Coronavirus là một thử nghiệm căng thẳng cho Xi Jinping.

Trung Quốc có thể kiểm soát dịch bệnh từ trên xuống hay không?

Bên ngoài một nhà ga xe lửa ở Thượng Hải, tháng 2 năm 2020…Aly Song / Reuters.

Elizabeth Economy… Ngày 10 tháng 2 năm 2020…Theo Foreign Affairs

Trần H Sa lược dịch.

Vào ngày 4 tháng 2, Cui Tiankai, đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, chuẩn bị phát biểu trước khán giả sinh viên, học giả và doanh nhân ở San Diego, California. Trước khi ông đại sứ phát biểu, một thanh niên Trung Quốc đã đứng dậy và hét lên, "Tập Cận Bình, từ chức đi !" Bảo vệ nhanh chóng đuổi anh thanh niên này, và sự kiện tiếp tục.

Một số lời kêu gọi tương tự về việc từ chức của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã xuất hiện trên mạng Trung Quốc trong những tuần gần đây, từ những công dân cáo buộc lãnh đạo nước này làm rối loạn phản ứng của nhà nước đối với coronavirus chết người mà đã lan rộng khắp đất nước. Giống như những người biểu tình ở San Diego, những bài viết quan trọng này đã biến mất gần như ngay lập tức.

Sự bùng phát coronavirus đang trên đường trở thành cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo tồi tệ nhất trong nhiệm kỳ của ông Tập, nhưng chủ tịch Trung Quốc chắc chắn không thể từ chức. Trên thực tế, Xi đã mất bảy năm để xây dựng một hệ thống chính trị được thiết kế để chống lại một cuộc khủng hoảng như vậy. Ông nắm quyền lực tập trung trong tay mình, tăng cường kiểm soát nhà nước từ trên xuống, hạn chế luồng thông tin tự do bên trong và ở ngoài biên giới đất nước, và áp dụng chính sách đối ngoại quyết đoán được thiết kế để trói buộc và cưỡng bức các nước khác làm y như Trung Quốc nói. Cho đến nay, ít nhất, dịch bệnh đã mang đến sự giảm nhẹ sức mạnh của Xi. Nhưng chính sự tồn tại của cuộc khủng hoảng đang chỉ ra những mâu thuẫn và điểm yếu ở trung tâm chế độ của ông ta. Bắc Kinh càng mất nhiều thời gian để ngăn chặn virus, những vết nứt đó sẽ càng rộng ra và càng có hậu quả.

NGĂN CHẶN VÀ KIỂM SOÁT

Sau khi chần chờ khá lâu, Bắc Kinh đã thực hiện một nỗ lực phi thường để ngăn chặn coronavirus. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cách ly hiệu quả toàn bộ các tỉnh với tổng dân số hơn 100 triệu người. Nó đã ra lệnh cho các nhà máy sản xuất khẩu trang hoạt động quá sức. Có lẽ ấn tượng nhất, nó đã xây dựng các bệnh viện tạm thời và trung tâm kiểm dịch to lớn trong một vài tuần ngắn ngủi. Quy mô và tốc độ của các biện pháp này là một minh chứng cho hệ thống tập trung cao độ và cách tiếp cận từ trên xuống để thiết kế và thực thi chính sách mà ĐCSTQ đã hoàn thiện dưới thời Xi, và điều đó cho phép huy động các nguồn lực lớn trong thời kỳ khủng hoảng.

Trong khi đó, các quan chức Trung Quốc đã cẩn thận bịt mồm các nhà phê bình và kiểm soát các câu chuyện công khai về vụ dịch. Những biện pháp này cũng là một đặc điểm nổi bật của Trung Quốc thời Xi: rất lâu trước cuộc khủng hoảng hiện nay, ông chủ tịch đã xây dựng một bộ máy kiểm duyệt hùng mạnh để kiểm soát luồng thông tin trong nước. Bây giờ, những người kiểm duyệt dày dạn kinh nghiệm với nhiều năm thực hành, nhanh chóng xóa bất kỳ bài đăng trực tuyến nào về vi-rút mà họ cho là quá quan trọng hoặc nếu không thì quá chướng tai. Trong một số trường hợp, lực lượng an ninh địa phương theo dõi và giam giữ các tác giả của các bài viết.

Bắc Kinh cũng đã làm việc chăm chỉ để đưa cộng đồng quốc tế vào cuộc. Lo ngại vì sợ rằng dịch bệnh gây thiệt hại danh tiếng của Trung Quốc trên trường quốc tế, Bắc Kinh đã phản ứng những lo lắng toàn cầu bằng sự pha trộn thương hiệu niềm tin ngoại giao và sự ép buộc. Các nhà ngoại giao Trung Quốc khẳng định rằng nước này đang gia tăng thách thức một cách minh bạch, chia sẻ thông tin với các chính phủ khác và chống lại virus vì lợi ích của cộng đồng quốc tế cũng như lợi ích của chính họ. Tuy nhiên, họ nhanh chóng lên án bất kỳ bước nào do chính phủ nước ngoài thực hiện mà có thể báo hiệu sự thiếu tin tưởng ở Bắc Kinh. Ví dụ, khi Indonesia công bố kế hoạch hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ Trung Quốc, đại sứ Bắc Kinh tại Jakarta đã đưa ra một mối đe dọa tinh vi, cảnh báo về "tác động tiêu cực". Phần lớn, sự bất mãn của Trung Quốc đã không ngăn được các nước hủy các chuyến bay hoặc đóng cửa biên giới. Tuy nhiên, một số người đã đặt số phận chính trị của họ vào tay Xi. Chẳng hạn, Thủ tướng Campuchia, Hun Sen , đã từ chối sơ tán công dân của ông ra khỏi Vũ Hán, và thậm chí đi du lịch tới Trung Quốc để gặp ông Tập, người mà đã ca ngợi Hun Sen là một "người bạn cần giúp đỡ". Ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới cũng hết lời khen ngợi về việc xử lý khủng hoảng của Bắc Kinh. Lãnh đạo WHO từ chối tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng cho đến thời điểm cuối cùng mới có thể, và ngay cả khi đó, Tổng giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các nước khác không áp dụng lệnh cấm du lịch hoặc thực hiện các biện pháp quyết liệt khác nhằm cô lập Trung Quốc. Và theo định hướng của Bắc Kinh, WHO đã từ chối cho phép Đài Loan tham gia trực tiếp vào các chỉ thị hướng dẫn về coronavirus, bất chấp các cuộc gọi từ các quốc gia khác để tạo một ngoại lệ cho quốc đảo (không phải là thành viên chính thức của WHO) vì sự nghiêm trọng của dịch bệnh.

SỨC KHỎE CÔNG CỘNG VỚI ĐẶC ĐIỂM TRUNG QUỐC

Hệ thống quản trị của Xi đã bảo vệ ông khỏi sự sụp đổ chính trị đáng kể từ dịch bệnh, nhưng cũng đã tạo ra những điều kiện cho phép virus lây lan rất nhanh ngay từ đầu. Bởi vì bộ máy nhà nước Trung Quốc quá tập trung, các nhóm thông tin thường trực xung quanh các nguyên nhân gây đình trệ và thường không đến được với những người mà nó cần nhất. Thị trưởng Vũ Hán lưu ý trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào cuối tháng 1 rằng, ông đã chuyển thông tin liên quan đến coronavirus cho các cơ quan hữu trách từ đầu, nhưng ông không được phép tiết lộ thông tin đó cho công chúng. Những người khác càng không thể nói lên mối quan tâm của họ mà không sợ bị trả thù. Khi bác sĩ Li Wenliang 34 tuổi lần đầu tiên đưa ra cảnh báo về virus trong một nhóm trò chuyện trực tuyến nhỏ vào cuối tháng 12, anh ta đã bị giam giữ và buộc phải ký một tuyên bố từ chối bình luận của mình. Cái chết của anh ta vì virus vào ngày 7 tháng 2 đã gây ra sự đau buồn và giận dữ, cũng như kêu gọi tự do ngôn luận trên khắp mạng Trung Quốc, với tin tức về cái chết của Li thu hút hơn 1,5 tỷ lượt xem trên nền tảng truyền thông xã hội Weibo. Hy vọng làm giảm bớt sự tức giận của công chúng, Bắc Kinh đáp trả bằng cách hứa sẽ cử một đội từ cơ quan chống tham nhũng của ĐCSTQ điều tra sự đối xử của chính quyền địa phương đối với Li.

Nỗ lực của nhà nước để bịt miệng Li và các bác sĩ khác cũng đã thu hút sự chỉ trích từ một thẩm phán cao cấp, người mà trong một lời khiển trách công khai hiếm hoi, nói rằng công dân sẽ được hưởng lợi từ những cảnh báo sớm về virus. Nhưng Bắc Kinh vẫn cam kết ngăn chặn luồng thông tin tự do khi nó thực sự quyết tâm chống lại virus, ngay cả khi những ưu tiên đó đang có xung đột rõ ràng. Các quan chức đã nhiều lần đe dọa những người truyền bá thông tin trái phép, bỏ mặc các phương tiện truyền thông, các tổ chức phi chính phủ và không gian nhỏ của từng công dân muốn được cung cấp phản hồi tức thì và cập nhật những điểm nóng. Trong trường hợp không có thông tin đáng tin cậy và kịp thời, người dân Trung Quốc tự mình tổ chức, tạo ra bản đồ theo dõi đường đi và phát triển của virus trên các nền tảng đáng tin cậy để công dân truy cập thông tin đã được xác minh. Trên trực tuyến, một số công dân tham gia vào các cuộc tranh luận gay gắt về việc làm sao hiểu được ý nghĩa của các thông tin mâu thuẫn về virus và phản ứng của chính phủ. Việc phân phối vật tư y tế và hỗ trợ tài chính cũng bị ảnh hưởng do sự kiểm soát phức tạp của Bắc Kinh. Các quan chức chỉ chọn một vài tổ chức từ thiện được hỗ trợ của chính phủ trung ương, nhận và phân phối các khoản đóng góp của công chúng. Thiếu nhân viên và bị áp đảo, các trung tâm phân phối đã trở thành một mục tiêu khác bởi sự giận dữ của công chúng, vì sự bất lực của họ trong việc cung cấp các khoản đóng góp cho các bệnh viện và nhân viên y tế khi nguồn cung cấp không đủ cho nhu cầu.

Khó khăn không kém, quyết tâm của Bắc Kinh trong việc kiểm soát luồng thông tin giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới đã khiến họ từ chối một số lời đề nghị của cộng đồng quốc tế gửi các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, để giúp chống lại sự lây lan của virus; và thậm chí sau khi cuối cùng chấp nhận lời đề nghị giúp đỡ từ WHO vào ngày 28 tháng 1, Bắc Kinh đã mất gần hai tuần để thực hiện tốt thỏa thuận này. Hành vi như vậy đe dọa phúc lợi cho không chỉ công dân Trung Quốc mà còn cho cả người dân trên toàn thế giới.

TRÒ CHƠI ĐỔ LỖI.

Bắc Kinh đã quyết định ai là người bị đổ lỗi chính thức cho dịch bệnh: chính quyền địa phương ở thành phố Vũ Hán, trung tâm của vụ dịch bùng phát, những người chây ì đã cho phép vi-rút lây lan. Liệu việc bắt nhận tội thay như vậy có đủ để ngăn chặn người dân Trung Quốc chuyển hướng sự giận dữ của họ đối với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo hàng đầu khác hay không, sẽ phụ thuộc phần lớn vào cuộc khủng hoảng kéo dài bao lâu. Hiện tại, ĐCSTQ có thể chỉ vào các bệnh viện và trung tâm kiểm dịch mới mà họ vừa xây dựng và ca tụng các bác sĩ và y tá trong khi sử dụng các quan chức chính quyền địa phương như là những kẻ đã làm sai. Nhưng khi số người chết tăng lên và chi phí tăng lên, chính phủ có thể đấu tranh để làm chệch hướng sự đổ lỗi, mà qua đó có thể làm tổn hại đến uy tín của Xi và của đảng. Rằng chủ tịch đã tương đối khinh thường trong suốt cuộc khủng hoảng đang nổ ra. Người ta có thể mong đợi rằng, "Xi Dada" ( Xi Thủ lĩnh) - Xi thay Mao đảm nhận tên gọi vào thời Mao là "Thủ lĩnh Nhân dân" - sẽ đứng ở sân khấu trung tâm trong phản ứng của công chúng Bắc Kinh đối với virus. Mặc dù báo cáo trên các phương tiện truyền thông nhà nước nhấn mạnh vai trò của chủ tịch như là một tổng tư lệnh có thẩm quyền, Xi chủ yếu tìm cách lãnh đạo từ phía sau, để lại cho Thủ tướng Li Keqiang và Phó Thủ tướng Sun Chunlan đi kiểm tra các bệnh viện và an ủi bệnh nhân ở Vũ Hán. Đối với Xi, mỗi tầng lớp quan liêu của đảng, cung cấp một vùng đệm giữa anh ta và cuộc khủng hoảng ở hiện trường.

Tương tự như vậy, Xi có vẻ quan tâm đến việc ngăn chặn một cuộc khủng hoảng sâu sắc hơn về niềm tin của công chúng. Trong một bài phát biểu tuần trước, ông đã kêu gọi cải cách chính sách ban đầu, bao gồm cải thiện hệ thống quản lý khủng hoảng và đóng cửa các chợ bán hàng tươi sống, các quầy hàng ngoài trời để buôn bán động vật hoang dã là nguồn gốc của sự bùng phát dịch bệnh hiện nay. Nhưng những hành động như vậy bị giới hạn về phạm vi và khả năng sáng tạo, cũng sẽ làm sụp đổ nội tình mô hình quản trị hiện tại của Xi. Thay vào đó, điều mà hầu hết người Trung Quốc mong muốn là những gì mà công dân ở bất cứ đâu đều mong muốn: một giải thích trung thực về những gì đã xảy ra, những thay đổi mà chắc chắn bảo đãm điều đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa, và một nhà lãnh đạo phát biểu với sự chính trực "Việc đổ thừa dừng lại ở đây". Không may, lịch sử Chính trị Trung Quốc cho thấy rằng họ khó có thể có được thứ họ muốn.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.