Tại sao Hoa Kỳ phải cần một chính sách đối ngoại mới vào năm 2020.

RAPHAEL S. COHEN, 26/05/20…Theo RAND

Trần H Sa lược dịch.

Việc bỏ phiếu có lẻ vẫn còn sáu tháng nữa, nhưng chu kỳ bầu cử năm 2020 đã ở vào giai đoạn cao điểm, và theo truyền thống các từ ngữ tốt đẹp của các ứng viên tổng thống - cam kết một tương lai mới và tốt hơn - đang xuất hiện.

Tuy nhiên, tất cả các chiến dịch lại hứa hẹn điều trái ngược, một sự thật vẫn còn khó hiểu. Ngay cả trước đại dịch COVID-19, quốc gia đã phải đối mặt với một tình trạng khó xử trên mặt chiến lược ngày càng gia tăng : Các thách thức của Hoa Kỳ không ngừng gia tăng và các cam kết quốc tế ngày càng vượt xa các phương tiện của Mỹ để thực hiện chúng. Kể từ đại dịch, những vấn đề này chỉ được nhân lên. Do đó, bất kể ai chiến thắng vào năm 2020, những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ có thể sẽ phải xảy ra.

Khởi đầu là, các động lực địa chính trị làm cho thế giới trở thành một nơi ngày càng không chắc chắn, tồn tại trên quy mô rộng lớn, không cần biết ai chiếm chức vụ tổng thống. Đúng như thế, Tổng thống Trump là một nhân vật phân cực. Trong các khảo sát của Pew Research tại 32 quốc gia trên toàn thế giới, 64% số người được hỏi cho biết họ không tin rằng ông ấy sẽ "làm điều đúng đắn" trong các vấn đề thế giới, khiến ông trở nên không được ưa chuộng trên toàn cầu so với các nhà lãnh đạo khác, chẳng hạn như Angela Merkel của Đức, Emmanuel Macron của Pháp, Tập Cận Bình của Trung Quốc và Vladimir Putin của Nga. Và những tuyên bố của Trump - đe dọa rút khỏi NATO hoặc yêu cầu chia sẻ gánh nặng lớn hơn đối với quân đội Mỹ ở nước ngoài - đã làm cho các đồng minh và đối tác của Mỹ bực mình. Và các chiến dịch viện trợ được công bố rộng rãi ngay sau đại dịch COVID-19 của Trung Quốc và Nga - cùng với sự không hành động tương ứng của Mỹ - sẽ có khả năng làm nghiêng thêm quan điểm chống lại Hoa Kỳ trên toàn cầu.

Tuy nhiên, ngay cả khi Trump được thay thế bởi Joe Biden, những thách thức quốc tế của Hoa Kỳ cũng sẽ không biến mất. Rốt cuộc, chính quyền của Trump và Obama phần lớn đều cùng đồng ý về danh sách các đối thủ siêu cường của Hoa Kỳ, và nhiều mối đe dọa đối với trật tự quốc tế xảy ra trước chính quyền hiện tại.

Hơn nữa, các lực lượng sâu xa hơn làm xáo trộn các liên minh toàn cầu của Mỹ đều đang tồn tại, ngoại trừ những người đang nắm quyền kiểm soát Hoa Kỳ. Chúng bao gồm chủ nghĩa dân túy đang làm náo loạn châu Âu, tiếp tục gây hỗn loạn, và nạn bạo lực giáo phái ở Trung Đông, cùng cơn giận dữ ở châu Á bắt nguồn từ một Trung Quốc mạnh mẽ hơn, hung hăng hơn.

Có thể cho rằng, đại dịch COVID-19 chỉ gây thêm căng thẳng cho các liên minh của Mỹ, vì nhiều quốc gia - bao gồm cả Hoa Kỳ - ưu tiên lợi ích trong nước hơn là lợi ích của các liên minh . Bất kể ai là tổng thống vào ngày 20 tháng 1 năm 2021, các đối thủ của Hoa Kỳ có thể vẫn không đổi, nhưng các đồng minh của Mỹ có thể thay đổi, đặc biệt là khi Mỹ đi đến sử dụng vũ lực.

Thứ hai, những con số không biết nói dối. Vào cuối Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu cùng đồng minh châu Á đã chiếm hơn 3/4 GDP toàn cầu. Ngay cả trước COVID-19, con số đó đã giảm xuống dưới 60% và được dự đoán sẽ giảm xuống dưới 50% vào năm 2030, trong khi phần lợi thuộc về các đối thủ của người Mỹ sẽ tăng lên 30%. Phần lớn sự tăng trưởng lớn nhất là ở Trung Quốc, trong khi sự sụt giảm tương đối lớn nhất là ở châu Âu và Nhật Bản, làm nghiêng cán cân kinh tế so với Mỹ và các đồng minh.

Đại dịch COVID-19 có thể đẩy nhanh các xu hướng này. Vào tháng Tư, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo rằng GDP của khu vực châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ chịu sự sụt giảm mạnh, trong khi Trung Quốc sẽ có sự tăng trưởng chậm chạp nhưng vẫn có xu hướng tăng lên vào năm 2020. Nói cách khác, lợi thế kinh tế vượt trội của Hoa Kỳ và các đồng minh, mà vốn đã phát huy sức mạnh quân sự của họ, sẽ giảm bớt. Ngay cả khi nền kinh tế Mỹ tiếp tục bùng nổ, nó cũng không có thể có khả năng đảo ngược hoàn toàn xu hướng này.

Thứ ba, những thách thức an ninh đối đầu với Hoa Kỳ đang bị đa dạng hóa. Như một loạt các tài liệu chiến lược của Mỹ làm rõ, một lần nữa Hoa Kỳ ở trong kỷ nguyên cạnh tranh siêu cường. Điều đó nói rằng, cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo mà đã chiếm lấy sự chú ý chiến lược của Hoa Kỳ trong phần lớn hai thập kỷ qua vẫn chưa kết thúc. Hơn nữa, mối đe dọa từ các đối thủ của Mỹ - Trung Quốc, Nga, Iran và Bắc Triều Tiên - thì khác nhau và đòi hỏi mỗi bộ khả năng khác nhau. Sau đó, đối với các chiến lược gia người Mỹ, thách thức không phải là làm thế nào để cạnh tranh với siêu cường này hay siêu cường kia, hoặc tham gia vào các hoạt động chống khủng bố, mà là làm thế nào để thực hiện được tất cả những thứ vừa nêu. Điều quan trọng là, không có thách thức nào trong số này cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào sẽ biến mất, chỉ vì thế giới cũng đang bận tâm bởi sự bùng phát của COVID-19. Trái lại, cả năm đối thủ dường như có ý định khai thác tình hình để làm lợi thế cho họ.

Cuối cùng, một loạt các yếu tố bên ngoài cũng đang gia tăng. Ngay cả khi tạm quên đại dịch COVID-19 trong chốc lát, thì tác động của sự thay đổi khí hậu - từ mực nước biển dâng cao đến thiên tai tái diễn - sẽ tác động đến hàng triệu người và làm tăng áp lực nội bộ, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, bao gồm nhiều quốc gia đang phải chịu đựng sự bất ổn và khủng bố. Đồng thời, ngày càng dễ dàng tiếp cận với thông tin về các sự kiện đó - bất kể tính chính xác của nó - do có thể được chia sẻ xuyên biên giới, cùng với vai trò quan trọng của dư luận tham gia trong việc định hình chính sách, có thể cản trở các hành động liên minh với nền dân chủ của Mỹ, đặc biệt liên quan đến những kẻ thù độc tài của Hoa Kỳ .

Hợp lại những thứ đó - các đối thủ ổn định với các liên minh không ổn định, mối đe dọa bị đa dạng hóa, sự suy giảm nguồn lực và những áp lực từ bên ngoài - có thể tạo ra một thế giới dễ bị khích động hơn, và một thế giới có thể đặt ra những thách thức lớn hơn cho sự lãnh đạo của Mỹ. Quân đội Mỹ có thể thấy mình bị trải mỏng hơn bao giờ hết trên các khu vực để đối phó với vô số mối đe dọa. Và, như nhiệm vụ của lưỡng đảng đã được nhìn thấy, ngân sách quốc phòng có thể phải vật lộn để theo kịp trong thập kỷ tới.

Và vì vậy, câu hỏi không phải là liệu vị tổng thống tiếp theo có sẽ phải đối mặt với một tình huống khó khăn về chiến lược hay không, mà câu hỏi phải là, cuối cùng tổng thống chọn cách quản lý nó như thế nào. Hoa Kỳ có thể nhân đôi các cam kết hiện có và tiêu tốn nhiều tài sản quý giá hơn và cũng có khả năng là máu; hoặc rút lui và chấp nhận hậu quả của các diễn viên bất chính bước lên lấp đầy khoảng trống.

Khi người Mỹ đi bầu cử trong vài tháng tới, họ nên nhìn qua những lời hùng biện lạc quan để tìm giải pháp cho tình huống khó khăn trên mặt chiến lược của Hoa Kỳ. Ngay cả trước COVID-19, nền tảng chính sách đối ngoại của Mỹ ngày càng trở nên căng thẳng. Sau COVID-19, chính sách đối ngoại của Mỹ có thể đã đạt đến điểm đột phá của nó.

_ Raphael S. Cohen là giám đốc chương trình liên kết Chiến lược và Học thuyết, Dự án Không quân tại Tập đoàn RAND, một tập đoàn phi lợi nhuận, phi đảng phái. RAND được thành lập như một tổ chức phi lợi nhuận nhằm "thúc đẩy hơn nữa các mục đích khoa học, giáo dục và từ thiện, tất cả vì phúc lợi công cộng và an ninh của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ".

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.