Phân ly Mỹ - Trung.

Dịch coronavirus thổi bùng ngọn lửa tranh luận tách rời Mỹ-Trung, ở Washington.
Mọi hy vọng rằng thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ cứu vãn mối quan hệ siêu cường đã bị phá hỏng bởi coronavirus.
Dịch bệnh sắp tấn công nền kinh tế Mỹ và đã dẫn đến sự bất hòa đang gia tăng giữa các nhân vật quan trọng của Washington, một số người kêu gọi tách rời hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Sự bùng phát coronavirus, bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán ở miền Trung Trung quốc, đã làm nảy sinh nhiều cuộc tranh luận về việc tách rời Mỹ-Trung ở Washington. Minh họa: Brian Wang

Chu Cissy 4 tháng 3 năm 2020…..Theo South China Morning Post

Trần H Sa lược dịch.

Đây là một phần của loạt bài gồm năm phần, bàn về cách thức dịch coronavirus ảnh hưởng đến mối quan hệ của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới. Phần một tập trung vào việc virus khơi lại cuộc tranh luận dài hạn về sự tách rời giữa các nền kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Tại một sự kiện ở Washington hôm thứ Sáu, thượng nghị sĩ bang Florida, Rick Scott, đã sử dụng thuật ngữ "Cộng sản Trung Quốc" 25 lần trong một bài phát biểu dài 10 phút, đưa ra ý tưởng rằng dịch coronavirus nên được sử dụng như một cái nêm để giải quyết mối quan hệ Mỹ-Trung.

"Tôi nghĩ rằng sẽ phải có sự tách rời nhiều hơn, khi chúng ta đang thấy với coronavirus. Tôi nghĩ mọi người đang nói với chính mình, có phải chúng ta quá phụ thuộc vào một quốc gia mà nó hành động như một kẻ thù ? Và tôi nghĩ rằng điều đó sẽ khiến một số người suy nghĩ lại về chuỗi cung ứng của họ," Scott nói với một đám đông tập trung tại Học viện Hudson, một nhóm chuyên gia tư vấn.

"Cộng sản Trung Quốc không chỉ muốn tham gia vào cộng đồng của các quốc gia, mà còn muốn tham gia nhiều đến mức là để cai trị các quốc gia đó. Kết quả, cho dù chúng ta có muốn thừa nhận hay không, ở đây đã có một cuộc Chiến tranh Lạnh mới."

Trong khi từ lâu Scott đã là một trong những tiếng nói ồn ào nhất cố gắng thúc đẩy các chính sách của chính quyền Trump theo hướng chống Trung Quốc, thì bây giờ sự lớn tiếng của ông ấy đang được ưu ái hơn nữa trong một môi trường ngày càng thù địch với Trung Quốc, ở thủ đô của Mỹ.

Vẻ tráng lệ trong lễ ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn một vào giữa tháng 1 chỉ là việc làm tạm thời lấy giấy dán lên những vết nứt sâu trong mối quan hệ siêu cường, và nhiều số liệu hiện nay cho thấy một ý tưởng từng tồn tại trước đây bên lề chính quyền Trump - tách rời - đang nhận được sự ủng hộ ngày càng tăng.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều rất háo hức để giảm bớt tầm quan trọng của bất kỳ cuộc nói chuyện nào về sự chia tách.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He đều đã cố gắng làm giảm bớt những kêu gọi tách rời. Ảnh: Tân Hoa Xã

Sau lễ ký kết vào tháng 1 tại Washington, Phó Thủ tướng Liu He nói rằng thỏa thuận này sẽ ngăn chặn hiệu quả việc tách rời.

"Một số nhân vật phi kinh tế đang ủng hộ việc tách rời, điều này là không thực tế. Một mặt, Mỹ và Trung Quốc đang hợp nhất với nhau rất chặt chẻ như là một chuỗi cung ứng toàn cầu đã được hình thành. Mặt khác, điều cần thiết là phải hợp tác vì công nghệ không ngừng phát triển," ông Liu nói.

Trump, trong khi đó, tiếp tục nhiệt tình nói về "tình bạn" của ông ấy với Tập Cận Bình và đã khiển trách các quan chức Hoa Kỳ, những người mà đã công khai chỉ trích phản ứng của Trung Quốc đối với dịch virus corona, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, mối lo ngại về an ninh quốc gia và an ninh kinh tế đang gia tăng trong cả hai nhóm chính trị tự do và bảo thủ, ngay cả khi các nhóm doanh nghiệp Mỹ thúc đẩy tiếp tục hợp tác, với ý tưởng một nền kinh tế được dự đoán sẽ chiếm một phần ba tăng trưởng toàn cầu trong thập kỷ tới.

Sự bùng phát coronavirus đã phục vụ để khuếch đại cuộc đối thoại, giữa một loạt các quan chức cao cấp của Nhà Trắng với những người trung thành với Trump trong những tuần gần đây.

Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross và Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Larry Kudlow, cả hai đều rất sớm cho rằng dịch bùng phát sẽ có lợi cho nền kinh tế Mỹ.

Jeff Ferry, kinh tế trưởng tại Liên minh thân Trump vì một nước Mỹ thịnh vượng, đã lặp lại những tuyên bố này, ngay cả khi thị trường tài chính Mỹ đang quay mòng mòng do sự lây lan nhanh chóng của virus. Ferry nói rằng mức thuế 25% đối với tất cả các hàng hóa của Trung Quốc sẽ "tăng thêm 1 triệu việc làm ở Hoa Kỳ."

"Có cả vấn đề an ninh quốc gia và vấn đề kinh tế đối với việc Hoa Kỳ quá phụ thuộc vào sản xuất của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ, bao gồm nguy cơ khủng hoảng sản xuất bị ngừng hoặc sản xuất bị chậm lại ở Trung Quốc, như coronavirus, và nguy cơ trộm cắp [sở hữu trí tuệ] và hàng hóa của Hoa Kỳ bị nhái bằng hàng giả, khi chúng bắt đầu được sản xuất tại Trung Quốc," Ferry cho biết.

Rồi thì, coronavirus đã được thêm vào giỏ những bất bình mà qua đó dẫn đến việc Trump tiếp cận với Trung Quốc bằng đường lối cứng rắn. Khi sự sụp đổ kinh tế ngày càng sâu sắc, sẽ không phải là một cú sốc lớn nếu có những tiếng nói phản đối ầm ỉ kêu gọi chia tách mọc lên.

Từ các phiên điều trần quốc hội đến các sự kiện của các nhóm chuyên gia tư vấn khác nhau, nhiều người ở Washington hiện đang bị thuyết phục rằng Trung Quốc và Mỹ không thể đi theo cùng một hướng.

Tại phiên điều trần của Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung vào ngày 23 tháng 1, ủy viên Kenneth Lewis đã thẳng thắng nói ra ý tưởng của ông, Lewis so sánh đầu tư của Mỹ vào các công ty Đức vào những năm 1930 mà qua đó đã hỗ trợ cho sự nổi dậy của Adolf Hitler, với các khoản đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc ngày nay.

"Khi cả hệ thống của họ đối xử với người Duy Ngô Nhĩ, [và] đối xử với người biểu tình ở Hồng Kông, chúng rất phản cảm với các giá trị của Hoa Kỳ, tại sao chúng ta phải cho phép họ phát triển, dù chỉ một xu ở đất nước này?" ông ấy hỏi Carl Walter, một nhà tư vấn độc lập có mặt trong phiên điều trần .

Chủ đề về Trung Quốc đã không đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ cuộc tranh luận hàng đầu nào của đảng Dân chủ, nhưng bất kỳ cuộc thảo luận nào về Bắc Kinh đều cho thấy ứng cử viên của đảng sẽ cần phải cứng rắn với Bắc Kinh, nếu họ muốn có cơ hội đánh bại Trump.

Trong cuộc tranh luận của đảng Dân chủ ở Nam Carolina hồi tuần trước, cựu phó tổng thống Joe Biden đã gọi Chủ tịch Xi là một "tên côn đồ", trong khi Bernie Sanders, hiện đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò, đã gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc là một "chế độ độc tài thực sự."

Trong khi những lời hoa mỹ được mài giũa, những người từng theo dõi Trung Quốc lâu dài nói rằng, một sự "chia tách trên thực tế" đã được cả hai bên theo đuổi trong vài năm nay.

"Trung Quốc đã tăng tốc nỗ lực trong một số ngành công nghiệp, thay thế công nghệ nước ngoài bằng công nghệ trong nước để cố gắng và đạt được sự độc lập công nghệ lớn hơn. Tôi không nhận thấy bất kỳ sự chậm lại nào trong nỗ lực đó của Trung Quốc," Scott Kennedy, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế phát biểu, dựa vào chính sách đến năm 2022, thay thế tất cả các phần cứng và phần mềm của nước ngoài được sử dụng trong các văn phòng chính phủ Trung Quốc, bằng công nghệ được phát triển ở trong nước .

Kennedy đã trích dẫn việc Trung Quốc sử dụng Đại Tường lửa để hạn chế luồng thông tin và kiểm duyệt các phương tiện truyền thông của phương Tây như những ví dụ cho xu hướng tách rời dài hạn từ phía Bắc Kinh.

Dưới thời Trump, Mỹ đã hạn chế dòng chảy vào Trung Quốc đối với các loại hàng hóa được coi là hàng hóa nhạy cảm vì lợi ích của an ninh quốc gia và công tác đối ngoại. Những hạn chế như vậy thường giống như "những chiếc sân nhỏ có hàng rào cao," Kennedy nói, nhưng hiện đang tiến về phía "những bãi sân lớn và hàng rào cao."

Việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ tạo ra một Danh sách thực thể vào năm ngoái đã cho thấy ​​100 cá nhân và công ty bị cấm mua hàng hóa do Mỹ sản xuất, để đối phó với các mối đe dọa an ninh quốc gia từ các công ty công nghệ của Trung quốc, chẳng hạn như Huawei.

"Cho dù đó là đầu tư thương mại, công nghệ hay du lịch, chúng ta đều thấy rằng cả chính phủ Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều không có ranh giới rành mạch giữa cái gì là kinh tế và cái gì là an ninh quốc gia," ông Kennedy nói thêm. Sự lây lan nhanh chóng của các ca bệnh coronavirus trên toàn cầu đã làm sâu sắc thêm những chia tách này.

Khi Mỹ tuyên bố vào ngày 31 tháng 1 rằng, họ sẽ cấm nhập cảnh bất kỳ công dân nước ngoài nào mà đã đến Trung Quốc trong 14 ngày trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) đã cáo buộc Washington vi phạm quyền dân sự.

Đổi lại, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, Tom Cotton, đưa ra một lý thuyết, được các nhà khoa học vạch ra, rằng coronavirus là một vũ khí sinh học bị rò rỉ của Trung Quốc, và kêu gọi chấm dứt hoàn toàn du lịch thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Có những dấu hiệu khác cho thấy virus có thể tăng cường sự khác biệt về ý thức hệ và sự mất lòng tin giữa hai siêu cường.

Vào tháng Hai, Washington đã tuyên bố một số cơ quan truyền thông của Trung Quốc đại lục, bao gồm cả hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã, là các bộ phận của chính phủ nước ngoài. Vài giờ sau khi phân loại, Trung Quốc đã trục xuất ba phóng viên của Tạp chí Phố Wall, khẳng định hành động này là để nhắc nhở một ý kiến ​​về tác động của coronavirus với tiêu đề "Trung Quốc thực sự là Châu Á bệnh phu", nhưng đã gặp những phản ứng dữ dội từ các quan chức Mỹ.

Cuộc ăn miếng trả miếng tiếp tục vào thứ Hai, khi Trump yêu cầu năm cơ quan truyền thông của nhà nước Trung Quốc cắt giảm số lượng nhân viên Trung Quốc có trụ sở tại Hoa Kỳ từ 160 xuống còn khoảng 100.

Eric Brown, một thành viên cao cấp tại Học viện Hudson cho biết, "khi Đảng Cộng sản Trung Quốc gặp khủng hoảng tại đất nước họ, đôi khi họ sẽ sẵn sàng tạo ra một cuộc khủng hoảng ở nước ngoài để duy trì sự cai trị của họ."

Hơn nữa, khi tác động của virus đối với chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên rõ ràng, nền kinh tế Mỹ sẽ bị ảnh hưởng. Tuần trước, thị trường tài chính đã bị cuốn vào khoản thua thiệt hàng tuần lớn nhất, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hơn một thập kỷ trước.

Cảng Los Angeles, một trong những trung tâm vận chuyển hàng hóa bận rộn nhất thế giới và là cửa ngõ chính cho các sản phẩm của Trung Quốc nhập vào Mỹ, dự kiến ​​giảm 25% lưu lượng container vào tháng 3, khi các nhà máy Trung Quốc vật lộn để tăng tốc sau khi bị ngưng trệ kéo dài.

Một nền kinh tế bị thoái hóa gần như chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều sự kêu gọi từ các chính trị gia và những nhân vật quan trọng của công chúng trong lãnh vực kinh doanh đòi xem xét lại sự tiếp xúc với Trung Quốc của người Mỹ .

Những tiết lộ từ Viện Chính sách chiến lược Úc cũng cho thấy hàng chục công ty Mỹ bao gồm Amazon, Apple và General Electric đã mua sản phẩm từ các nhà máy ở Trung Quốc mà đã sử dụng người Duy Ngô Nhĩ trong "những tình huống cho thấy rỏ ràng họ bị lao động cưỡng bức ".

Nikkei Asian Review báo cáo, đã có Google và Microsoft chuẩn bị đẩy nhanh việc rời khỏi Trung Quốc do virus, và với một cuộc khảo sát gần đây của Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-Trung cho thấy, 45% thành viên của họ chỉ "tích cực phần nào" đối với nội dung "làm dịu" của thỏa thuận thương mại giai đoạn một, có nhiều cuộc trò chuyện về việc liệu thời gian có đúng để cắt bỏ thiệt hại của họ hay không.

“Đúng là đặc biệt nguy hiểm đối với Mỹ, nếu mức thuế cao vẫn như củ, Trung Quốc không thực hiện các bước để tiếp tục mở cửa thị trường của họ và không phải tuân theo nguyên tắc định hướng thị trường, và qua đó chúng ta sẽ không có được một thỏa thuận giai đoạn hai đầy đủ," phó đại diện thương mại Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Obama, hiện là chủ tịch công ty luật Crowell & Moring International, Robert Holleyman, cho biết.

Với mùa bầu cử Mỹ đang khởi động, một bầu không khí kinh tế không chắc chắn và một cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe toàn cầu nổi lên với chúng ta, thỏa thuận thương mại có thể sớm trở thành một ký ức xa vời đối với các giám đốc điều hành, những người có thể phải làm quen với một kỷ nguyên hỗn loạn mới giữa Mỹ và Trung Quốc.

"Bất kể ai ở trong Nhà Trắng, chúng tôi lo ngại rằng mối quan hệ mang tính xây dựng tích cực của quá khứ giờ là thứ gì đó sẽ chỉ tồn tại trong quá khứ," ông Jake Parker, phó chủ tịch cao cấp của Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-Trung nói.

_ Cissy gia nhập SCMP vào năm 2019. Trước đó, cô là nhà xuất bản của BBC News và là phóng viên điều tra tại CaiXin Media. Cô ấy chú trọng đến chính trị và kinh tế của Trung Quốc.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.