Cuộc tàn sát chính trị bởi dịch coronavirus của Trung Quốc gây ra, chỉ mới bắt đầu.

Tập Cận Bình sẽ lộ rỏ suy yếu từ cuộc khủng hoảng do phản ứng chậm chạp của chính phủ.

Tập Cận Bình diễn tả bằng điệu bộ gần khẩu hiệu "Chạy đua với thời gian, chống lại virus" trong một cuộc thanh tra của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh ở Bắc Kinh vào ngày 10 tháng 2: Xi có thể tăng gấp đôi những thanh trừng và kiểm soát xã hội. © Tân Hoa Xã / AP.

Pei Minxin….19..THÁNG 2 NĂM 2020 . Theo Nikkei Asia

Trần H Sa lược dịch.

Cuối cùng, giờ đây quan chức đứng đầu bắt đầu đọc vanh vách sự bùng phát của coronavirus tại Trung Quốc đã cướp đi hơn một ngàn sinh mạng và không có dấu hiệu giảm. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sa thải các lãnh đạo đảng của tỉnh Hồ Bắc và thành phố tự trị Vũ Hán vào ngày 13 tháng 2, khiến các quan chức địa phương chú ý rằng họ sẽ không còn chịu đựng nổi sự bất tài trong việc xử lý cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng tồi tệ nhất, kể từ dịch SARS 17 năm trước.

Vì lãnh đạo ĐCSTQ thường coi các quan chức địa phương như là công cụ cai trị có thể ban phát, bất kể lòng trung thành hay năng lực của họ, ít ai phải ngạc nhiên trước sự ra đi không kèn không trống của hai vị lãnh đạo đảng địa phương này. Hành vi phạm tội duy nhất của họ dường như là sự tuân thủ trung thành của họ với chính sách đàn áp tự do ngôn luận của Bắc Kinh nhằm phục vụ độc quyền chính trị của đảng.

Trong khi số phận của các quan chức địa phương bị sa thải vì xử lý kém vụ dịch Covid-19, có thể sẽ là một chú thích cho những ứng xử trong tương lai của thảm họa này, tác động chính trị của dịch bệnh có thể gây hậu quả lớn hơn nhiều so với dự đoán.

Đúng vậy, mức độ thiệt hại chính trị của ĐCSTQ, và đặc biệt, của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ kéo dài tùy thuộc vào thời gian của cuộc khủng hoảng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng kinh tế trì trệ. Tuy nhiên, ngay cả trong kịch bản lạc quan nhất với việc ngăn chặn được dịch vào giữa tháng 4, tính hợp pháp dựa trên thành tích của ĐCSTQ và hình ảnh của Xi sẽ bị sứt mẻ nghiêm trọng.

Một cách suy nghĩ hữu ích về khả năng sụp đổ từ sự bùng phát coronavirus là nhớ lại đợt SARS. Có một số bài học có khả năng.

Một sự chuyển đổi lãnh đạo trên danh nghĩa đã xảy ra vào cuối năm 2002 khi Hồ Cẩm Đào ( Hu Jintao) kế nhiệm Giang Trạch Dân ( Jiang Zemin ) làm Tổng Bí thư ĐCSTQ. Tuy nhiên, Giang vẫn tiếp tục là nhà lãnh đạo hàng đầu trên thực tế bằng cách giữ vị trí tổng tư lệnh. Sự bùng phát của SARS đã nhanh chóng thúc đẩy các kế hoạch của ông. Một số người trung thành của Giang, bao gồm cả bộ trưởng bộ y tế, chịu trách nhiệm nói dối với công chúng về trận dịch.

Lợi dụng sự phẫn nộ của công chúng đối với Giang, vì vi phạm giới hạn hai nhiệm kỳ, và những đồng chí không đủ năng lực và dối trá của ông ta, Hồ và thủ tướng lúc đó đã tạm thời kiểm soát truyền thông và bắt đầu một loạt các cuộc điều động chính trị buộc Giang phải từ chức chủ tịch Quân ủy Trung ương vào tháng 9 năm 2004.

Tập phim này phải được cân nhắc trong tâm trí của Xi ngày hôm nay. Việc ông bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch vào tháng 3 năm 2018 đã khiến ông đánh mất nhiều vốn liếng chính trị. Trong hai năm qua, một loạt các sự kiện bất lợi, đặc biệt là chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc và tình trạng bất ổn ở Hồng Kông, đã làm xói mòn thêm hình ảnh của ông như là một nhà lãnh đạo toàn năng.

Trước thềm đại hội đảng toàn quốc lần thứ 20 vào mùa thu năm 2022, Xi cần tất cả những tin tức tốt lành mà ông có thể có, để thực hiện những tình huống mạnh mẻ nhằm kéo dài nhiệm kỳ của mình. Nhưng sự bùng phát của coronavirus đã khiến ông ta khó thực hiện điều đó một cách dễ dàng. Việc bắt các quan chức địa phương nhận tội thay, sẽ không xoa dịu được sự phẫn nộ của công chúng.

Nhân viên y tế chuyển một bệnh nhân từ xe cứu thương tại bệnh viện Jinyintan, nơi mà các nạn nhân viêm phổi đang được điều trị tại Vũ Hán vào ngày 20 tháng 1 © Reuters

Thẩm quyền của ông ta rõ ràng đã bị đánh. Xi biết được sự bùng phát dịch sớm nhất là vào ngày 7 tháng 1, khi ông triệu tập Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị để thảo luận về cách ứng phó. Thật kỳ lạ, bất chấp những gì Xi gọi là "những chỉ dẫn liên tục" của mình, chính phủ Trung Quốc đã không gióng lên hồi chuông cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, ông ta cũng không hủy chuyến thăm cấp nhà nước tới Myanmar vào ngày 17-18 tháng 1.

Quyết định tiến hành một nỗ lực toàn diện để ngăn chặn virus đã không được đưa ra mãi cho đến ngày 20 tháng 1 - hai ngày sau khi Xi trở về Bắc Kinh. Sự vắng mặt của ông ấy trên tiền tuyến trong hai tuần đầu của cuộc khủng hoảng - đặc biệt là quyết định của ông ấy gửi Thủ tướng Lý Khắc Cường ( Li Keqiang ) đến tâm chấn của vụ dịch, Vũ Hán, thay vì tự mình thân chinh đến đó - cũng đặt ra nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của ông ta.

Chúng ta chỉ có thể diễn giải chuyến tham quan của Xi tới một khu phố ở Bắc Kinh vào ngày 10 tháng 2 - và việc sa thải các thủ lĩnh đảng Hồ Bắc và Vũ Hán ba ngày sau đó - như là những biện pháp muộn màng để giành lại quyền kiểm soát câu chuyện chính trị.

Tập Cận Bình kiểm tra công việc phòng chống và kiểm soát coronavirus mới, tại Cộng đồng Anhuali ở Bắc Kinh vào ngày 10 tháng 2 © Tân Hoa Xã / Reuters

Tất nhiên, còn quá sớm để nói cuộc khủng hoảng Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến kết quả của đại hội đảng lần thứ 20 như thế nào. Điều chắc chắn nói được là những thất bại nghiêm trọng liên tiếp ở trong và ngoài nước đã làm cho các kế hoạch của Xi trở nên rất phức tạp.

Trong khi ông vẫn có thể nhận được một nhiệm kỳ thứ ba vào năm 2022, ông có thể bị buộc phải nhượng bộ chính trị nhiều hơn, chẳng hạn như bổ nhiệm một người thừa kế và tiến cử các quan chức cao cấp, những người không được coi là trung thành với ông trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Ngoài ra, ông ta có thể bị cám dỗ để phỏng theo nhà cai trị quá cố Mao Trạch Đông, kẻ mà thường đả kích chống lại những người chỉ trích và nghi ngờ vì kẻ thù trong đảng, mỗi khi chính sách của ông ta thất bại. Thay vì chịu thất bại bằng một cuộc rút lui chính trị và tìm kiếm thỏa hiệp, Xi có thể tăng gấp đôi việc thanh trừng và kiểm soát xã hội.

Bất kể hành động ứng xử của Xi là gì, lịch sử có thể một lần nữa có những âm điệu như trước đây ở Trung Quốc, nơi mà một cuộc đấu tranh quyền lực nổ ra liên tục sau những thất bại chính trị, chẳng hạn như nạn đói ghê gớm của Trung Quốc (1959-1961), Cách mạng Văn hóa (1966-1976) và cuộc đàn áp Thiên An Môn (1989).

Đó là một điều chắc chắn xảy ra mà việc bị sa thải của hai đảng viên ở Hồ Bắc là sự khởi đầu, không phải là sự kết thúc của cuộc tàn sát chính trị sắp tới.

_ Minxin Pei là giáo sư khoa Quản trị tại Claremont McKenna College và là thành viên cao cấp không thường trú của Quỹ Marshall của Hoa Kỳ.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.