Mỹ phải hành xử kiềm chế ở Hồng Kông.

Ted Galen…27 tháng 5 năm 2020 … Theo National Interest

Trần H Sa lược dịch.

Quyết định của Bắc Kinh bỏ qua cơ quan lập pháp của Hồng Kông và áp đặt luật an ninh quốc gia đối với lãnh thổ được cho là tự trị có tác động rất nghiêm trọng. Sự thay đổi này phủ nhận một cách hiệu quả tình trạng tự trị của Hồng Kông, được cho là tồn tại đến năm 2047 - 50 năm sau khi Anh chuyển lãnh thổ này cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (TC). Động thái của Bắc Kinh cũng là biểu hiện mới nhất cho sự thoái lui đang diễn ra của chủ nghĩa độc tài Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình.

Các quan chức TC đưa ra những bảo đảm rằng luật an ninh chỉ nhằm mục đích đối phó với các cuộc biểu tình gây rối, ũng hộ dân chủ mà đã phá hoại Hồng Kông kể từ mùa xuân năm 2019. Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị (Wang Yi) tuyên bố rằng luật này chỉ nhắm vào một "loại hành vi rất hẹp mà đã gây nguy hiểm nghiêm trọng cho an ninh quốc gia", chẳng hạn như "tội phản quốc, ly khai, xúi giục nổi loạn hoặc lật đổ chế độ". Ông nhấn mạnh, điều đó sẽ "không ảnh hưởng đến mức độ tự chủ cao, quyền và quyền tự do của cư dân Hồng Kông, hay quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài tại Hồng Kông". Tất nhiên, các quan chức TC sẽ quyết định những gì cấu thành tội phản quốc, ly khai, xúi giục nổi loạn, lật đổ chế độ hoặc các quyền hợp pháp. Thực tế là cả tự chủ chính trị và tự do ngôn luận ở Hồng Kông sẽ bị khai tử theo luật an ninh mới.

Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã phản ứng nhanh chóng và gay gắt với kế hoạch của Bắc Kinh. Chỉ trong vài giờ, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã lên án kế hoạch "đơn phương và tự ý áp đặt đạo luật an ninh quốc gia" đối với Hồng Kông. Ông nói thêm rằng "quyết định bỏ qua các quy trình lập pháp được thiết lập tốt đẹp của Hồng Kông và phớt lờ ý chí của người dân Hồng Kông, sẽ là hồi chuông báo tử cho mức độ tự trị cao mà Bắc Kinh đã hứa với Hồng Kông theo Tuyên bố chung Trung-Anh, một Thỏa thuận được đệ trình lên Liên Hiệp Quốc". Sự thù địch của người Mỹ ở lưỡng đảng là tự nhiên. Ứng cử viên tổng thống được chỉ định của đảng Dân chủ, Joe Biden, cho rằng Hoa Kỳ nên dẫn đầu thế giới trong việc lên án Trung Quốc vì phá hoại quyền tự trị và tự do của Hồng Kông.

Trong những bình luận ban đầu của mình, ông Pompeo đã ám chỉ mạnh mẽ rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ có thể sắp diễn ra và ông đã không mất nhiều thời gian để thực hiện mối đe dọa ám chỉ đó. Vào ngày 27 tháng 5, ông Pompeo đưa ra một báo cáo trước Quốc hội (được bắt buộc theo Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông 2019 ) tuyên bố rằng Hồng Kông không còn tự trị. Ông tuyên bố rằng luật an ninh quốc gia "chỉ là hành động mới nhất trong một loạt các hành động mà cơ bản làm suy yếu quyền tự trị và tự do của Hồng Kông". Quan điểm chính thức của chính quyền Trump là "đạo luật có nghĩa là Hồng Kông không còn xứng đáng được đối xử đặc biệt " về thương mại và các vấn đề khác.

Nếu Hồng Kông được coi là một phần của TC, quyết định này sẽ có tác động mạnh mẽ đến thương mại của Hồng Kông với Hoa Kỳ - đặc biệt là khi Washington và Bắc Kinh đang ở giữa một cuộc chiến thương mại khốc liệt. Nhưng động thái ban đầu của chính quyền Trump có thể không phải là phạm trù trả đũa kinh tế đối với Bắc Kinh. Thượng nghị sĩ Chris Van Hollen (D-MD) và Pat Toomey (R-PA) đang thúc đẩy đạo luật lưỡng đảng qua đó sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt nhắm vào ngành ngân hàng của Trung Quốc - và gián tiếp nhắm vào giới tinh hoa chính trị và kinh tế của TC. Van Hollen tuyên bố thẳng thừng rằng biện pháp này được "thiết kế để đánh vào Đảng Cộng sản Trung Quốc và các cá nhân liên quan đến những quyết định gây tổn thương này".

Mong muốn của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và công chúng Mỹ ủng hộ người dân Hồng Kông và trừng phạt TC là hoàn toàn dễ hiểu. Hành vi đáng lo ngại của Bắc Kinh về một loạt các vấn đề khác củng cố mong muốn đó. Mối quan hệ song phương với Trung Quốc đã xấu đi đến mức đáng báo động vì sự thù địch trong nhiều vấn đề. Tranh chấp thương mại lâu dài đã ngày càng tồi tệ đáng chú ý trong những năm của Trump. Những phàn nàn của Hoa Kỳ về trò lá mặt lá trái của Bắc Kinh cùng việc TC cố gắng đổ vạ trách nhiệm liên quan đến sự bùng phát của coronavirus, đã tăng vọt, và phản ứng thách thức của TC không giúp ích được gì. Việc bắt nạt Hồng Kông của chế độ Tập có thể là nhân tố cuối cùng đẩy Hoa Kỳ vào một cuộc chiến tranh lạnh toàn diện với Trung Quốc. Khảo sát dư luận cho thấy rằng người Mỹ sẵn sàng ủng hộ một lập trường mạnh mẽ, đối đầu với Trung Quốc về các chính sách trên mọi lĩnh vực.

Tuy nhiên, điều quan trọng đối với các quan chức của chính quyền Trump và các nhà lãnh đạo quốc hội là cần tiến hành thận trọng. Mối quan hệ với Trung Quốc rất quan trọng vì nhiều lý do. Một cuộc chiến tranh lạnh sẽ có những hậu quả tiêu cực rất lớn đối với nền kinh tế toàn cầu vốn đã căng thẳng. Tồi tệ hơn, sự tan vỡ của các mối quan hệ sẽ làm tăng nguy cơ xung đột vũ trang liên quan đến một số vấn đề, đáng chú ý nhất là Biển Đông và Đài Loan. Một kết quả như vậy sẽ là thảm họa cho cả hai quốc gia và nền hòa bình thế giới.

Người Mỹ muốn bày tỏ tình đoàn kết với Hồng Kông cũng phải đối mặt với thực tế rằng, Hoa Kỳ không có nhiều vấn đề có thật để có thể thực thi mà không phải gánh chịu những rủi ro hoàn toàn không thể chấp nhận được. Washington sẽ không thể triển khai lực lượng quân sự bên ngoài Hồng Kông hoặc thực hiện những cử chỉ liều lĩnh tương tự. Áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế có khả năng làm tổn thương Hồng Kông nhiều hơn, hoặc nhiều hơn so với các biện pháp đó làm tổn thương giới tinh hoa TC. Trên hết, những lời hoa mỹ của Hoa Kỳ không nên mang đến cho người dân Hồng Kông những kỳ vọng sai lầm rằng, Washington có thể và sẽ ngăn Bắc Kinh áp đặt sự cai trị trực tiếp và đè bẹp ham muốn tự trị và dân chủ của Hồng Kông. Nuôi dưỡng những hy vọng như vậy có thể khuyến khích một cuộc kháng chiến dẫn đến một thảm họa kiểu Thiên An Môn .

Hành xử các biện pháp kiềm chế cần thiết sẽ khó khăn. Một bài học quan trọng mà các quan chức Hoa Kỳ và người dân Mỹ cần rút ra từ tập phim này là rằng, ít nhất chừng nào Tập Cận Bình còn nắm quyền, thì những lời nói, lời hứa và thậm chí những cam kết chính thức của Bắc Kinh đều không thể tin được. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ phải nhớ điểm đó bất cứ khi nào đối phó với TC về bất kỳ vấn đề nào.

_ Ted Galen Carpenter , một thành viên cao cấp trong nghiên cứu an ninh tại Viện Cato và là biên tập viên đóng góp tại National Interest, là tác giả của 12 cuốn sách và hơn 850 bài báo về các vấn đề quốc tế.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.