Liên hiệp quốc mất tích.

Đại dịch coronavirus đáng lẽ phải là một khoảnh khắc cho các hành động mang tính toàn cầu. Thay vào đó, Liên Hiệp Quốc đang phải đối mặt với sự bất đồng, nghi ngờ lẫn nhau, và mỗi quốc gia đang đi theo con đường riêng của họ.

Phòng họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. | Hình ảnh Spencer Platt / Getty

NAHAL TOOSI và RYAN HEATH…08/04/2020 …Theo Politico

Trần H Sa lược dịch.

Phải mất hơn ba tháng, với số người chết trên 87.000 người và các ca lây nhiễm ở hơn 180 quốc gia, cùng nhiều lần cầu xin từ các quốc gia nhỏ hơn, và cảm giác xấu hổ ngày càng tăng giữa các nhà ngoại giao cao cấp - cuối cùng Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mới chuẩn bị họp để thảo luận về virus corona.

Đó là, một phiên họp riêng tư không có khả năng mang lại bất kỳ hành động quan trọng nào.

Nếu nói không ngoa, cuộc họp hôm thứ Năm - sẽ được tổ chức thông qua hội nghị video - có khả năng sẽ phơi bày thêm điều không thích đáng ngày càng tăng của Liên Hiệp Quốc như là nơi gặp gỡ, để các quốc gia giải quyết các tranh chấp và hợp tác trong các cuộc khủng hoảng chung. Nhìn chung, sự phối hợp toàn cầu trong ứng phó với đại dịch là quá ít. Nhưng khi các quốc gia hàng đầu tuyên bố sẵn sàng làm "bất cứ điều gì cần đến" để chống lại virus, họ lại chuyển sang các diễn đàn không theo thể thức như G 20, thay vì Liên Hiệp Quốc là cơ quan toàn diện hơn.

Không giống như gần sáu năm trước, khi Hội đồng Bảo an tuyên bố Ebola là mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh thế giới, một căn bệnh không tôn trọng biên giới, lấy mất những thúc đẩy thù hận giữa các cường quốc thế giới; Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga đã sử dụng vũ đài Liên Hiệp Quốc để phối hợp một phản ứng chính trị. Trung Quốc, nước nắm giữ chủ tịch Hội đồng Bảo an vào tháng 3 vừa qua, khi mà căn bệnh được tuyên bố là đại dịch và bắt đầu tràn ngập một số hệ thống y tế châu Âu và Mỹ, đã không kêu gọi một cuộc họp về nó. Hoa Kỳ, ngày càng được hướng dẫn bởi các quan điểm nước Mỹ trước tiên của Tổng thống Donald Trump, đã không hành động cần thiết ở Liên Hiệp Quốc, cho cảm giác rằng hội đồng của thế giới đã bị què quặt, nếu không phải là bị tê liệt hoàn toàn bởi cuộc khủng hoảng mà đúng ra là nó phải giải quyết.

"Tất cả những thứ này tốt cho cái gì nếu, khi tình hình trở nên gay go, các quốc gia trên thế giới thực sự không chịu làm gì hay sao? " một nhà quan sát gần giủi với Hội đồng Quan hệ đối ngoại tại Liên Hợp Quốc, Stewart Patrick hỏi. "Những gì được nhấn mạnh là chủ nghĩa đa phương mà qua đó những gì là thứ mà các quốc gia thực hiện nó."

Phiên họp hôm thứ Năm chỉ diễn ra với một số quốc gia ít mạnh hơn (chín trong số 10 thành viên không thường trực của hội đồng gồm 15 thành viên) đã yêu cầu điều đó. Họ bao gồm Cộng hòa Dominican, nước nắm giữ chủ tịch hội đồng không thường trực trong tháng này. Một nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về virus cũng vừa được thông qua phần lớn do vận động hành lang của các nước nhỏ hơn.

Cuộc họp có thể khiến chính phủ Trung Quốc hơi khó chịu, trước sự giận dữ của các quốc gia khác về cách mà Trung Quốc xử lý virus - nhưng Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres không muốn làm cho Bắc Kinh bối rối. "Trung Quốc không muốn thảo luận về Covid tại Hội đồng Bảo an", một nhà ngoại giao cao cấp của châu Âu nói. "Tuy nhiên, họ không thể phủ nhận vai trò của ông tổng thư ký. Ông ta sẽ đưa ra bằng cách này hay cách khác, nhưng ông ta muốn tránh một trò chơi đổ lỗi."

Virus đã làm hỏng thêm chức năng của Liên Hiệp Quốc, bằng cách làm cho ngoại giao mặt đối mặt gần như là không thể , biến trụ sở 39 tầng dọc theo sông Đông thành một thị trấn ma, giữa một đợt bùng phát virus khó chịu ở New York.

Đã có những câu hỏi về việc liệu cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, qua đó thu hút 136 nhà lãnh đạo thế giới đến trụ sở của Liên Hiệp Quốc tại New York vào tháng 9 năm 2019, có thể diễn ra trong năm nay hay không. Một loại vắc-xin sẽ không có sẵn vào tháng 9 và các mô hình đại dịch hàng đầu báo trước, loại virus này sẽ vẫn còn tồn tại ở nhiều quốc gia tại thời điểm đó.

Các đại sứ châu Âu đưa ra vấn đề, liệu có nên đề nghị hủy cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc với Guterres trong hôm thứ ba hay không, nhưng đã bị từ chối, theo một đại sứ có mặt. Người phát ngôn của Estonia, người giữ ghế Hội ​​đồng Bảo an tạm thời, cho biết, một quyết định về Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc 2020, nhiều khả năng sẽ được đưa ra vào tháng Năm. Nếu được tổ chức, đây sẽ là phiên họp thứ 75 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Các quan chức Liên Hiệp Quốc cũng cảnh báo rằng tổ chức này phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính trong bối cảnh đại dịch, một phần do các quốc gia thành viên thiếu tiền mặt đã nộp trễ. Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc hầu như không có đủ tiền để tiếp tục đến tháng 6, theo một bản ghi nhớ của Liên Hiệp Quốc mà POLITICO có được. Bản ghi nhớ cho thấy các quan chức Liên Hiệp Quốc tin chắc tác dụng phụ từ coronavirus sẽ làm cạn kiệt thêm kho bạc của họ.

"Những số tiền đóng góp được ấn định cho ngân sách thường xuyên đã giảm mạnh trong quý I của năm 2020, so với những năm trước; số tiền đến hạn phải nộp được ấn định cho các quốc gia thành viên hiện ở mức 42% so với 50% vào thời điểm này trong những năm trước," ghi nhớ cho biết. "Điều này đã dẫn đến thiếu hơn 220 triệu đô la". Thông tin được báo cáo trước đó bởi CBS News .

Liên Hiệp Quốc, được tạo ra sau Thế chiến II với hy vọng ngăn chặn một thế chiến thứ ba, là một thực thể khổng lồ, đa dạng. Nhiều phần của nó đã làm việc siêng năng để đối phó với khủng hoảng Covid-19. Các cánh tay "kỹ thuật" của Liên Hiệp Quốc - như Tổ chức Y tế Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc - đều đóng vai trò quan trọng khi virus gây ảnh hưởng đến xã hội và các nền kinh tế.

Nhưng ngay cả những nhân tố của Liên Hiệp Quốc cũng phải đối mặt với tranh cãi.

WHO nói riêng đã phải chịu sự chỉ trích từ nhà tài trợ lớn nhất của nó - Hoa Kỳ. Trump cũng như một số nhà lập pháp đảng Cộng hòa đã cho rằng tổ chức y tế quá thân thiện với Trung Quốc, gay gắt phê bình nó vì những lời ca tụng của các quan chức WHO ban tặng cho Bắc Kinh trước đây, những lời lẻ mà đã tìm cách hạ thấp mức độ của cuộc khủng hoảng lúc ban đầu. Trump đe dọa sẽ cắt giảm tài trợ cho WHO, trong khi một số nhà lập pháp đang thúc giục điều tra về các hành động của họ.

"Họ đã sai rất nhiều điều," ông Trump cáo buộc hôm thứ ba, hàm ý buộc tội WHO đã lấy Trung quốc làm trung tâm quá mức, và gây nên những sai lầm ngay từ đầu trong cuộc khủng hoảng.

Guterres đã công khai lên án các đe dọa của chính quyền Trump vào hôm thứ Tư, cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản rằng "bây giờ không phải là thời điểm" để đưa ra chuyện lỗi phải về đại dịch, khi mà hàng ngàn nhân viên của WHO "phải được hỗ trợ" trong công việc của họ để kiểm soát virus.

Các quốc gia khác nhắc lại sự hỗ trợ của họ cho tổ chức y tế, trong số đó có Anh là thành viên Hội đồng Bảo an thường trực. Phát ngôn viên của Vương quốc Anh phát biểu hôm thứ tư "Vương quốc Anh ủng hộ vai trò của WHO trong việc điều phối các phản ứng với đại dịch vì sức khỏe toàn cầu". Ông nói thêm rằng Vương quốc Anh không có kế hoạch rút tiền tài trợ cho WHO.

Tổng thư ký LHQ đã nhiều lần kêu gọi hợp tác quốc tế và đoàn kết trong bối cảnh đại dịch. Guterres đã kêu gọi các khu vực xung đột ngừng bắn và giải quyết sự gia tăng bạo lực trong gia đình giữa bối cảnh khủng hoảng, khiến nhiều nạn nhân phải ở nhà với những kẻ bạo hành. Ông ấy thúc đẩy một viện trợ ban đầu 2 tỉ usd cho các nước đang phát triển, nhiều trong số các nước đó vẫn chưa cảm thấy đầy đủ sức mạnh hủy diệt của coronavirus. Gần đây hơn, ông ta đã vạch ra một kế hoạch kêu gọi cộng đồng quốc tế dành khoảng 10% GDP toàn cầu - một khoản tiền hàng nghìn tỷ đô la - để giúp hành tinh phục hồi sau đại dịch.

Richard Gowan, một nhà phân tích của Liên Hiệp Quốc thuộc Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, cho biết, coronavirus là cuộc "khủng hoảng xác định" thuật ngữ của Guterres, và cho đến nay ông ấy xứng đáng nhận được tín nhiệm do những nỗ lực của ông ấy. "Ông ta là một trong số ít các nhà lãnh đạo quốc tế dường như nắm bắt được quy mô và bề rộng của thách thức phía trước, và ông ấy đã lên tiếng thẳng thắn một cách bất thường về điều đó", ông Gowan nói.

Nhưng nhìn chung, về căn bản, những lời cầu xin của Guterres đã có tác động hạn chế. Và cuối cùng, ông ta bị hạn chế trong việc ông ta có thể nói được bao nhiêu, khi trả lời các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc.

Nhiều năm bất hòa gia tăng giữa một số diễn viên quyền lực nhất thế giới, đã hạ thấp ảo tưởng về Liên Hiệp Quốc như là một diễn đàn giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp chính trị. Ba thành viên trong đó - Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga - là những thành viên thường trực, có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an, chỉ bổ sung thêm trạng thái lờ đờ của LHQ. Trong những tháng gần đây, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã qua lại các cáo buộc về việc ai bị đổ lỗi cho nguồn gốc và sự lây lan của coronavirus.

"Không thể phủ nhận rằng có những vấn đề cấu trúc tại Liên Hiệp Quốc cần được giải quyết, và về căn bản có lẽ là không thể giải quyết được", một cựu quan chức dưới chính quyền Obama nói. "Chúng ta có một cơ quan quốc tế không thể xuyên thấu để tạo được sự đồng thuận xung quanh hành động chung."

Trong thập kỷ qua, căng thẳng giữa Washington và Moscow đã chia rẽ Hội đồng Bảo an, làm tê liệt Liên Hiệp Quốc trong bối cảnh đổ máu ở những nơi như Syria. Các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc, những người thường đứng về phía Moscow, đồng thời dường như đang cố gắng giành được các vị trí có ảnh hưởng hơn trong hệ thống Liên Hiệp Quốc, là một tiềm lực đối trọng với Hoa Kỳ.

Ngay cả những gì dường như là những khoảnh khắc đột phá cho Liên Hiệp Quốc, có vẻ không gây được ấn tượng ở những năm sau đó.

Năm 2011, trong nhiệm kỳ tổng thống của Barack Obama, Hội đồng Bảo an đã phê chuẩn việc sử dụng vũ lực chống lại lực lượng Libya đang cố gắng tấn công thành phố Benghazi; Trung Quốc và Nga đã bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết này, để cho nó trôi qua. Nhưng khi sự can thiệp quân sự do Mỹ và châu Âu lãnh đạo gia tăng quy mô, cuối cùng lật đổ nhà độc tài Libya, Moammar Gadhafi, người Nga ngày càng không hài lòng với nhiệm vụ này. Ngày nay, Libya là một mớ hỗn độn, với nhiều dân quân và chính trị gia tranh giành quyền lực với sự hỗ trợ từ Moscow và các cường quốc bên ngoài khác. Những nỗ lực hòa giải của Liên Hiệp Quốc ở đó đã tỏ ra không hiệu quả.

Nhưng có lẽ không có gì làm rung chuyển Liên Hiệp Quốc nhiều bằng cuộc bầu cử Trump làm tổng thống Mỹ. Trump lên nắm quyền với tầm nhìn chính sách đối ngoại "nước Mỹ trước tiên" và một thái độ khinh miệt mạnh mẽ đối với các tổ chức đa phương. Theo các cựu nhân viên Hội đồng Bảo an Quốc gia có liên quan đến quá trình này, các trợ lý của ông đôi khi đã cắt bỏ những từ ngữ như "hợp tác". (Họ sẵn sàng với chữ phối hợp).

Chính Trump là người đã rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran do Obama đàm phán, một thỏa thuận liên quan đến bảy quốc gia và được Liên minh châu Âu và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ủng hộ, được cho là một trong những thành tựu ngoại giao đa phương quan trọng nhất trong thập kỷ.

Nhóm Trump đã rời khỏi các cơ quan của Liên Hiệp Quốc như Hội đồng Nhân quyền, phản đối việc đưa vào đó các quốc gia độc tài như Trung Quốc, và đã nhiều lần cố gắng cắt giảm tài trợ cho các cơ quan của Liên Hợp Quốc. Các quan chức Hoa Kỳ - với một số biện minh - cũng nhấn mạnh rằng người Mỹ phải chịu một phần gánh nặng quá lớn phải đóng cho Liên Hiệp Quốc, nơi mà đã có một số vụ bê bối tham nhũng.

Bất chấp việc bắn tỉa giữa các cường quốc thế giới, vẫn có tiền lệ cho hành động của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc liên quan đến bệnh tật, phần lớn là nhờ ở Hoa Kỳ.

Vào tháng 9 năm 2014, với sự thúc giục của Obama, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết tuyên bố Ebola là mối đe dọa đối với an ninh toàn cầu và kêu gọi các nước cung cấp thêm nguồn lực, để chống lại căn bệnh gây đổ nát cho Tây Phi. Đó là một phiên họp của Hội đồng Bảo an rất bất thường do tập trung vào một bệnh truyền nhiễm.

Vài ngày sau, trong cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thường niên, một cuộc họp đặc biệt đã được tổ chức về vấn đề Ebola, với Obama cảnh báo các nhà lãnh đạo thế giới rằng cộng đồng quốc tế "đã không làm đủ". Cuộc tập hợp tại Liên Hiệp Quốc đã được ghi nhận là giúp thúc đẩy nhiều quốc gia quyên góp quỹ và viện trợ hậu cần, y tế để giúp ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh quái ác.

Với coronavirus, Hoa Kỳ dường như hoặc vắng mặt ở Liên Hiệp Quốc hoặc bị buộc tội cố gắng làm hỏng hành động ở đó.

Chẳng hạn, những nỗ lực của một số thành viên Hội đồng Bảo an soạn thảo một nghị quyết hoặc một loại tuyên bố nào đó về virus, mà đã đi vào ngõ cụt, vì Hoa Kỳ khẳng định tài liệu này bao gồm các tài liệu tham khảo về nguồn gốc của virus ở Trung Quốc, theo hai đại sứ nói với POLITICO. Điều đó làm Bắc Kinh tức giận, mà trong một thời gian đã thúc đẩy các thuyết âm mưu đổ lỗi cho Hoa Kỳ về căn bệnh này.

Mỹ không đơn độc trong việc đẩy lùi Trung Quốc. Đức, quốc gia nắm giữ một ghế trong Hội đồng Bảo an tạm thời, cũng tức giận tương tự. Emily Haber, đại sứ Đức tại Hoa Kỳ, hôm thứ Tư đã cáo buộc Bắc Kinh thiếu minh bạch, ít nhất là thế, gợi ý hành động của Trung Quốc đã góp phần gây ra những cái chết không cần thiết và gây thiệt hại kinh tế.

Đầu tháng 4, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, bao gồm hơn 190 thành viên, đã thông qua một nghị quyết kêu gọi hợp tác quốc tế để chống lại virus. Biện pháp đó được tài trợ bởi Na Uy, Indonesia, Ghana, Liechtenstein, Singapore và Thụy Sĩ. Nhưng nó mang ít trọng lượng pháp lý, và nói chẳng ngoa, nó nhấn mạnh sự thất vọng của các quốc gia kém mạnh hơn đối với sự bất lực của Hội đồng Bảo an.

Rob Berschinski, một cựu quan chức của chính quyền Obama, từng làm việc với các tổ chức quốc tế bao gồm cả Liên Hiệp Quốc, nói "Nghị quyết của Đại hội đồng phần lớn mang tính biểu tượng.Trong một cuộc khủng hoảng như thế này, thực sự là Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cần phải hành động. Chỉ các nghị quyết đến từ Hội đồng Bảo an mới có sức nặng của luật pháp quốc tế và có thể thúc đẩy loại hành động mà cuộc khủng hoảng hiện nay yêu cầu một cách rõ ràng."

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ phủ nhận rằng Hoa Kỳ hầu như vắng mặt, khăng khăng rằng Hoa Kỳ "đang dẫn đầu các cuộc đối thoại giữa các thành viên Hội đồng [An ninh] để ủng hộ một phiên họp tập trung vào việc nhấn mạnh nhu cầu hành động quốc tế được duy trì, và phối hợp để làm chậm sự lây lan của Covid -19. Chúng tôi sẽ hỗ trợ một nghị quyết được thiết kế để tăng cường nỗ lực đó".

Hoa Kỳ ủng hộ biện pháp Đại hội đồng. Nhưng trong một tuyên bố được xây dựng cẩn thận, đã có một sự thay đổi đáng kinh ngạc tại Trung Quốc, nhấn mạnh "tầm quan trọng của việc thu thập dữ liệu dựa trên khoa học, chính xác và phân tích nguồn gốc, đặc điểm và sự lây lan của virus."

Các nhà lãnh đạo thế giới ngày càng nổi khùng khi cuộc khủng hoảng đã chuyển sang các diễn đàn quốc tế khác ngoài Liên Hiệp Quốc.

Vào giữa tháng 3, các quốc gia trong G7 (Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ) đã tổ chức một cuộc họp video để thảo luận về cuộc khủng hoảng, theo báo cáo của Pháp. Nó mang lại một số cam kết hợp tác đáng chú ý.

G-20, bao gồm Trung Quốc, đã hoạt động mạnh mẽ hơn. Nhóm đó đã họp bằng hội nghị video vào ngày 26 tháng 3 và cam kết các gói kích thích kinh tế trong nước đạt 5 nghìn tỷ đô la. Theo tính toán của POLITICO, các quốc gia dường như đã thông qua các cam kết đó, thậm chí vượt mức bằng một số biện pháp.

Các nhà ngoại giao G-20 cũng đang làm việc trên gói hỗ trợ cho châu Phi. Các nhà lãnh đạo G-20 cho biết trong một tuyên bố từ cuộc họp ngày 26 tháng 3, "chúng tôi cam kết làm bất cứ điều gì cần thiết" để đánh bại virus và giúp các nền kinh tế phục hồi sau các tác động của nó".

Các cựu quan chức và các nhà phân tích Hoa Kỳ nói rằng việc các cường quốc thế giới, suy nghĩ về tác động của virus tiềm tàng trong tương lai ở các khu vực của các nước đang phát triển là rất quan trọng. Thất bại trong việc ngăn chặn đại dịch ở những quốc gia đó, vốn thường có cơ sở hạ tầng y tế kém, có thể khiến virus quay trở lại và tái bùng lên ở các quốc gia giàu có đang phải chịu đựng nó.

Patrick, nhà phân tích của Hội đồng Quan hệ đối ngoại cho biết, "đây là một nhiệm vụ to lớn đối với LHQ, bất kể số hội viên toàn cầu thực sự của nó là bao nhiêu - và đó sẽ là một cuộc đấu tranh ngay cả khi cơ quan thế giới này thực hiện chức năng ở đỉnh cao".

"Bản chất nghiêng ngả của tổ chức này sẽ khó để phối hợp vì tâm chấn liên tục thay đổi," ông nói.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.