Tìm tương lai từ quá khứ : Trung Quốc và Hoa Kỳ

George Friedman ..Ngày 18 tháng 5 năm 2020…Theo Geopolitical Futures

Trần H Sa lược dịch.

Dịch COVID-19, dường như có khả năng ở với chúng ta trong một thời gian dài, đã hoàn thành phần việc của nó để xác định lịch sử. Nhưng nó đã không đình chỉ lịch sử. Mặc dù có nhiều điều chúng ta vẫn chưa biết về căn bệnh này, nhưng chúng ta biết rằng tất cả các quốc gia đều đã bị ảnh hưởng bởi nó. Số người chết là đáng kể nhưng không đe dọa hủy diệt cộng đồng nhân loại như các dịch bệnh khác. Tuy nhiên, nó đã gây ra thiệt hại cho các nền kinh tế mà sẽ phải mất nhiều năm để sửa chữa. Hoặc khoa học sẽ đánh bại nó hoặc thế giới sẽ điều chỉnh để sống cùng với nó. Nhưng kiểu lý luận đó sẽ không đến trong một lúc.

Kể từ khi các quốc gia tiếp tục tồn tại, sự mất lòng tin giữa họ vẫn như củ - trong nhiều trường hợp, nó đã tăng lên. Khi mọi thứ phát triển, mối quan hệ giữa các quốc gia sẽ quay trở lại vai trò truyền thống của họ. Vì hiện tại có rất ít điều để nói về virus vốn chưa được nói đến, chúng ta cần quay trở lại việc xem xét địa chính trị, lãnh vực tương tự dịch bệnh có thể gây ra thương vong to lớn. Nếu đây là "cái chết đen" ( một đại dịch xảy ra đỉnh điểm là ở châu Âu trong 1346-1351, THS), chúng ta trở lại mối quan hệ giữa Rome và Florence. Ngày nay, chúng ta sẽ quay trở lại mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Gần đây nhất khi chúng ta kiểm tra hai quốc gia này, Hoa Kỳ đã áp dụng thuế quan đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc nhập vào Mỹ, làm tổn thương và chọc giận Trung Quốc, và khiến nước này phản công không hiệu quả. Trung Quốc xây dựng nền kinh tế của họ giống như cách mà Hoa Kỳ đã từng từ năm 1890 đến 1929: bằng cách xuất khẩu hàng hóa sản xuất và nông sản giá rẻ. Hệ thống quốc tế cần các sản phẩm giá rẻ, nhà xuất khẩu phải xuất khẩu để gia tăng sự thịnh vượng trong nước, và tạo ra một xã hội tự lực. Lợi thế của một nhà xuất khẩu là nó kiếm được tiền. Nhược điểm là phụ thuộc vào sự sẵn lòng và khả năng mua của khách hàng. Vì vậy, ví dụ, khi các cuộc suy thoái trong thời hậu đệ nhất Thế chiến diễn ra ở châu Âu, khả năng của châu Âu mua các sản phẩm của Mỹ đã trở thành một nguyên nhân chính của cuộc Đại khủng hoảng ( diễn ra từ năm 1929 đến hết các năm 1930 và lấn sang đầu thập kỷ 1940, THS).

Trung Quốc đã chịu một cú đánh vào năm 2008, khi suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra theo sau cuộc khủng hoảng cho vay với thế chấp dưới chuẩn, đã cắt giảm đáng kể xuất khẩu của Trung Quốc. Gần đây hơn, thuế quan do Mỹ áp đặt, đã đe dọa tạo ra sự mất cân đối to lớn trong nền kinh tế Trung Quốc. Ngành công nghiệp Trung Quốc đã vượt xa nhu cầu nội địa của nó, Trung Quốc sản xuất nhiều hơn người tiêu dùng Trung Quốc có thể mua. Động thái của Mỹ được thiết kế để gây bất ổn cho Trung Quốc, nước đang nổi lên như một cường quốc phải gánh chịu một tình trạng hết sức nguy hiểm. Mỹ đã tận dụng điều đó.

Gần như cùng lúc, người ta đã tiết lộ rằng Trung Quốc đang điều hành các trại tập trung dành cho người Duy Ngô Nhĩ, người thiểu số Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ thuộc tỉnh Tân Cương xa xôi ở phía tây, khi các cuộc biểu tình và bạo loạn nổ ra ở Hồng Kông. Cố gắng hết sức, tuyên truyền xuất sắc của Trung Quốc đã có một thời gian khó khăn trong việc thuyết phục thế giới rằng, nó như một siêu cường đang vượt qua Hoa Kỳ. Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc là khoảng 14 nghìn tỷ đô la và Hoa Kỳ dưới 22 nghìn tỷ đô la một chút, và Trung Quốc có nhiều dân hơn. Quân đội Hoa Kỳ có thể hoạt động trên toàn cầu. Trung Quốc đang cố gắng tìm kiếm một đòn bẩy ở Biển Đông. Gạt tuyên truyền sang một bên, Trung Quốc là Mỹ với những gì mà Hoa Kỳ là Vương quốc Anh vào năm 1900. Nhìn từ quan điểm đó, Hoa Kỳ có thể có nhiều tham vọng nhưng phải thận trọng. Vương quốc Anh có thể đã tỏ vẻ coi thường rủi ro của riêng mình.

Trung Quốc không bằng Mỹ ở bất kỳ lãnh vực nào, cả kinh tế lẫn quân sự. Tuyên truyền không vô giá trị, nhưng không thể quyết định được. Hay chính xác hơn, nó chưa thể quyết định được. Nước Anh vào năm 1900 đã ăn mừng vinh quang rất thực của nó. Đến thập niên 1920, Anh đã vỡ nợ với khoản nợ khổng lồ của nó đối với Hoa Kỳ, giữa lúc đau khổ về kinh tế, Anh phải vật lộn để nắm giữ vị thế của mình ở châu Âu, vì sợ rằng đế chế của nó đang gặp nguy hiểm.

Tất nhiên có nhiều sự khác biệt giữa ba quốc gia, nhưng động lực cốt lõi có những điểm tương đồng. Một trong những điểm tương đồng đó là đầu tư của Anh vào Hoa Kỳ là một tâm chấn trong chiến lược kinh tế của cả hai quốc gia. Dòng vốn của Anh rất quan trọng đối với công nghiệp hóa của Hoa Kỳ và các trang trại ở miền Tây. Tương tự, đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc rất quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp của Trung Quốc, cũng như việc nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc. Hoa Kỳ và Trung Quốc được liên kết về kinh tế cũng như Hoa Kỳ và Anh. Và chúng ta nên nhớ rằng khi Anh chiến đấu trong Thế chiến II để bảo vệ đế chế của mình, chính Hoa Kỳ đã buộc người Anh phải tuân theo một chiến lược quân sự mà đã khiến cho việc đánh mất đế chế là không thể tránh khỏi. Winston Churchill đã cáo buộc Franklin Roosevelt cố gắng tiêu diệt Đế quốc Anh. Roosevelt đã bị sốc và bị xúc phạm bởi lời buộc tội đó.

Trung Quốc vẫn thua kém Mỹ trong mọi thước đo, nhưng nó đã và đang nổi lên đến điểm mà ở đó, Mỹ không còn có thể chấp nhận tham vọng quân sự của Trung Quốc cũng như không còn tài trợ cho nền kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc rất muốn nối lại mối quan hệ kinh tế mà nó đã có với Hoa Kỳ, trong khi trước tiên muốn Hoa Kỳ chấp nhận nhu cầu thống trị biển Hoa Đông và biển Đông, sau đó là Thái Bình Dương, đồng thời cũng triển khai sức mạnh kinh tế và sau đó là sức mạnh quân sự trên toàn cầu. Hoa Kỳ đang chiếm ưu thế ở Bắc Mỹ. Nó đã chiến đấu để kiểm soát Thái Bình Dương và Đại Tây Dương trong Thế chiến II. Theo quan điểm của Trung Quốc, địa lý của Tây Thái Bình Dương và khả năng Mỹ phong tỏa Trung Quốc là một mối đe dọa khả dĩ tồn tại.

Trung Quốc ít ham trò rủi ro. Khởi động một cuộc chiến là mang theo cơ hội thua cuộc. Trung Quốc cũng không thể tin tưởng Mỹ nên họ đang đặt nền tảng cho một cơ hội hoặc một quyết định công kích của Hoa Kỳ. Đối mặt với những kẻ thù lịch sử như Nhật Bản và Hàn Quốc, và gần đây hơn là Đài Loan và Indonesia, Trung Quốc thiếu một cấu trúc liên minh có ý nghĩa. Bắc Triều Tiên là một công cụ hữu ích nhưng nguy hiểm để chinh phục Hoa Kỳ. Ngoài ra, nó có một chiến lược đầu tư ngẫu nhiên trên khắp thế giới để chứng minh sức mạnh ngày càng tăng của nó. Như tuyên truyền, nó năng nổ hoạt động. Việc sử dụng các khoản đầu tư vào Serbia, như tin đồn, là không rõ ràng về mặt chiến lược.

Do đó, Trung Quốc có ba vấn đề chiến lược cốt lõi. Thách thức Mỹ đối với việc kiểm soát biển là một trò chơi nguy hiểm. Trong khi các quốc gia như Nga có thể sợ Mỹ nhiều như Trung Quốc đang sợ, thì địa lý ngăn cản sự hợp tác Nga - Trung, vì vậy Trung Quốc thiếu một cấu trúc liên minh có ý nghĩa. Cuối cùng, đối thủ chính của Trung Quốc, Mỹ, lại cũng không thể thiếu đối với nền kinh tế Trung Quốc.

Gạt sang một bên việc làm ra dáng hiên ngang, giải pháp của Trung Quốc cho vấn đề nan giải này, bao gồm hai phần. Trước tiên là hy vọng rằng Hoa Kỳ tham gia vào một cuộc chiến như đệ nhất Thế chiến, giống như nước Anh đã từng. Thứ hai là đối đầu với Hoa Kỳ trong một lĩnh vực khác : không gian. Thành công trong lãnh vực đối đầu không gian có thể tạo ra cơ hội cho người bày cuộc chơi. Do đó, đối với Trung Quốc, không gian và tên lửa cung cấp một tùy chọn quân sự, nhưng không giải quyết được vấn đề kinh tế.

Mỹ rõ ràng nhận thức được thách thức quân sự. Nó đã tuyên bố rút một lực lượng to lớn ra khỏi Trung Đông để dành nhiều thời gian và sự chú ý hơn cho Nga và Trung Quốc. Tên lửa Patriot đã được gỡ bỏ khỏi Ả Rập Saudi và các căn cứ đã đóng cửa ở Iraq . Đồng thời, Mỹ đã rút B-52 khỏi đảo Guam, cho thấy họ đang tập trung vào một lựa chọn tên lửa bay trên không để chống lại Trung Quốc. Nhưng cuối cùng, cả hai quốc gia đều ở chế độ răn đe. Không bên nào có thể có đủ khả năng để chấp nhận một thua cuộc trong một cuộc chiến chống lại bên kia.

Vũ khí chính của Mỹ chống lại Trung Quốc là kinh tế. Ở đây virus mở ra những cơ hội. Hoa Kỳ phụ thuộc vào Trung Quốc về số lượng lớn các sản phẩm, chuỗi cung ứng, mà đã mang lại cho Mỹ lợi ích của việc sản xuất với chi phí thấp, và Trung Quốc là một cơ sở công nghiệp. Động thái của Trung Quốc là trục xuất và ngăn chặn chuỗi cung ứng của Mỹ, nhưng Bắc Kinh không thể làm điều đó trong khi vẫn muốn duy trì ổn định xã hội. Và Mỹ có các lựa chọn để thay thế chuỗi cung ứng của Trung Quốc.

Giải pháp cho cả hai bên là chửi mắng lăng mạ nhau. Người Mỹ gián tiếp cho rằng người Trung Quốc chịu trách nhiệm đối với coronavirus. Người Trung Quốc có một nỗ lực toàn cầu để chỉ ra rằng virus đã làm tê liệt Hoa Kỳ vĩnh viễn, và rằng Trung Quốc hiện là cường quốc hàng đầu. Các cuộc chiến tuyên truyền có thể rất thú vị để xem, và những lăng mạ mắng chửi nhau có lẽ là một môn thể thao Olympic, nhưng quyền lực không phải là vấn đề của nhận thức, hay ít nhất là khi bom chưa bắt đầu rơi và phá sản chưa tăng lên. Mỹ sẽ tiếp tục những lời lăng mạ trong khi làm suy yếu Trung Quốc bằng cách thay đổi chuỗi cung ứng. Trung Quốc sẽ tiếp tục tìm kiếm một lợi thế quân sự.

Trung Quốc và Hoa Kỳ đã bị virus tấn công. Hy vọng, nhu cầu và những cưỡng ép của cả hai quốc gia liên quan đến nhau đã bị bóp méo, nhưng không bị phá vỡ bởi dịch bệnh. Vì vậy, quá khứ trước đây sẽ là trong tương lai.

_ George Friedman là nhà dự báo và chiến lược gia về địa chính trị, được quốc tế công nhận trên các vấn đề quốc tế và là người sáng lập, chủ tịch của Geopolitical Futures.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.