Tiến sĩ che đậy tội ác : Hành trình đến WHO đầy tranh cãi của Tedros Adhanom

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.

Avijit Goel, Ngày 2 tháng 5 năm 2020 …Theo Eurasia Review

Trần H Sa lược dịch

Mặc dù đã có nhiều điều được viết một cách chân thật, về sự im lặng kéo dài của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang bị quấy rối trong đại dịch hiện nay, và tình trạng khó khăn hiện tại mà nó phải đối mặt do những cắt giảm tài trợ và hỗ trợ, những đóng góp đáng chú ý của nó cho sức khỏe toàn cầu là không thể bỏ qua.

Kể từ khi thành lập, phải công nhận WHO có những thành công to lớn trong cuộc chiến chống bệnh đậu mùa, làm giảm bệnh lao và bệnh sởi thông qua các chương trình tiêm chủng hàng loạt và gần như loại trừ bệnh bại liệt.

Ngày nay WHO đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về uy tín. Và trong khi nhiều điều có thể đổ lỗi cho sự chậm trể, quan liêu phức tạp của nó, một người đàn ông ở trung tâm của nó - tiến sĩ Tedros Adhanom, tổng giám đốc của WHO - được cho là hiện thân của sự lụi tàn về đặc tính vô tư và chính trực, vốn được mong đợi từ một cơ quan đầu nảo như vậy.

Khi thế giới sôi sục với sự hợp tác có nhận thức và sự im lặng có chủ ý của WHO, điều quan trọng là nên ít nhất tách riêng nhà lãnh đạo với tổ chức WHO một lần - tuy nhiên có thể nổi lên sự rối rắm của một trận đồ bát quái. Khi người ta đi sâu vào hành trình của Tedros đến WHO, quý vị sẽ bị ấn tượng bởi cách mà nhà lãnh đạo có nếp cư xử hòa nhã người Ethiopia này, có thể có một số nét đại cương mà ai cũng biết những bí mật đó. Một chính trị gia có sự nghiệp với một quá khứ được quản lý một cách cẩn thận, người mà không bao giờ đặt đạo đức đi cùng con đường chính trị đầy thủ đoạn, hay một người đàn ông tốt với những điều không may xảy ra dưới sự chỉ huy của anh ta?

Để hiểu được sự trỗi dậy của Tedros tiến đến đứng đầu một tổ chức toàn cầu, điều quan trọng là phải hiểu nguồn gốc và những lựa chọn chính trị của ông ấy ngay từ đầu đời.

Câu chuyện lý lịch.

Ethiopia là một đất nước xinh đẹp. Một trong những địa hình gồ ghề nhất ở châu Phi, được bao quanh với những ngọn đồi xanh tươi, những cao nguyên đẹp như tranh vẽ, những hồ nước khổng lồ, và con sông Nile xanh mát mang đến cho nó một sự đa dạng địa lý nhất định, và sự nhiệt tình huyền bí, từ thảo nguyên ẩm ướt phong phú đến thảo nguyên sa mạc khô cằn.

Trong những quốc gia châu Phi, Ethiopia là quốc gia duy nhất tự hào về việc không bị thực dân bởi các cường quốc châu Âu (trừ phi 5 năm ngắn ngủi bị Ý chiếm đóng trước đệ nhị Thế chiến, Ethiopia cũng là một trong những quốc gia độc lập đầu tiên, ký vào bản Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Đi đầu trong hợp tác đoàn kết thống nhất châu Phi, nó đã cung cấp hỗ trợ về mặt tinh thần và vật chất cho việc phi thực dân hóa châu Phi. Không có gì ngạc nhiên khi trụ sở của Liên minh châu Phi nằm ở Addis Ababa, thành phố thủ đô của Ethiopia.

Như với hầu hết châu Phi, đất nước này rất đa dạng về sắc tộc, với sự khác biệt chủ yếu trên mặt phân loại ngôn ngữ. Một mảng tranh ghép gồm 100 ngôn ngữ mà chủ yếu có thể được phân thành bốn nhóm, các sắc tộc chủ chốt của đất nước là Oromo, Amhara, Somali và Tigray, chiếm hơn 75% dân số.

Tedros sinh năm 1965 tại Asmara, nơi trở thành thủ đô của Eritrea sau khi giành được độc lập từ Ethiopia vào năm 1991, và lớn lên ở vùng Tigray, phía bắc của Ethiopia.

Là một người thuộc sắc tộc Tigray, ông trở thành thành viên của Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray (TPLF), một phong trào dân tộc bảo vệ vị thế của người Tigray trong chính thể quốc gia. TPLF nắm được quyền lực rộng rãi (thông qua một mặt trận chung), kể từ khi lật đổ một chế độ được coi là có thiện cảm với sắc tộc Amhara vào năm 1991. Chủ yếu, người Tigray, chiếm 6% dân số của Ethiopia, nắm giữ hầu hết quyền lực chính trị .

Những cảnh báo công khai được biết đã nổ ra vào năm 2017 khi Tedros, ngay sau khi được bổ nhiệm làm người đứng đầu WHO, y đã bổ nhiệm Robert Mugabe, cựu tổng thống lắm ác nhiều độc của Zimbabwe, làm đại sứ thiện chí của WHO. Rõ ràng là "bánh ít trao đi bánh quy trao lại" (quid-pro-quo) cho sự ủng hộ bầu cử trước đó, ngay cả những người ủng hộ Tedros mạnh mẽ nhất cũng bị bất ngờ trước quyết định trơ tráo đó. Một số cựu nhân viên và nhân viên hiện tại của WHO cho biết ở chổ riêng tư rằng, họ đã kinh hoàng trước sự "phán xét kém cỏi" và "tính toán sai lầm" của Tedros. Những từ này rất quan trọng khi chúng xuất hiện với tần suất diễn đi diễn lại trong di sản xám xịt mà một chính trị gia chuyên nghiệp để lại trong khoảng thời gian hơn ba thập kỷ của anh ta.

Phân biệt đối xử có hệ thống.

Thật thú vị khi lưu ý rằng Tedros bắt đầu sự nghiệp chính trị của anh ta bằng cách liên kết với TPLF, một tổ chức tả khuynh quá khích, mà sau này trở thành một phần của Mặt trận Dân chủ Cách mạng Nhân dân Ethiopia, một liên minh của các đảng cánh tả cai trị Ethiopia cho đến năm ngoái (TPLF được phân loại là một tổ chức khủng bố trong cơ sở dữ liệu khủng bố toàn cầu ). Theo một tờ báo của Ethiopia, Tedros được liệt kê là thành viên quan trọng thứ ba trong ủy ban thường vụ Bộ Chính trị của TPLF.

Là một thành viên quan trọng của TPLF, Tedros đã gia nhập Bộ Y tế Ethiopia và vươn lên để trở thành Bộ trưởng Y tế của Ethiopia vào năm 2005. Trong nhiệm kỳ của mình, kéo dài đến năm 2012, ông được ghi nhận vì đã hoạt động trong việc giảm tỷ lệ nhiễm HIV, sởi và sốt rét .

Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, các cáo buộc mạnh mẽ đã nổi lên về việc TPLF tham gia vào "phân biệt đối xử có hệ thống và lạm dụng nhân quyền", qua việc từ chối chăm sóc y tế khẩn cấp cho nhóm sắc tộc Amhara, vì quan hệ của họ với đảng đối lập. Năm 2010, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã viết một báo cáo về cách thức mà sự hỗ trợ dưới dạng thực phẩm và phân bón đã không được đưa đến cho dân làng địa phương sắc tộc Amhara.

Các cuộc phỏng vấn của một nhóm quan sát vào năm 2009 với một số người ở ba khu vực của Ethiopia, đã dẫn đến sự đàn áp rộng rãi những người bất đồng chính kiến, bằng cách thuần hóa sự phản đối khi tiếp cận với các chương trình thiết yếu của chính phủ về thực phẩm và sức khỏe. Báo cáo do Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đưa ra đã đụng chạm đến cách mà chính phủ của Tedros sử dụng các nguồn lực viện trợ và tài trợ như là công cụ để củng cố quyền lực.

Do những sứt mẻ lớn mạnh giữa các sắc tộc Tigray và Ahmara, những cáo buộc này bắt đầu có được sự tín nhiệm hơn nữa, khi tỷ lệ sinh sản được ghi nhận là thấp hơn đáng kể ở khu vực Amhara so với các khu vực khác, và hai triệu người Amhara đã "biến mất" khỏi cuộc điều tra dân số sau đó.

Ngoài ra, vào thời điểm Tedros rời khỏi chức vụ bộ trưởng y tế, khu vực Amhara đã bị đánh giá thấp về chỉ số sức khỏe so với khu vực Tigray. Bảo hiểm sức khỏe (tỷ lệ bác sĩ trên dân số) ở hai khu vực và tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh là rất khác nhau.

Nếu thời buổi không quá nghiệt ngã, sẽ thật buồn cười khi nghĩ rằng một chính trị gia nghề nghiệp, với những cáo buộc phân biệt đối xử trong y tế dự phòng đối với đồng hương của mình, sẽ tiến thành lãnh đạo WHO, nơi mà tính phổ quát và bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe được coi là những nguyên tắc cốt lõi .

Che đậy một dịch bệnh.

Xem qua lý lịch của Tedros, một tài liệu được quản lý một cách cẩn thận về nổ lực của Tedros cho vị trí tổng giám đốc WHO, thật thú vị khi lưu ý rằng có một chuyện kể vội vàng đáng ngờ trong thời gian ông ta là bộ trưởng y tế của Ethiopia - trong bảy năm quan trọng của sự nghiệp chuyên nghiệp như là một bộ trưởng y tế, và khả năng đãm nhiệm công việc quan trọng với các mệnh lệnh của ông ta. Tuy nhiên, bảy năm này được cô đọng thành ba điểm cho thấy ông ta thiếu khả năng hơn nhiều so với câu chuyện đang nói .

Trong khi có sự tín nhiệm xứng đáng cho việc mở rộng cơ sở hạ tầng y tế (mặc dù có chọn lọc về mặt địa lý) và hoạt động giảm tỷ lệ tử vong do HIV và sốt rét, có một sự thiếu sót lạ lùng về bệnh dịch tả trong lý lịch của ông ta.

Tìm hiểu sâu hơn một chút, rõ ràng Tedros đang tham gia chiến dịch viết lại quá khứ đầy nghi vấn của mình trên khía cạnh này. Ba vụ dịch tả nghiêm trọng đã xảy ra ở Ethiopia (2006, 2009, 2011) dưới sự giám sát của Bộ trưởng Y tế Tedros. Phản ứng đầu tiên dưới thời Tedros là đặt lại tên "dịch" thành một thứ gì đó ít gây hại hơn. Vì vậy, dịch tả đã đột nhiên - và sai trái - được phân loại là bệnh tiêu chảy cấp tính (AWD) trong các vụ dịch ở Ethiopia.

AWD là một tình trạng có khả năng gây tử vong do nước bị nhiễm vi khuẩn dịch tả Vibrio. Ở mọi nơi khác trên thế giới, nó được gọi đơn giản là dịch tả. Nhưng không phải dịch tả ở Ethiopia, nơi mà các tổ chức nhân đạo quốc tế thừa nhận ở chổ riêng tư rằng, họ chỉ được phép gọi nó là AWD, và không được phép công bố số người bị ảnh hưởng.

Tedros rõ ràng lo ngại về tác động của quốc tế nếu tin tức về sự bùng phát dịch tả bị loan ra ngoài, mặc dù căn bệnh này không phải là bất thường ở Đông Phi.

Nhưng vi khuẩn tả đã được tìm thấy trong các mẫu được kiểm tra bởi các chuyên gia bên ngoài. Ngay khi tiêu chảy nghiêm trọng bắt đầu xuất hiện ở các nước láng giềng, nguyên nhân được xác định là bệnh tả.

Somalia, nơi giáp biên giới với Ethiopia, đã chiến đấu với một ổ dịch nghiêm trọng và một loại vắc-xin đã được phát triển. Tuy nhiên, vắc-xin không thể được lưu hành ở Ethiopia bởi chính phủ không xác nhận rằng đó là dịch tả.

Không chỉ có một cáo buộc mạnh mẽ về Tedros che đậy ba trận dịch tả ở đất nước anh ta, và do đó gây nguy hiểm cho các quốc gia xung quanh, anh ta được cho là đã làm điều này chỉ để tránh sự lúng túng của quốc tế. Thuật ngữ này ảnh hưởng đến việc liệu các tổ chức y tế của nước ngoài có sắp xếp được các nguồn lực để chống lại sự bùng phát của vi khuẩn gây chết người hay không.

Một nhóm các bác sĩ Mỹ đã viết cho Tedros vào năm 2017 nói rằng, "sự im lặng của ông về những gì rõ ràng là một trận dịch tả lớn ở Sudan (láng giềng của Ethiopia, THS ) trở nên đáng trách hơn nhiều". "Không thể tránh được việc lịch sử sẽ được viết về đại dịch tả này, và chắc chắn sẽ khiến ông rơi vào một tình trạng không thể tha thứ được," họ đã viết và nói thêm rằng "Tedros hoàn toàn có dính líu tới sự đau khổ và sự chết chóc khủng khiếp tiếp tục lan rộng ở Đông Phi."

Những tiếng nói quen thuộc ? ( trong đại dịch Covid - 19 ? THS )


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.