Đông Nam Á lướt trên làn sóng tăng trưởng thứ tư của khu vực.

Dân số trẻ, có học vấn và đô thị hóa khiến sự kết nối các quốc gia đã đủ chín muồi cho đầu tư nước ngoài.

Nhà máy Samsung Việt Nam: điện thoại của họ đã được sản xuất tại Việt Nam trước khi chuyển sang sản xuất nhiều hơn ở đó sau khi bị Covid-19 tấn công © Bloomberg.

Parag Khanna… 11 tháng 5 năm 2020. Theo Financial Times

Trần H Sa lược dịch.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã kết thúc, nảy ra một câu nói đùa thường được phịa ở Singapore. "Và người chiến thắng là Việt Nam."

Trên thực tế, cuộc chiến cho thấy có rất ít dấu hiệu lắng dịu, ngay cả khi các chiến binh lảo đảo với coronavirus, nhưng ở phần cuối của câu chuyện vẫn nắm bắt được một sự thật quan trọng.

Trong một thập kỷ, mọi con mắt đều đổ dồn vào Trung Quốc, nhưng bây giờ trọng tâm của tăng trưởng toàn cầu đang chuyển sang Đông Nam Á, một sự kết nối của 10 quốc gia và gần 700 triệu người ở phía nam Trung Quốc và phía đông Ấn Độ. Nếu mỗi khu vực đều có một thời điểm cho các mục tiêu sắp thẳng hàng để toàn tâm toàn ý dốc sức thực hiện - về kinh tế, nhân khẩu học, địa chính trị - thời điểm đó ở Đông Nam Á có thể là bây giờ.

Với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng, dân số trẻ, số hóa sâu rộng, tiếp cận giáo dục và nữ quyền nổi lên ngày càng tăng, Đông Nam Á đã sẵn sàng để có được chỗ đứng mới trên thế giới.

Phần lớn điều này là do nó có thể xây dựng dựa trên thành công của các nước láng giềng, nhờ vào lịch sử hậu chiến của châu Á như là một trong những làn sóng cũng cố lẫn nhau ngày càng tăng.

Đầu tiên là sự đi lên rất nhanh của Nhật Bản, tiếp theo là sự trỗi dậy của cái gọi là các con hổ kinh tế như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore. Các lãnh thổ này vừa đầy năng lực sáng tạo vừa dẫn đầu đầu tư vào Trung Quốc, nơi trở thành trung tâm tăng trưởng lớn nhất châu Á. Bây giờ tất cả họ đang đầu tư vào Đông Nam Á.

10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tham gia với Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Trung Quốc tạo thành một khu vực to lớn chiếm gần 40% tổng sản phẩm quốc nội của thế giới trong lãnh vực sức mua tương đương.

Trung Quốc giao dịch mua bán với Đông Nam Á nhiều hơn so với Mỹ, gây hiệu lực có lợi là làm cho Trung Quốc đáng tin cậy hơn trong các nước láng giềng so với một siêu cường thất thường. Các nhà tư bản mạo hiểm của nó cũng nhìn thấy cơ hội trong khu vực: ví dụ, họ đã đầu tư hơn 650 triệu đô la vào các công ty công nghệ của họ trong nửa đầu năm 2019, theo nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv.

Các tập đoàn và doanh nghiệp lớn ở Hoa Kỳ cũng đang nghiêng về phía đông nam Á. Mặc dù năm 2017 Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà các thành viên khác bao gồm Nhật Bản, Úc và Việt Nam, nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam tiếp tục tăng. Vào năm 2019, họ đã tăng 40% so với năm trước, trong khi các tập đoàn Mỹ từ Trung Quốc đã giảm hơn 20%.

Chính vì Mỹ không tham gia TPP mà các công ty từ Mastercard và Qualcomm đến Exxon và Pfizer đã đầu tư nhiều hơn ở châu Á. Đó là cách duy nhất để họ có thể đạt được cách tiếp cận thị trường của TPP, được quy định cho các đối tác từ các quốc gia đã ký thỏa thuận TPP kế nhiệm (được gọi là CPTPP, ths ). Năm 2019, Đông Nam Á có 150 tỷ đô la đầu tư trực tiếp nước ngoài, sau 200 tỷ đô la của Trung Quốc nhưng trước Ấn Độ (50 tỷ đô la).

Sẽ còn nhiều hơn nữa khi EU tìm kiếm một thỏa thuận thương mại với Asean dựa trên thỏa thuận hiện có với Singapore, và một nước Anh thời hậu Brexit cũng đang phấn đấu cho sự hiện diện mạnh mẽ hơn ở châu Á. Đầu tư vào Trung Quốc sẽ vẫn hấp dẫn vì quy mô thị trường và hiệu năng cần cù của nó, nhưng cuộc chiến thương mại và đại dịch đã nhấn mạnh những rủi ro của việc phụ thuộc vào một quốc gia duy nhất. Nhiều công ty đang lựa chọn "sản xuất ở nơi mà bạn bán ra".

Nhiều công ty đa quốc gia muốn đa dạng hóa Đông Nam Á, vừa là nơi phòng hộ vừa tiếp cận các thị trường đang phát triển nhanh chóng của nó. Điện thoại Samsung đã được sản xuất tại Việt Nam trước khi Hàn Quốc chuyển sang sản xuất nhiều hơn ở đó, sau khi Covid-19 bùng phát. Thật vậy, các công ty có quy trình sản xuất tinh vi như Apple chưa thể tái tạo ở nơi khác có chất lượng và quy mô sản lượng đạt được như nhà máy "iPhone City" của Foxconn ở Trịnh Châu, Trung Quốc. Nhưng ngay cả trước khi coronavirus tấn công, Apple đã theo dõi Việt Nam để thành lập các đặc khu kinh tế tương tự.

Việt Nam dự kiến tăng trưởng khoảng 5% trong năm 2020. Tuy nhiên, với GDP chỉ hơn 200 tỷ đô la, đây là một trong những quốc gia nghèo hơn trong một khu vực giàu có. GDP của Indonesia giàu tài nguyên đã vượt qua 1 ngàn tỷ đô la, Thái Lan đang đạt mức 500 tỷ đô la; Singapore gần 350 tỷ đô la, ngang hàng với Hồng Kông; Malaysia và Philippines có GDP trên 300 tỷ đô la. Trong quá khứ, nghèo đói và những hạn chế biên giới làm cho thương mại bên trong khu vực ở mức thấp, nhưng hiện nay trong nội bộ của khu vực toàn châu Á, tổng mậu dịch là 60%, theo McKinsey. Hạn chế biên giới được cắt giảm, đi cùng với nghèo đói của họ.

Đồng thời, nếu Asean là một quốc gia, thì đó sẽ là một trong những quốc gia bất bình đẳng nhất thế giới, với Singapore và Brunei biểu lộ mức thịnh vượng của loại con nhà Á châu siêu giàu : thu nhập bình quân đầu người hàng năm là hơn 80.000 đô la, trong khi con số của Myanmar và Papua New Guinea thì dưới 3.000 đô la.

Tuy nhiên, không giống như ở phương tây, các quốc gia Đông Nam Á tấn công nghèo đói thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, việc làm, ngân hàng di động và phát triển nông nghiệp, cùng các lĩnh vực khác.

Một sai lầm phổ biến về châu Á trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là, một sụt giảm nhu cầu của phương Tây sẽ làm tê liệt các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu. Trên thực tế, châu Á tiếp tục các cải cách, vốn bắt đầu sau cuộc khủng hoảng của riêng nó năm 1998, tập trung vào xây dựng thặng dư thương mại, dự trữ tiền tệ và chuyển sang tỷ giá hối đoái linh hoạt trong khi kiểm soát lạm phát. Mức giảm xuất khẩu 2008-09 là 35% nhưng được bù đắp bằng tăng trưởng và hạ thấp các rào cản thương mại bên trong khu vực.

Coronavirus sẽ ảnh hưởng đến các đơn hàng xuất khẩu, chẳng hạn như đối với hàng may mặc và phụ tùng xe hơi, nhưng các nước Asean được xếp hạng an toàn thoát khỏi cơn bão tốt hơn so với năm 1998 hoặc 2008.

Trước hết là, họ phụ thuộc vào thương mại không phải ở phương tây mà phụ thuộc vào nhau, cũng như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Trong khi tăng trưởng của Trung Quốc đã giảm tốc, nó đang nhập khẩu nhiều hơn từ các nước láng giềng. Quan trọng không kém, hầu hết các nền kinh tế châu Á hiện nay đều dựa trên dịch vụ, với dân số lớn và tiêu dùng thúc đẩy tăng trưởng nhiều hơn thương mại.

Với sức mạnh của đồng đô la Mỹ, giờ là lúc để các nhà quản lý tài sản toàn cầu và vốn cổ phần tư nhân, mở rộng những phân phối của họ sang châu Á mới nổi, nơi mà tiền tệ yếu hơn và các doanh nghiệp có thể được mua rẻ hơn so với các đối tác phương Tây. Nợ của các tập đoàn đang tăng lên, nhưng hiện nay phần lớn là bằng nội tệ, có nghĩa là đã giảm thiểu mối lo ngại về một “taper tantrum” (*) do mức tăng lãi suất của Mỹ.

Sản xuất, bất động sản, ngân hàng, công nghệ và nông nghiệp đều đã chín muồi cho việc truyền tải các bí quyết sản xuất của nước ngoài, để xây dựng tài sản và khách hàng dựa trên cơ sở vững chắc. Khi nghĩ về châu Á trong những thập kỷ tới sẽ ra làm sao, tiền đề thích hợp nhất sẽ là : họ đã từng làm cho chúng ta; bây giờ chúng ta làm cho họ.

_ Chú thích :

(*) Taper tantrum chỉ sự tụt dốc mạnh của thị trường chứng khoán và giá trị đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi, khi nhà đầu tư quốc tế rút vốn khỏi đó vào năm 2013. Khi Mỹ tăng lãi suất ngân hàng, các nhà đầu tư thường có khuynh hướng rút vốn ở nơi khác để đầu tư vào ngân hàng tại Mỹ, lý do là an toàn hơn.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.