Phản ứng dây chuyền của Trung quốc : Trung Quốc phải giảm thiểu rủi ro khi bị bỏ rơi.

LUO JIE / China daily

LIU BIN | NGÀY 7 THÁNG 4 NĂM 2020…..Theo Foreign Policy

Trần H Sa lược dịch.

Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Trung Quốc ngày càng được tích hợp vào chuỗi giá trị toàn cầu. Nhưng khi Trung Quốc ngày càng trở nên gắn bó với chuỗi giá trị toàn cầu, nó ngày càng phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều đó có nghĩa là bất cứ khi nào khủng hoảng xảy ra, mọi gián đoạn từ một phần của chuỗi giá trị toàn cầu sẽ làm cho toàn bộ chuỗi cung ứng bị đình trệ, rồi từ đó, các cơ chế truyền dẫn phức tạp và rộng lớn, làm tăng thêm khủng hoảng.

Coronavirus chủng mới đã được chứng minh nó nguy hiểm hơn so với những ma sát thương mại, vì ma sát thương mại có thể quản lý được ở một mức độ nhất định nào đó. Mặt khác, ngăn chặn dịch bệnh cũng là một vấn đề sức khỏe và an toàn liên quan đến mọi người. Thật khó để đánh giá thời gian tồn tại của dịch và ảnh hưởng của nó.

Ngoài ra, lợi ích từ nhân khẩu học đang giảm dần ở Trung Quốc, làm giảm lợi thế so sánh của nó. Khi số dân cao tuổi tăng lên và tỷ lệ sinh sản giảm xuống, Trung Quốc đang già đi nhanh hơn bao giờ hết, và dự kiến ​​sẽ trở thành một xã hội già nua với những người cao tuổi chiếm hơn 14% tổng dân số trong hai năm tới. Điều này xảy ra tại thời điểm khi mà Trung Quốc chứng kiến ​​tiền công của giới lao động ngày càng tăng.

Trước tính lây nhiễm cao của coronavirus chủng mới và những nổ lực ngăn chặn với quy mô chưa từng có, tiền công của giới lao động sẽ tiếp tục tăng, làm suy yếu hơn nữa khả năng cạnh tranh của Trung Quốc trong xuất khẩu hàng hóa. Cạnh tranh đã diễn ra khốc liệt trong các ngành công nghiệp dệt may, cơ điện và hóa học với mức độ cao như nhau, trong xuất khẩu giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, cùng sự chồng chéo ở các điểm đến của xuất khẩu. Khi chi phí lao động ở Trung Quốc tăng cao, các doanh nghiệp của các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản chuyển các nhà máy của họ đến các quốc gia cạnh tranh hơn về chi phí lao động ở Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam và Campuchia, coronavirus chủng mới có khả năng gây xúc tác cho sự chuyển dịch này ở các ngành công nghiệp thâm dụng lao động.

Coronavirus chủng mới sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng thông qua cả cung và cầu. Nhu cầu trong nước về sản xuất và tiêu dùng, trước mắt sẽ giảm mạnh, điều này sẽ gây áp lực lên nhập khẩu. Về phía cung, hầu hết các nhà máy trong nước đã phải lùi ngày mở cửa trở lại, sau lễ hội mùa xuân do dịch bùng phát, làm gián đoạn việc cung cấp hàng hóa trung gian, và cản trở quá trình sản xuất ở các công ty sản xuất thành phẩm ở nước ngoài. Nhờ những thành tựu to lớn trong kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh ở Trung Quốc, chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Trung Quốc là 52,0% trong tháng 3, tăng 16,3 điểm phần trăm so với tháng trước. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự phục hồi của PMI trong tháng 3 đã đạt được trên cơ sở rất thấp vào tháng Hai, và vẫn còn một khoảng cách lớn so với các tháng trước. Tình hình dịch bệnh nước ngoài, đặc biệt là tại các nước phát triển ở châu Âu và Hoa Kỳ, nằm ngoài tầm kiểm soát một cách bất ngờ, điều này khiến nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt với áp lực của cả hai phía cung và cầu thêm một lần nữa.

Về cơ cấu thương mại, các nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là những nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc về cung hoặc cầu. Các quốc gia đầu nguồn của chuỗi giá trị toàn cầu chủ yếu là các nước xuất khẩu tài nguyên, đặc biệt là những nước phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ hoặc khoáng sản, như Ả Rập Saudi, Nga, Brazil và Úc. Các quốc gia ở cuối nguồn chủ yếu là các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ - một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Hoa Kỳ tăng nhập khẩu từ Trung Quốc cho đến tháng 11 năm 2018. Tiến trình này đã bị đảo ngược vào tháng sau khi nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc giảm 7,68%, đáng nói nhất là bị thu nhỏ lại bởi một sụt giảm hơn 15% trong nhập khẩu suốt hai tháng đầu năm 2020.

Mặt khác, nhập khẩu của Mỹ từ Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc vẫn ổn định, trong khi nhập khẩu từ Canada và Mexico đang có xu hướng tăng. Khi các công ty Mỹ chuyển các nhà cung cấp của họ từ Trung Quốc sang Canada và Mexico, đại dịch sẽ đẩy nhanh việc tách rời Mỹ và Trung Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong số các nước châu Á, Trung Quốc là đích xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản và Hàn Quốc, trong khi Hàn Quốc và Nhật Bản là nguồn nhập khẩu lớn nhất và lớn thứ hai đối với Trung Quốc. Vì cả ba quốc gia đều đã bị virus tấn công mạnh mẽ, họ sẽ đấu tranh để duy trì chuỗi giá trị của họ như nó đã từng. Năm 2019, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã thay thế Hoa Kỳ, trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc. Vì các nước ASEAN không nằm trong số những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, chuỗi giá trị Trung Quốc-ASEAN chỉ chịu tác động nhẹ. Mặt khác, tổng thương mại của Trung Quốc với Liên minh châu Âu, đối tác thương mại lớn nhất của nước này, đã chứng kiến ​​sự sụt giảm đáng kể. Bị trộn lẫn bởi tính nghiêm trọng của dịch bệnh ở châu Âu, thương mại Trung-Âu có thể dự kiến ​​sẽ có một cú hích lớn vào năm 2020.

Xét về tác động của đại dịch đối với các ngành công nghiệp, dịch vụ thương mại đã phải chịu đựng nhiều nhất; với các dịch vụ du lịch, vận tải và xây dựng ghi nhận những đợt suy thoái lớn nhất. Các dịch vụ thương mại liên quan đến du lịch là thành phần lớn nhất trong dịch vụ thương mại của Trung Quốc trong nhiều năm. Nhưng do tác động của dịch bệnh, các dịch vụ du lịch và vận chuyển chắc chắn sẽ trải qua sự suy giảm thẳng đứng. Năng lượng, hàng tiêu dùng và ngành công nghiệp công nghệ cao cũng sẽ gặp phải những cú sốc trong thời gian ngắn do nhu cầu công nghiệp ở Trung Quốc bị thu hẹp. Trong lĩnh vực năng lượng, nhu cầu đối với các sản phẩm hóa dầu đã bị thu hẹp do những cú sốc ngắn hạn đối với các ngành công nghiệp đầu nguồn như ngành công nghiệp khai thác quặng và khai khoáng do hậu quả của dịch bệnh. Ngoài ra, hàng hóa điện cơ và các sản phẩm công nghệ cao có thể thấy sự sụt giảm đáng chú ý trong xuất khẩu của họ. Việc thay thế và xây dựng lại chuỗi cung ứng sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt do sự phức tạp gia tăng trong các xung đột thương mại toàn cầu, và rủi ro của một cú sốc thứ cấp có thể vẫn còn ngay cả sau khi dịch bệnh kết thúc.

Mặc dù dịch bệnh đã được ngăn chặn ở Trung Quốc và mọi thứ vẫn tiếp tục được cải thiện, virus đang lây lan nhanh chóng ở các đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, Châu Âu và Hoa Kỳ, dẫn đến rủi ro thương mại gia tăng. Nguy cơ tách rời là có thật do các hạn chế về nguồn cung ở Trung Quốc, và các cú sốc về nhu cầu ở nước ngoài, đặc biệt nổi bật ở năng lượng, hàng tiêu dùng, du lịch và các lĩnh vực công nghệ cao. Do đó, điều đặc biệt quan trọng là tối ưu hóa sự thu xếp chuỗi cung ứng của Trung Quốc.

_ LIU BIN là một nghiên cứu viên tại Học viện Nghiên cứu Kinh tế mở Trung Quốc tại Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.