi Trung quốc mạnh mẽ hơn."

Tuy nhiên, đối với hầu hết các công ty, quyết định đa dạng hóa chuỗi cung ứng được đưa ra trước coronavirus, và trong một số trường hợp, cú sốc mới nhất đóng vai trò như là một ảnh hưởng kích động, nhờ nó mà vấn đề lần đầu tiên được xem xét.

Một cuộc khảo sát gần đây của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc cho thấy chỉ có 2% số người được hỏi "đang xem xét việc rời khỏi thị trường Trung Quốc" vì hậu quả trực tiếp của coronavirus, trong khi đó có hơn 4% xem xét di dời một số, hoặc tất cả công việc sản xuất đi khỏi Trung Quốc".

Đối với Stanley Szeto, giám đốc điều hành của công ty may mặc cao cấp có trụ sở tại Hồng Kông, Lever Style, sự thay đổi đã diễn ra trong nhiều năm.

Chúng tôi đã chuyển sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác rất nhanh trong hai năm qua, Mitch Szeto nói. "Chi phí đầu tiên của Trung Quốc đang tăng lên, sau đó là cuộc chiến thương mại, khi khách hàng Mỹ yêu cầu chúng tôi chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Virus chỉ làm trầm trọng thêm xu hướng đó. Một vài năm trước, Trung Quốc là thị phần có lãi nhiều hơn với sản phẩm của chúng tôi. Ngày nay, Việt Nam hiện chiếm hơn một nửa và Trung Quốc đứng thứ hai."

Những người khác không có quyết định như vậy, chẳng hạn như chi nhánh Trung quốc của công ty công nghệ khổng lồ Andritz của Áo.

Công ty có thể đã mất một tháng sản xuất do sự phong tỏa trên khắp Trung Quốc nhằm mục đích ngăn chặn sự bùng phát của virus, nhưng không có ý định rời khỏi Trung Quốc, chủ tịch Thomas Schmitz nói, vì phần lớn những gì nó tạo ra ở Trung Quốc được bán ở Trung Quốc.

Schmitz cho biết, "chúng tôi có sự hiện diện sản xuất lớn nhất của cả tập đoàn tại Trung Quốc, vì vậy chúng tôi có sự tiếp xúc rất lớn. Tuy nhiên, khi bạn nhìn vào mô hình kinh doanh của chúng tôi, khoảng 80% công việc kinh doanh của chúng tôi là những gì chúng tôi đang tự làm, chủ yếu cho khách hàng ở Trung Quốc, còn cả Đông Nam Á. Chúng tôi phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường địa phương Trung Quốc."

Khi Bắc Kinh cố gắng hết sức để bù đắp những mất mát của nền kinh tế, các nhà quan sát Trung Quốc giàu kinh nghiệm, kỳ vọng chính phủ sẽ tiếp cận các công ty nước ngoài trong một nỗ lực thuyết phục họ ở lại.

"Chúng tôi có thể bắt đầu thấy chính quyền địa phương cung cấp nhiều hỗ trợ hơn, vì họ đã gây nên một đỉnh cao chiến tranh thương mại," ông Jarrett từ Albright Stonebridge Group nói.

Nhưng khi nhiều mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc biến mất khỏi các kệ hàng và người tiêu dùng cùng các cổ đông bắt đầu yêu cầu những câu trả lời, các công ty này sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều áp lực hơn để rời khỏi Trung quốc.

"Chúng ta có thể thấy nhiều công ty bắt đầu hỏi lại, đây có phải là một cái đinh khác trong chiếc quan tài của Trung Quốc, với tư cách là trung tâm sản xuất toàn cầu hay không?" Jarrett nói.

_ Finbarr Bermingham từng tường trình về thương mại châu Á từ năm 2014. Trước đây, ông theo dõi tin tức thương mại và kinh tế toàn cầu ở London. Ông gia nhập SCMP năm 2018, trước đó ông là Biên tập viên Châu Á tại Tạp chí Thương mại Toàn cầu và là Phóng viên Thương mại cho Thời báo Kinh doanh Quốc tế.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.