Những con số coronavirus của Trung Quốc có đáng tin cậy hay không?

Trung Quốc báo cáo rằng các trường hợp virus mới đang hạ giảm, nhưng dữ liệu có thể được gắn với chính trị của đảng.

Các thành viên của một ủy ban khu phố đeo khẩu trang bảo vệ khi họ kiểm soát lối vào một con đường hẹp vào ngày 19 tháng 2 tại Bắc Kinh. Hình ảnh Kevin Frayer / Getty

James Palmer | Ngày 19 tháng 2 năm 2020. Theo Foreign Policy

Trần H Sa lược dịch.

Chào mừng bạn đến với bản tin Tóm tắt Trung Quốc Hàng tuần của Foreign Policy. Những điểm nổi bật trong tuần này: Các quan chức Trung Quốc báo cáo chắc nịch sự sụt giảm các ca lây nhiễm coronavirus mới, Hoa Kỳ chỉ định các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc là các gián điệp của Bắc Kinh, và các doanh nghiệp Trung Quốc đối phó với sự bùng phát dịch kéo dài hàng tháng như thế nào.

Trung Quốc báo cáo các trường hợp nhiễm virus hạ giảm.

Tại Trung Quốc, số người chết vì coronavirus hiện đã lên tới 2.000, với hơn 70.000 trường hợp nhiễm được xác nhận. Nhưng nếu bạn theo dõi truyền thông nhà nước Trung Quốc, giọng điệu của họ ngày càng lạc quan: Chiến thắng trong cuộc chiến chống lại virus của nhân dân, do Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo, đang có triển vọng ! Các số liệu chính thức dường như chứng minh điều này: Các ca nhiễm trùng mới bên ngoài tỉnh Hồ Bắc, trung tâm dịch bệnh virus, đã giảm hơn 10 ngày liên tục và số ca mắc mới bên trong Hồ Bắc đã hạ xuống dưới 2.000 mỗi ngày.

Hầu hết Hồ Bắc vẫn bị phong tỏa, với cư dân không thể rời khỏi nhà mà không có sự cho phép đặc biệt. Những hạn chế đi lại ở mức độ nghiêm trọng khác nhau đã được áp đặt trên khắp Trung Quốc, từ sự di chuyển bị giám sát cho đến cách ly hoàn toàn. Cứ theo vẻ bề ngoài, chiến lược ngăn chặn của chính phủ dường như đang hoạt động. Nhưng điều đó đặt ra câu hỏi: Con số chính thức của Trung Quốc thì đáng tin cậy như thế nào?

_ Chính trị của đảng Một yếu tố đáng ngờ là mức độ giảm phù hợp ra sao ở các trường hợp nhiễm virus mới. Mặc dù đã có một sự tăng vọt về số lượng vào thứ Năm tuần trước, nhưng đó là kết quả của những thay đổi trong tiêu chuẩn thử nghiệm ở Hồ Bắc - chuyển gần 15.000 trường hợp từ "nghi ngờ" sang "xác nhận". Thông báo này được đưa ra khi các quan chức cấp cao của Hồ Bắc bị sa thải - và đồng minh thân cận của Xi, ông Ying Yong, cựu thị trưởng Thượng Hải, được bổ nhiệm làm ông chủ đảng ủy của Hồ Bắc. Như thường lệ, có vẻ như ông chủ mới muốn đổ lỗi những tin xấu cho ông chủ cũ.

Trong khi đó, chính phủ trung ương đang thúc đẩy mở cửa các doanh nghiệp trở lại, nhưng có một cuộc xung đột đang nổi lên. Các quan chức địa phương không muốn bị thất sủng nếu một ổ dịch xuất hiện trong vùng của họ và nỗi sợ hãi đó của họ lớn hơn thiệt hại kinh tế do virus. Nhưng có những báo cáo từ Chiết Giang và Quảng Đông về việc phong tỏa được dỡ bỏ, với một hệ thống giám sát cho phép mọi người rời khỏi nhà ở những khu vực mà trước đây bị hạn chế nặng nề.

_ Xu hướng hạ giảm. Sự suy giảm trung thực trong các trường hợp nhiễm mới có thể là tin tốt, hoặc có thể bị thống kê thao túng. Bên ngoài Hồ Bắc, các trang thiết bị xét nghiệm chẩn đoán đang bị thiếu hụt, và các tỉnh khác đã chuyển sang sử dụng cách chẩn đoán triệu chứng hiện được chấp nhận ở Hồ Bắc. Các trang thiết bị chỉ được sử dụng để kiểm tra những người đến từ Hồ Bắc chứ không phải cho các trường hợp bị lây nhiễm, do đó, không có gì ngạc nhiên khi các con số đang giảm. Các bác sĩ Trung Quốc báo cáo rằng hàng chục bệnh nhân khác trong bệnh viện đang được cách ly và điều trị nhưng không được chẩn đoán chính thức.

Những gì để chúng ta theo dõi.

_ Chiến tranh truyền thông Hoa Kỳ-Trung Quốc. Hoa Kỳ đã có một động thái mạnh mẽ chống lại Trung Quốc vào ngày hôm qua, phân loại lại năm cơ quan truyền thông của nhà nước - Tân Hoa Xã, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc, China Daily, Đài phát thanh Trung Quốc và Nhân dân Nhật Báo - là những gián điệp của Bắc Kinh. Việc chỉ định làm cho hoạt động của họ bên trong Hoa Kỳ chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn. Các phóng viên Trung Quốc trong và ngoài nước luôn có nhiệm vụ tường trình Neican - loại báo cáo nội bộ cho đảng - và được sử dụng hiệu quả cho hoạt động gián điệp trên cơ sở phi thể thức.

Giờ đây, các phóng viên của các tạp chí có thể phải chịu những hạn chế đi lại tương tự mà Hoa Kỳ đã áp đặt đối với các nhà ngoại giao Trung Quốc. Ở Trung Quốc, các phóng viên phương Tây đã phải đối mặt với một hệ thống giám sát và kiểm soát giới hạn thị thực của họ, cho thấy họ bị cảnh sát quấy rối và ngăn chặn họ không được sống bên ngoài một số thành phố.

Động thái của Hoa Kỳ đã thúc đẩy sự trả đũa ngay lập tức từ Bắc Kinh, qua đó đã trục xuất ba phóng viên của tờ Wall Street Journal vào thứ Tư. (Cái cớ là một tiêu đề ý kiến ​​mô tả Trung Quốc là "bệnh phu thực sự của châu Á", một cụm từ khiến nhà nước Trung Quốc phẫn nộ.) Đáng chú ý, tất cả các phóng viên bị trục xuất đều là người gốc Trung Quốc, một phần trong mô hình của Trung Quốc đối xử với các phóng viên nước ngoài da màu - và đặc biệt là những người có tổ tiên là người Trung Quốc - với sự nghi ngờ nhiều hơn.

_ Thiếu các ca bệnh coronavirus? Trong khi hầu hết các nước láng giềng phía nam và phía đông của Trung Quốc đã báo cáo các trường hợp nhiễm coronavirus, các quốc gia dọc biên giới phía bắc của nó như Nga, Mông Cổ và Kazakhstan đã đưa ra những con số tối thiểu, với Nga vừa báo cáo hai trường hợp đầu tiên. Mô hình của các ca lây nhiễm của Nga có thể chỉ tương ứng với khuynh hướng đi du lịch trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, lúc bắt đầu bùng phát dịch : Công nhân nhập cư trở về Trung Quốc từ phía bắc, trong khi những người du lịch trung lưu lại đi về phía nam.

_ Bắc Triều Tiên thì sao? Trong khi đó, Bắc Triều Tiên cho biết họ không có bất kỳ trường hợp coronavirus nào, nhưng nước này đã phong tỏa hoàn toàn và cắt đứt mọi mối quan hệ vận chuyển ra thế giới bên ngoài. Truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên, trong khi đó, đã phát đi thông tin về các phương pháp vệ sinh và khẩu trang bảo vệ. Nếu quốc gia này đang bị bùng phát, chúng ta có biết hay không?

Công nghệ và kinh doanh.

_ Khủng hoảng nhà hàng. Việc kinh doanh nhà hàng đã bị tàn phá bởi sự bùng phát của coronavirus, mặc dù những người giao hàng chăm chỉ làm hết sức mình để giữ cho lãnh vực này tồn tại. Mất kinh doanh trong dịp Tết Nguyên đán và việc đóng cửa các không gian công cộng đã tàn phá một ngành công nghiệp đang trên bờ vực. Ở Bắc Kinh, nơi không bị phong tỏa hoàn toàn, chỉ có 13% nhà hàng mở cửa trong suốt đợt bùng phát dịch. Jim Boyce, một phóng viên thực phẩm và rượu vang lâu năm, đã viết về việc thương mại rượu vang toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề như thế nào.

_ Trở lại làm việc? Chính phủ đang cố gắng khuyến khích mọi người quay trở lại làm việc, nhưng giữa các hạn chế đi lại và phong tỏa cục bộ, điều đó chứng tỏ là không thể. Ở phía bắc Trung Quốc, chủ sở hữu các nhà máy nói rằng họ vẫn đang trả lương cao hơn mức trung bình để có được nhân viên, và đại đa số công nhân vẫn chưa quay trở lại công việc. Các công ty có thể cho phép làm việc từ xa. Các trường học Trung Quốc, dường như không thể mở cửa trở lại trước tháng 4, đã chuyển sang các lớp học trực tuyến.

_ Gánh nặng lương hưu. Với việc doanh nghiệp bị tổn thương từ cả việc đóng cửa lẫn yêu cầu của chính phủ bắt buộc tiếp tục trả lương cho nhân viên, chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố rằng các công ty sẽ không phải trả một số khoản đóng góp lương hưu và phí bảo hiểm cho quỹ của nhà nước, trong vài tháng. Đó là một bước đi thông minh, nhưng nó làm tăng nguy cơ khủng hoảng lương hưu sắp tới.

Những gì chúng ta lắng nghe được.

Thế giới cần được mở ra, bởi Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế

Đây là một sự tự chứng thực không biết xấu hổ vì sự xuất hiện của chính tôi trong tuần này trên podcast chính sách đối ngoại của Carnegie, đã mất thời gian gian thảo luận về coronavirus. Nhưng nó cũng là một khuyến nghị chung cho podcast: Nó là một cuộc trò chuyện hàng tuần tuyệt vời và thông minh với các chuyên gia về các vấn đề trong ngày.

Về các vấn đề Trung Quốc, hãy xem tập phim với chuyên gia Carnegie Evan Feigenbaum và một cuộc phỏng vấn đặc biệt kịp thời với cựu giám đốc văn phòng Tạp chí Wall Street ở Bắc Kinh, Charles Hutzler.

Một khoảnh khắc trong lịch sử

Cúm châu Á, 1957 và 1968

Đại dịch đầu tiên sau Thế chiến II - kết quả của sự pha trộn giữa các chủng cúm gia cầm và cúm người - được phát hiện lần đầu tiên ở Singapore vào năm 1957 nhưng có thể bắt nguồn từ Trung Quốc. Trong khi ít gây tử vong hơn so với dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, đại dịch cúm ở Châu Á đã giết chết khoảng 1 triệu đến 2 triệu người trên toàn thế giới. Một thập kỷ sau, nó biến đổi thành dịch cúm Hồng Kông. Một lần nữa, nó được phát hiện lần đầu tiên ở thuộc địa của Anh nhưng có thể có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Trung Quốc thời Mao có nạn phá rừng và mất an ninh lương thực ở mức độ cao, khiến người dân phải ăn những loài chưa được sử dụng trước đây, cũng như thiếu nguồn lực y tế nghiêm trọng. Có lẽ chỉ có sự cô lập của đất nước và sự giới hạn tự do đi lại đã ngăn chặn bùng phát dịch SARS năm 2003, hoặc sự bùng phát của coronavirus năm 2020. Cũng có thể là những vụ dịch như vậy đã xảy ra và số người chết bị làm ngơ trong số những cái chết của thời đại.

Đó là điều đáng nói trong tuần này.

_ James Palmer là một biên tập viên cao cấp tại Foreign Policy.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.