Quan điểm đồng thuận của Hoa Kỳ coi Trung Quốc là kẻ thù

Hiện nay cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều đồng ý rằng đối đầu với Trung Quốc là thách thức tối quan trọng của Mỹ.

Cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và ứng cử viên tổng thống Joe Biden đều đang tiến hành các chiến dịch chống Trung Quốc mạnh mẽ. Ảnh: Twitter / Axios / Getty / AFP

HUNTER DORWART…NGÀY 22 THÁNG 5 NĂM 2020…Theo Asia Times

Trần H Sa lược dịch.

Đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh cuộc ly hôn lộn xộn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Chính sách Trung Quốc của chính quyền Trump có thể đã thu hút sự chỉ trích từ các nhóm chính trị kỳ cựu vì việc lựa chọn phương pháp mạnh mẽ - một cuộc chiến thương mại song phương. Nhưng tình cảm tiềm ẩn của nó chống lại Trung Quốc đã vang vọng trong một điệp khúc bởi sự tán thành của lưỡng đảng.

Sự phát triển mới nhất là Thượng viện hôm thứ tư thông qua một dự luật, nếu được ban hành, có thể ngăn chặn một số cổ phiếu của các công ty Trung Quốc không được giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Các công ty không thuộc Hoa Kỳ sẽ được yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm toán và quy định tài chính của Hoa Kỳ. Các tập đoàn giao dịch công khai sẽ phải tiết lộ quyền sở hữu nước ngoài hoặc phải bị kiểm soát .

Chỉ vài ngày trước đó, bộ Thương mại Hoa Kỳ đã quyết định yêu cầu các nhà sản xuất chất bán dẫn phải được chính phủ chấp thuận trước khi bán chip máy tính cho Huawei - một ví dụ về quyết tâm của chính quyền Trump ngăn chặn sự trổi dậy nhằm thống trị công nghệ của Trung Quốc .

Động thái đó theo sau một mô hình tương tự của các hành xử hành chính gần đây. Bộ Lao động Hoa Kỳ đã cấm quỹ hưu trí liên bang đầu tư vào các công ty Trung Quốc. Ủy ban Truyền thông Liên bang cấm Huawei và ZTE tiếp cận thị trường Mỹ.

Trong bốn năm qua, tình cảm chống Trung Quốc ở cả hai đảng, Dân chủ và Cộng hòa, đã tăng thêm tiếng nói và ngày càng đối đầu nhiều hơn. Đảng Cộng hòa đã đi đầu trong việc vẻ ra Trung Quốc là mối đe dọa chính đối với đời sống của nước Mỹ. Đảng Dân chủ, sợ thua trong bầu cử, đã tham gia dàn hợp xướng.

Bây giờ những người cứng rắn với Trung Quốc đã sử dụng cơ hội do Covid-19 đặt ra, để tấn công hình ảnh của chính phủ Trung Quốc và làm dấy lên sự bất mãn phổ biến với Trung Quốc, qua đó hiện nay đã trở thành một thành phần cốt lõi trong thảo luận chính trị của người Mỹ.

Nhưng chính xác thì điều này đi bao xa?

Lãnh địa của các nhóm chuyên gia tư vấn.

Kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, đã có một xu hướng ổn định áp dụng câu thần chú chống Trung Quốc, trên chuổi chuyên gia tư vấn. Hàng ngủ đó đã sử dụng Covid-19 và thổi nó qua các bộ khuếch đại âm thanh trên khắp Hoa Kỳ, đặc biệt là trong nhóm liên hợp công nghiệp truyền thông, nơi mà các tin tức 24 giờ quay vòng theo chu kỳ, ngày càng miêu tả Trung Quốc trong một chiều hướng tiêu cực.

Ví dụ, Viện Brookings, một nhóm chuyên gia tư vấn có ảnh hưởng, có mối quan hệ chặt chẽ với Đảng Dân chủ, gần đây đã vẽ ra chiến lược dài hạn của Trung Quốc như là một chủ nghĩa xét lại, đang cố gắng phá hủy trật tự thế giới tự do và thay thế Mỹ như là cường quốc nổi trội của thế giới. Hơn nữa, các nhà phân tích của Brookings cho biết, các mục tiêu chính sách đối ngoại của Bắc Kinh với Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường là một sự sĩ nhục tuyệt đối đối với nền quản trị dân chủ.

Chuyên gia tư vấn đã không ngần ngại tuyên bố rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang khai thác khủng hoảng Covid-19 để làm mất uy tín sự lãnh đạo của Hoa Kỳ. Và họ kêu gọi tăng cường cạnh tranh với Trung Quốc là mối quan tâm chiến lược tối quan trọng đối với Mỹ.

Những tình cảm như vậy vang vọng trong The Hundred-Year Marathon của Michael Pillsbury : Chiến lược bí mật của Trung Quốc nhằm thay thế nước Mỹ thành Siêu cường toàn cầu, một cuốn sách có ảnh hưởng được đọc rộng rãi trong giới bảo thủ ở Mỹ, đặc biệt là các nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump.

Một số người lo ngại cuộc khủng hoảng virus sẽ dẫn đến nguy cơ chiến tranh lớn hơn giữa các cường quốc lớn nhất thế giới. Ảnh: Twitter

Hội đồng Đại Tây Dương cũng đã sử dụng Covid-19 để tăng mạnh lập trường của mình đối với Trung Quốc. Trong một hội thảo trực tuyến gần đây, một diễn giả đã so sánh Covid-19 với cái chết đen, không bỏ lỡ cơ hội chỉ ra rằng sau nạn dịch hạch Châu Âu đã trải qua thời kỳ phục hưng, qua đó nó đã ở trên con đường tiến tới khoa học, công nghiệp hóa và cuối cùng là dân chủ.

Do đó, Covid-19 là một "thẻ điện thoại" để cho Mỹ khôi phục con đường xây dựng liên minh đa phương, và củng cố trật tự thế giới tự do mà không cần ĐCSTQ của Tập Cận Bình.

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đã mạnh tay nắm bắt câu chuyện của Trung Quốc bằng cách dẫn chứng bằng tài liệu, sự đồng thuận lưỡng đảng trên chính sách châu Á ở Quốc Hội.

Chẳng hạn, đại diện đảng Dân chủ Stephanie Murphy, đã nói trong một bài phát biểu rằng, có một "sự đồng thuận mới nổi lên rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bước vào một ….cuộc thi đấu giữa các hệ thống chính trị và kinh tế đối nghịch nhau, và giữa các tầm nhìn khác nhau về tương lai của châu Á và rất hiển nhiên là của thế giới. Về mặt chính trị, đó là một cuộc thi đấu giữa chế độ độc tài và nguyên tắc dân chủ. Về mặt kinh tế, đó là cuộc thi đấu giữa mô hình do nhà nước lãnh đạo và mô hình dựa trên thị trường. Đó là một cuộc thi đấu mà Hoa Kỳ phải thắng thế".

Một lá thư được ký bởi cả hai nữ dân biểu đảng Dân chủ Alexandria Ocasio-Cortez và Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Ted Cruz đã mắng mỏ Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (NBA) vì họ đã xin lỗi Trung Quốc.

Sau đó, có vô số điều luật nhằm đẩy nhanh việc tách rời Hoa Kỳ khỏi chuỗi cung ứng mà trung tâm là Trung Quốc.

Một trong số đó là Đạo luật Mạng Truyền thông An toàn và Trách nhiệm năm 2019, qua đó đã chỉ đạo Ủy ban Truyền thông Liên bang công bố danh sách các thiết bị và dịch vụ mà sẽ đe dọa an ninh quốc gia thông qua các mạng truyền thông Hoa Kỳ, và cấm sử dụng quỹ liên bang để kinh doanh với các thực thể trong danh sách đó.

Biden ở giai đoạn trung tâm.

Cuối cùng, trong chính Đảng Dân chủ, đã có một sự thừa nhận không hề im lặng rằng, sự tham gia hợp tác với Trung Quốc không còn là một lựa chọn khả thi về mặt chính trị.

Trong thời gian làm phó tổng thống, một trong những nhiệm vụ chính của Joe Biden là vun đắp mối quan hệ tốt đẹp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Điều này phù hợp với chiến lược của chính quyền Obama nhằm thúc đẩy mối quan hệ cộng sinh với Trung Quốc, trong khi kết nạp nó vào với trật tự thế giới một cách hòa bình .

Vào cuối tháng 5 năm 2019, Biden hạ thấp tầm quan trọng mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra cho Hoa Kỳ, để đối phó với cuộc chiến thương mại của chính quyền Trump. Trong một tuyên bố công khai , Biden tuyên bố rằng Trung Quốc không cạnh tranh với Mỹ.

Nhưng khi Covid-19 tiếp tục gây áp lực và giới lãnh đạo Mỹ đang đẩy mạnh các cuộc tấn công vào Trung Quốc, thì Biden đã bắt đầu hát một giai điệu khác, đặc biệt là khi chiến dịch tranh cử tổng thống của ông ấy tập trung vào việc làm nổi bật phản ứng khủng khiếp của Trump đối với đại dịch.

Một quảng cáo chiến dịch gây tranh cãi gần đây đã tuyên bố rằng ông Trump đã "quay quắt vì Trung Quốc", và vẽ ra Biden như là một nhân vật sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc. Những hình ảnh nền gồm lực lượng an ninh Trung Quốc kết hợp với màn hình nhiều cờ Mỹ bảo đảm tất cả những gì rằng, Biden có nghĩa là nhà kinh doanh.

Ứng cử viên tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ăn mừng trong một tập tin ảnh. Hình: AFP

Trong những ngày gần đây, nhóm chiến dịch tái tranh cử của Trump đã tập trung vào việc đảo ngược hình ảnh này, gửi một loạt các thông điệp hiển thị Biden như là bằng cách này hay cách khác "đang tìm cách nịnh bợ Trung Quốc".

Và điều này nói lên sự rắc rối cho nền dân chủ. Bất kể cảm xúc cá nhân của Biden đối với Trung Quốc hay Chủ tịch Tập Cận Bình ra sao, tình hình chính trị tại Mỹ sẽ buộc ông ta phải có lập trường ngày càng thù địch Trung Quốc, theo hướng với đất nước.

Hơn nữa, các cố vấn chính sách đối ngoại trong nhóm của Biden đang bắt đầu hình thành một phác thảo mới, về cách mà các chính sách chiến lược của Mỹ sẽ trông như thế nào dưới Nhà Trắng thuộc Dân chủ. Trong khi đảng Dân chủ vẫn tin tưởng vào hợp tác quốc tế, họ ngày càng trở nên thù địch với suy nghĩ cho phép Trung Quốc được hưởng lợi từ quá trình đó.

Ủng hộ một "thế giới tự do", các chiến lược gia của Biden đang tập trung vào phản ứng của họ đối với việc truyền bá các "chế độ độc đoán và vô học thức" trên khắp thế giới, và bắt đầu đặt câu hỏi về một số giả định làm cơ sở cho chính sách đối ngoại của Mỹ trong thập niên qua.

Ví dụ, trong một bài báo của Foreign Affairs, Kurt Campbell, trợ lý bộ trưởng ngoại giao về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương trong thời chính quyền Barack Obama, và Ely Ratner, phó cố vấn an ninh quốc gia của Biden trong nhiệm kỳ thứ hai của Obama, đã lập luận rằng các nguyên tắc chỉ đạo trong lập trường của Obama về Trung Quốc đã sai.

Trong hai thập kỷ qua, nhiều nhà hoạch định chính sách Mỹ tin rằng cam kết thương mại với Bắc Kinh sẽ dần dần buộc Trung Quốc tự do hóa và trở thành một bên liên quan có trách nhiệm trong trật tự dựa trên các quy tắc quốc tế.

Thay vào đó, nhiều người trong vòng đai Washington hiện đang than phiền về chủ nghĩa độc đoán bắt đầu nảy nở của Trung Quốc, giám sát con người bằng khủng bố kỹ thuật số của nó, kiểm soát internet và hệ thống "tín nhiệm xã hội" của nó, thứ mà được cho là ân thưởng và trừng phạt công dân Trung Quốc theo hoạt động chính trị và xã hội của họ.

Trung Quốc đặt mục tiêu lắp đặt 450 triệu camera giám sát vào năm 2020. Ảnh: Asia Times / AFP

Cộng đồng chính sách đối ngoại của Mỹ đang thức tỉnh với thực tế rằng những kỳ vọng trước đây về Trung Quốc là không hoàn hảo, và hiện đang tìm kiếm một chiến lược để đối phó với tình hình địa chính trị đang tiến hóa dần dần.

Điều nguy hiểm là việc tìm kiếm sẽ kết thúc trong một lựa chọn thực sự khủng khiếp. Các chuyên gia có thể tính toán sai mức độ mà họ có thể đối đầu với Trung Quốc và đưa Mỹ vào tình huống suy giảm vĩnh viễn.

Lơi lẻ khoa trương kiểu Chiến tranh Lạnh mới với Trung Quốc có thể làm tăng thêm cảm giác ảo tưởng rằng, nước Mỹ đang thực hiện một nhiệm vụ đạo đức để đánh bại kẻ thù Trung Quốc - một sự lặp lại nguồn gốc Chiến tranh Lạnh với Liên Xô.

Giả sử rằng Hoa Kỳ là một quốc gia vốn có đạo đức và biến cạnh tranh địa chính trị thành một cuộc chiến chỉ có hai mặt giữa thiện và ác, nó có thể gây tác dụng ngược khủng khiếp cho những người ra quyết định của Hoa Kỳ.

Nếu Mỹ thực sự thua cuộc cạnh tranh, cách thức mà các lãnh đạo chính trị và người Mỹ sẽ phản ứng thế nào, sẽ không gây ấn tượng mạnh. Thất bại trong việc thích nghi với thực tế đã chứng tỏ tính tiêu cực trong quá khứ, đặc biệt là thực tế rằng, trong thâm tâm một cái gì đó không hoạt động tốt với các tổ chức của bạn.

Quan điểm của phòng, viện..

Cho đến gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ từ chối hoàn toàn đi theo việc tách rời kinh tế. Thay vào đó, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã cẩn thận tránh bàn luận chuyện đó, chơi trò an toàn với lãnh đạo Trung Quốc, trong khi điều hướng các dòng chính trị tại nhà. Trung Quốc, trên hết, là tuyệt vời cho lợi nhuận.

Khi Washington vẫn tin rằng ĐCSTQ sẽ tự do hóa chính phủ và nền kinh tế, hầu hết các giám đốc điều hành đã chấp nhận những gì mà nhiều người trong cộng đồng doanh nghiệp coi là mối quan hệ bất bình đẳng.

Nhưng bây giờ, theo Phòng Thương mại Hoa Kỳ, nhiều công ty Mỹ đang bắt đầu lên tiếng lớn hơn về sự bất bình của họ, với sự mất lòng tin vào Trung Quốc đang tăng lên mỗi năm. Điều này phần nào giải thích tại sao chính sách Trung Quốc của Trump đã thu hút được rất nhiều sự ủng hộ của lưỡng đảng - điều mà giới lãnh đạo Trung Quốc rõ ràng đã đánh giá quá thấp trong năm 2017.

Tính trầm lặng này phần nào giải thích sự khác biệt về lời lẻ khoa trương giữa quan điểm diều hâu hơn của đảng Cộng hòa đối với Trung Quốc và đảng "Dân chủ 2021" mới nổi. Những người diều hâu Cộng hòa ủng hộ một tư thế hung hăng hơn đối với Trung Quốc trong khi từ bỏ một số cách tiếp cận đa phương được thực hiện bởi các thế hệ trước. Đó là tất cả những gì về "nước Mỹ trước tiên".

Ngược lại, đảng Dân chủ như Stephanie Murphy muốn đối đầu với Trung Quốc bằng cách xây dựng quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn với các đồng minh khu vực đáng tin cậy, trong khi phát triển chuỗi cung ứng thay thế dành cho cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Dù bằng cách nào, một điều chắc chắn : Hợp tác với Trung Quốc đã chết.

_ Hunter Dorwart là một nhà nghiên cứu độc lập sống ở Washington, DC. Ông khám phá các vấn đề trên một loạt các chủ đề bao gồm tài trợ khởi nghiệp, chính sách thương mại quốc tế, trí tuệ nhân tạo và địa chính trị.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.