Giữa đại dịch, Trung Quốc mưu toan tăng cường ảnh hưởng toàn cầu

Trung Quốc đã gửi các lô hàng viện trợ to lớn cho các quốc gia bị coronavirus tấn công. REUTERS.

KELSEY BRODERICK….2 THÁNG 4 NĂM 2020….Theo Eurasia Group

Trần H Sa lược dịch.

Khi số lượng các ca lây nhiễm Covid-19 mới, bắt đầu giảm ở Trung Quốc, nhà chức trách đang tìm cách tận dụng kinh nghiệm chống lại căn bệnh ở trong nước và cơ bắp tài chính để tăng cường ảnh hưởng ở nước ngoài. Điều đó đến vào lúc mà Mỹ đang bị siết chặt, đây là cuộc khủng hoảng đầu tiên mà Trung Quốc tìm cách đóng vai trò lãnh đạo toàn cầu. Chuyên gia của Tập đoàn Eurasia, Kelsey Broderick, giải thích những động cơ thúc đẩy đứng đằng sau những nỗ lực cũng như những thách thức mà nó phải đối mặt.

Vỡ tuồng cho khán giả trong nước, cũng như quốc tế

Trong vài tuần qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi các đối tác của nó tại Pháp, Anh, Đức, Brazil, Serbia, Ba Lan, Kazakhstan và Ai Cập thảo luận về đại dịch, và nhu cầu duy trì thương mại toàn cầu; Các chuyên gia y tế Trung Quốc đã tổ chức các hội nghị video với đại diện của nhóm 17 + 1, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và các quốc gia khác trên thế giới; Trung Quốc đã gửi các lô hàng vật liệu y tế to lớn đến các nước bị ảnh hưởng nặng từ châu Âu đến châu Phi; và nó đã bắt đầu các cuộc thảo luận nội bộ về cách giải quyết các yêu cầu viện trợ của bên ngoài.

Những nỗ lực này là kết quả tự nhiên của một chính sách đối ngoại quyết đoán hơn trong những năm gần đây. Kể từ Đại hội Đảng lần thứ 19 vào tháng 10 năm 2017, ngoại giao đoàn của Trung quốc trở nên tập trung hơn vào việc thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài, thường là gây bất lợi cho Hoa Kỳ. Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, các quan chức của hai nước đã tiếng bấc trao đi tiếng chì ném lại. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nhiều lần đề cập đến căn bệnh được cho là xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, là "virus Trung Quốc", trong khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Zhao Lijian đã lửng lơ đưa ra câu chuyện thay thế rằng, nó có thể bắt đầu ở Mỹ .

Ngoại giao Covid-19 của Trung Quốc cũng giúp Xi hoàn thành một vài mục tiêu quan trọng trong nước. Thứ nhất, nó cũng cố tuyên bố của ông về sự vượt trội của mô hình quản trị Trung Quốc, vốn bị chỉ trích ở trong nước vì các biện pháp ngăn chặn hung hăng và không chịu lên tiếng cảnh báo sớm về căn bệnh này. Thứ hai, nó chạm vào tình cảm yêu nước, tập hợp sự ủng hộ cho chế độ khi Xi điều khiển nền kinh tế qua suốt một năm đau khổ.

Những thách thức ở trong nước và bên ngoài.

Tuy nhiên, nhà chức trách sẽ phải cẩn thận, không tỏ ra quá hào phóng với các quốc gia khác, đặc biệt là vào thời điểm khó khăn trong nước gia tăng. Nhà chức trách sẽ cố gắng đóng khung sự hỗ trợ theo những cách làm nổi bật lợi ích cho Trung Quốc. Bắc Kinh có một lịch sử kết hợp ngoại giao và cưỡng bức kinh tế, bao gồm cả đóng băng thương mại với các quốc gia làm cho nó khó chịu. Cho đến nay, đã có những tin đồn chưa được xác nhận, rằng Trung Quốc đang cung cấp hỗ trợ cho một số nước châu Âu để đổi lấy lời hứa sẽ không cấm sử dụng thiết bị do Huawei sản xuất, bất chấp chiến dịch của Hoa Kỳ gạt công ty viễn thông này sang một bên .

Nhưng cảm nhận rằng, viện trợ của Trung Quốc đi kèm với các chuỗi gắn liền hoặc nhắm vào các mục tiêu hẹp, để tiếp tục các mục tiêu chiến lược của nó; gây nên cản trở các nỗ lực ngoại giao. EU, chẳng hạn, từ lâu đã cảnh báo về những nỗ lực của Trung Quốc trong việc xây dựng các mối quan hệ với các quốc gia ở trong quỹ đạo của nó, và đang xem xét kỹ lưỡng các lô hàng khẩu trang phẫu thuật cho các quốc gia như Ý, Hungary và Serbia trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, Josep Borrell, cho biết trong bài đăng trên blog gần đây rằng, Trung Quốc đang cố gắng sử dụng đại dịch để trở thành một đối tác đáng tin cậy bằng cách làm mất uy tín của EU và Mỹ; và cảnh báo chống lại việc chính trị hóa viện trợ.

Cũng gây tổn hại cho uy tín của Trung Quốc là việc phát hiện ra những khiếm khuyết trong khẩu trang và bộ dụng cụ thử nghiệm được gửi đến các quốc gia như Hà Lan, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ. Những thể loại hỗn loạn này có khả năng được lặp lại. Hơn nữa, tại một số điểm, Trung Quốc có thể phải đối mặt với các câu hỏi bổ sung về nguồn gốc của Covid-19; sự xem xét kỹ lưỡng hơn sẽ không được Bắc Kinh hoan nghênh.

Những hạn chế về tài chính và thể chế.

Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Trung Quốc (CIDCA), được thành lập vào năm 2018, cho đến nay vẫn tương đối khiêm tốn, nhưng điều đó có thể sắp thay đổi. Người đứng đầu CIDCA đã tham gia cuộc họp báo hồi tuần trước với Bộ Ngoại giao về viện trợ coronavirus. Nhưng CIDCA vẫn còn tương đối nhỏ và thiếu kinh nghiệm; nhiều sự đóng góp thu hút sự chú ý từ công chúng gần đây của Trung Quốc về khẩu trang và các thiết bị khác, đã đến từ khu vực tư nhân, đặc biệt là người sáng lập Alibaba, Jack Ma.

Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc lớn nhất thế giới ở mức 3,1 nghìn tỷ đô la, nhưng nó không phải là bộ giảm xóc vô giới hạn khi xuất khẩu bị ảnh hưởng và nền kinh tế chậm lại. Đã nhìn thấy ​​dòng vốn chảy ra ít hơn nhiều so với các thị trường mới nổi không phụ thuộc vào tài chính bên ngoài, kể từ khi Covid-19 nổ ra, và khả năng cho vay của nó có thể nhanh chóng bị loại bỏ. Trung Quốc gần đây đã đồng ý trao 500 triệu USD cho Sri Lanka nhưng Sri Lanka đã nhận được yêu cầu trợ giúp từ nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Ecuador, Pakistan và Brazil. Các quan chức tài chính đã và đang khẳng định sự giám sát kỹ lưỡng hơn nữa, đối với việc cho vay quốc tế để tránh những tổn thất nặng nề mà Trung Quốc đã phải gánh chịu, ví dụ, ở các khoản vay của Venezuela.

Hiện tại, Trung Quốc đang tự coi mình là nước duy trì hệ thống đa phương hiện có của thế giới, và sẽ không cố gắng thay bỏ các tổ chức như IMF. Nó có thể ưu tiên hỗ trợ cho các quốc gia thân hữu và cho những nước tham gia chương trình Vành đai và Con đường. Hạn mức tín dụng và đàm phán lại các khoản vay có nhiều khả năng hơn là xóa nợ hoặc những ngân phiếu viện trợ vô vị lợi. Và trong khi những nỗ lực của Trung Quốc nhằm mở rộng ảnh hưởng toàn cầu đã được hưởng lợi từ một nước Mỹ đi theo chủ nghĩa cô lập nhiều hơn dưới thời chính quyền Trump, tình hình có thể thay đổi dưới thời tổng thống Mỹ tiếp theo.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.