Triển vọng lâu dài của Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương.

SHERMAN KATZ. Ngày 1 tháng 5 năm 2020. Theo American Interest

Trần H Sa lược dịch.

TPP là một thỏa thuận thương mại tốt, trong số những thứ khác, cung cấp cho Mỹ đòn bẩy quan trọng trong các cuộc đàm phán đang diễn ra với Bắc Kinh. Nó vẫn có thể nối lại và thu được những lợi ích đó.

Khi Washington DC bị cuốn vào các cuộc tranh luận về mối quan hệ kinh tế của chúng ta với Trung Quốc, thật đáng để tạm dừng tranh cải hầu nhận ra rằng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - mà Chính quyền Obama đã thực hiện quá trình hoàn tất vào cuối năm 2016 - cung cấp một bộ công cụ tuyệt vời để giải quyết một số vấn đề liên quan đến thương mại gây bực mình nhất, mà ngày nay Hoa Kỳ phải đối mặt khi đối phó với Bắc Kinh. TPP tự nó có thể đã không để mặc thương mại của Hoa Kỳ ở một vị thế thiếu thoải mái đối với Trung Quốc, khi COVID-19 tấn công. Mà nó sẽ cung cấp cho Tổng thống nhiều đòn bẩy hơn so với những gì ông ấy sở hữu hiện nay.

Hãy xem xét tham vọng mà thỏa thuận kỳ vọng, cũng như sức nặng địa chính trị mà nó mang theo, nếu Hoa Kỳ là một phần của nó. TPP được cho là tập hợp của 12 nền kinh tế chiếm 13,4% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu (13,5 nghìn tỷ USD): hơn nữa, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Brunei, Canada, Mexico, Chile. và Peru được coi là đã ký kết. Thỏa thuận sẽ mở rộng đáng kể khả năng tiếp cận thị trường cho các nhà xuất khẩu của Hoa Kỳ, tạo ra khu vực thương mại tự do lớn thứ ba thế giới sau NAFTA, và Thị trường đơn nhất châu Âu. Nó gửi một thông điệp mạnh mẽ về cam kết của Hoa Kỳ đối với các mối quan hệ kinh tế cùng có lợi, cho khu vực kinh tế đang phát triển nhanh nhất trên thế giới. Nhưng có lẽ quan trọng nhất, nó đã thông báo cho Trung Quốc rằng, sự trổi dậy ngày càng sắc nét của nó sẽ bị kiểm tra mạnh mẽ ở ngay sân sau của chính nó.

Quan trọng, từ góc độ chiến lược, TPP bổ sung các quy tắc nghiêm ngặt đối với các doanh nghiệp nhà nước (SOEs) - điều trước tiên trong bất kỳ hứa hẹn thương mại nào. Các quy tắc cấm chính phủ trợ cấp cho các các doanh nghiệp nhà nước trong nhiều trường hợp. Chúng yêu cầu vạch trần tất cả các doanh nghiệp nhà nước trên một trang web công khai, và doanh thu hàng năm của các doanh nghiệp nhà nước, tỷ lệ sở hữu của chính phủ và tên của các quan chức chính phủ trong quản lý các doanh nghiệp nhà nước. (Nếu không có những sự thật như vậy, các công ty bị thiệt hại do các doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh không công bằng, không thể thách thức chống lại các công ty, doanh nghiệp nhà nước vi phạm thỏa thuận.) TPP cũng yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước thực hiện giao dịch mua bán trên cơ sở giá thấp nhất, và bất kể quốc tịch của các nhà mua bán. Để hiểu những gì bị đe doạ, hãy nhớ rằng các doanh nghiệp nhà nước của Trung quốc hiện chiếm hơn một phần ba trong số 50 công ty lớn nhất thế giới.

Chính những hạn chế như vậy đối với chủ nghĩa tư bản nhà nước mà Chính quyền Trump, với sự hỗ trợ của Quốc hội và cộng đồng doanh nghiệp, đã tìm kiếm "Giai đoạn 1" của Hiệp định thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc. Thật vậy, các nhà đàm phán thương mại của Trump, đã nghĩ đến rất nhiều về các trừng phạt của TPP đối với các doanh nghiệp nhà nước, qua đó họ đã mặc cả và giành được toàn bộ các thứ bao gồm của họ trong thỏa thuận "NAFTA sửa đổi" (”USMCA”). (NAFTA mới cũng bao gồm các điều khoản về lao động với sự chính xác từng chữ một của TPP, môi trường, doanh nghiệp vừa và nhỏ và tỷ giá hối đoái.) Trung Quốc, tất nhiên, từ chối hợp tác về các vấn đề của các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, Bắc Kinh ghét bị cô lập, do đó, khi các quy tắc dành cho các doanh nghiệp nhà nước của TPP áp dụng lên các nền kinh tế lớn trong các nước láng giềng của Trung quốc, sẽ ít nhất dẫn đến một cách hợp lý, việc xem xét các kế hoạch của họ kỹ lưởng hơn.

Sau khi ông Trump đột ngột rút khỏi TPP, ba ngày sau khi nhậm chức, mười một quốc gia còn lại đã ký kết một thỏa thuận mà không có Hoa Kỳ. TPP được đặt tên lại là "Quan hệ đối tác xuyên Thái bình dương toàn diện và tiến bộ" ( CPTPP ), nó đã giữ lại hầu hết các điều khoản tương tự và cung cấp cho Nhật Bản, Úc và các đối thủ cạnh tranh mạnh khác trong khu vực đúng cùng một dạng thị trường, mà Hoa Kỳ đã mặc cả nhưng đã rời khỏi, khiến các công ty Mỹ thất vọng. Hậu quả không hề nhỏ. Việc mua bán trong công nghiệp lúa mì của Hoa Kỳ đã thấy trước những tổn thất to lớn đối với thị phần 53% tại Nhật Bản. Ngành công nghiệp thịt bò của Hoa Kỳ dự kiến ​​thị phần giảm đáng kể tại Nhật Bản, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Mỹ, vì thuế quan Nhật Bản đối với thịt bò từ Úc sẽ giảm 27,5%.

Bản thân ông Trump cũng đã suy nghĩ lại về TPP: một năm sau khi ra lệnh rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP, trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 1 năm 2018, ông ấy đã tuyên bố quan tâm đến việc gia nhập lại TPP nếu đó là ""một thỏa thuận về thực chất tốt hơn" đối với Hoa Kỳ. Vào tháng 4 năm 2018, sau khi 11 thành viên ký kết, ông đã nói với Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Nhà Trắng và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, hãy xem xét tham gia thỏa thuận mới.

Vì vậy, trong khi không thể đoán được cuộc bầu cử năm 2020 sẽ diễn ra như thế nào, xét về lợi ích tiềm năng từ TPP, người ta có thể thận trọng hy vọng về khả năng đánh giá gần đúng việc Mỹ quay trở lại TPP. Một chính quyền của Biden, mặc dù chú ý đúng mức đến các mối quan tâm đang diễn ra ở các tiểu bang công nghiệp, có thể khám phá một chiến lược như vậy. Nhưng ngay cả khi Trump được bầu lại, một thỏa thuận quay trở lại TPP cũng có thể được hình dung. Chính Trump nhận ra rằng TPP vừa có thể mang lại lợi ích có thật cho các doanh nghiệp chủ chốt của Mỹ, vừa là sự bắt buộc ngày càng tăng của việc tìm kiếm những đòn bẩy mới để gây áp lực lên Bắc Kinh, TPP có thể cung cấp những động lực cần thiết.

_ Sherman Katz là thành viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu về nhiệm kỳ Tổng Thống và Quốc hội, người có kinh nghiệm luật thương mại quốc tế tại Washington trong 33 năm.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.