Trung Quốc, siêu năng lực và coronavirus

George Friedman -Ngày 11 tháng 2 năm 2020. Theo Geopolitical Futures

Trần H Sa lược dịch.

Cách mạng Cộng sản đã mang lại quyền lực cho Mao Trạch Đông. Nó tạo ra một nhà nước dựa trên ý thức hệ, niềm tin, rằng những gì sẽ xuất hiện từ cuộc cách mạng lâu dài sẽ là một quốc gia dựa trên chủ nghĩa cộng sản, và cùng với đó, Trung Quốc sẽ trải nghiệm cả sự thịnh vượng và sở hữu cộng đồng mà nó chưa từng có. Nhưng cái giá phải trả để đạt được mục tiêu đó sẽ là sự đàn áp tàn nhẫn và đau khổ . Điều này được thiết kế để vừa xây dựng chủ nghĩa cộng sản vừa xóa bỏ thói quen chống cộng đã ăn sâu vào người dân Trung Quốc. Mao là nhà tiên tri của sự biến đổi này về tình trạng con người, và Đảng Cộng sản sẽ là công cụ của ông ta. Nhưng vì những thói quen xấu đã được tìm thấy trong Đảng Cộng sản cũng như trong những công nhân và nông dân, nên chính bản thân đảng đã phải bị thanh lọc định kỳ và tàn nhẫn.

Trung Quốc đã trải qua nhiều chiến dịch thanh lọc, mỗi một chiến dịch đều khốc liệt và những sự khốc liệt này đã sống lâu hơn bản thân Mao. Người dân Trung Quốc chịu đựng chúng vì hai lý do. Thứ nhất, họ, hoặc ít nhất là con cái của họ, sẽ bước vào thế giới mới. Thứ hai, bộ máy Cộng sản Trung Quốc và các lực lượng mà nó huy động thì tàn bạo và mạnh mẽ. Chúng không thể bị đánh bại.

Sau cái chết của Mao, có một cuộc đấu tranh chính trị, và Đặng Tiểu Bình nổi lên. Ông ta là kẻ thù của chủ nghĩa Mao khi chủ nghĩa Mao đã biến mất, và ông ấy đã có một cách tiếp cận khác với tương lai của Trung Quốc. Nó sẽ là một nhà nước vẫn được Đảng Cộng sản ra lệnh, nhưng mục đích của nó không phải là dài hàng thiên niên kỷ. Mục tiêu của ông ta chỉ đơn giản là sự thịnh vượng, đạt được bằng cách trao quyền cho các doanh nhân được trở nên giàu có. Họ trở nên giàu có vì họ có thể tự do sử dụng năng lực của họ, và đối với người dân Trung Quốc năng lực của họ chảy như thác. Ông ta đã cho người dân Trung Quốc không chỉ hy vọng vào một tương lai thực sự, mà còn là cơ hội khai thác tài năng của họ. Đảng Cộng sản vẫn ở đó, bảo đảm sự ổn định và hành động ngược lại với lý thuyết của họ, một tham nhũng có hệ thống nổi lên, trong đó đảng và các thành viên cao cấp của nó được hưởng lợi một cách không tương xứng, nhưng đó là một cái giá nhỏ để trả cho một chế độ tùy tiện.

Các lĩnh vực căng thẳng gần đây của Trung Quốc.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã đặt ra câu hỏi về năng lực của đảng. Trung Quốc xây dựng sự giàu có của mình dựa trên xuất khẩu, và trong năm 2008, trên khắp thế giới đã nhiễm phải sự khao khát đối với hàng hóa Trung Quốc. Nền kinh tế Trung Quốc có thể đáp ứng điều này, nhưng hệ thống tài chính thì đã bị mất ổn định. Nền kinh tế Trung Quốc tồn tại nhờ nợ ngân hàng, và sự thất bại của xuất khẩu gây áp lực rất lớn cho các ngân hàng. Thẩm quyền của nhà nước không còn được bảo đảm .

Giải pháp nổi lên trong thập kỷ qua của một Trung Quốc hùng mạnh là tìm kiếm sự cân bằng kinh tế. Giải pháp đã phải gia tăng sức mạnh của nhà nước, nhổ sạch tham nhũng (hoặc ít nhất là tham nhũng không được phép) và tạo ra một nhà độc tài, mà từ đó anh ta thủ đắc tính hợp pháp bằng kiến ​​thức của y về cách thức nắm được thẩm quyền trong quản trị, kinh tế và chính sách đối ngoại. Công chúng Trung Quốc nói chung quan tâm đến sự thịnh vượng nhiều hơn so với tự do trừu tượng, và Tập Cận Bình lên nắm quyền hứa hẹn kết hợp sức mạnh của nhà nước với mong muốn tăng trưởng kinh tế và tăng cường sức mạnh Trung Quốc.

Xi đã có một thời gian khó khăn. Ông đã thất bại trong việc ổn định hệ thống ngân hàng một cách thích đáng; ông đã thất bại trong việc quản lý khách hàng lớn nhất của Trung Quốc, Hoa Kỳ, như những người tiền nhiệm của ông đã làm; hành động của ông ta ở Tân Cương khiến Trung Quốc phải trả giá cho sự tôn trọng quốc tế mà Xi khao khát; và Hồng Kông đã nổi lên chống lại ý muốn của anh ta. Năng lực là một ý thức hệ khó khăn. Thành công và thất bại của nó rõ ràng hơn nhiều so với các hệ tư tưởng khác. Nhà lãnh đạo toàn trị phải thể hiện năng lực của mình trong tất cả mọi việc, vì nếu anh ta không có năng lực và anh ta không có tầm nhìn về sự thực hiện tất cả mọi thứ trong tương lai, thì anh ta chỉ là một kẻ hầu bàn đọc diễn văn ở một thời điểm khác mà thôi.

Vấn đề với các chính phủ dựa trên năng lực là công chúng thường mong đợi năng lực tạo ra phép màu, và khi thất vọng, công chúng có thể quay ra hằn học. Trường hợp của coronavirus là một ví dụ. Xi và các nhân viên của anh ta biết rất ít về dịch tễ học như tôi, và ngay cả các nhà dịch tễ học cũng ngạc nhiên về các dịch bệnh mới. Và khi dịch bệnh là mới, hành vi của chúng thì không thể đoán trước. Loại virus mới này có thể gây tử vong như cảm lạnh thông thường hoặc có thể sánh được với Cái chết đen ( một đại dịch xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ XIV, mà đỉnh điểm là ở châu Âu từ năm 1346 đến năm 1351, với số lượng người chết ở châu Âu và châu Á từ 75-200 triệu người ). Sự mới lạ của căn bệnh tạo ra một trong hai phản ứng. Một là hoảng loạn. Hoặc hai là gạt bỏ.

Đối với một chính trị gia toàn trị, có ba rủi ro. Thứ nhất, không thông báo kịp thời sự tồn tại của một căn bệnh mới trong công việc hàng ngày. Thứ hai, đưa các biện pháp có lẽ không cần thiết gây phẫn nộ cho công chúng. Và thứ ba, không ban hành các biện pháp để hạn chế một căn bệnh hóa ra cực kỳ nghiêm trọng. Bắt đầu từ quan điểm thiếu hiểu biết và đã nghe nhiều tuyên bố về nhiều chủ đề của các chuyên gia, xu hướng là tránh phản ứng thái quá, điều mà anh ta hiếm khi được cảm ơn, nhưng sẽ bị bêu riếu nếu anh ta hành động sai.

Xi là chủ tịch vì ông ta tự cho mình là người cực kỳ có năng lực. Các sự kiện như sự bùng phát coronavirus ngốn mất cái siêu năng lực đó. Khi căn bệnh nhỏ cho thấy bản thân nó trở nên gây chết người nhiều hơn và tình trạng mở cửa bị đặt nhầm chỗ, một chính trị gia siêu năng lực là mục tiêu chính của Tập, để vẫn giữ được danh tiếng của mình. Bước một là bỏ qua sự kiện. Bước hai là nói nó đang được kiểm soát. Bước ba là bịt miệng những người nói rằng nó không được kiểm soát. Nhà lãnh đạo cực kỳ có năng lực Tập cận Bình không có bước thứ tư. Dịch bệnh sẽ được ứng xử theo cách của Tập, thực hành phong cách năng lực riêng của ông ta .

Bác sĩ là một trong những người đầu tiên đưa ra tiếng nói báo động về virus, đã chết vì nó. Đó không phải là một kết quả vô lý khi bạn nghĩ về nó, bởi có ý tưởng cho thấy rằng anh ta bị Xi (bước ba) bịt miệng để che giấu sự thật. Nếu anh ta bị bịt miệng bởi bất cứ điều gì khác ngoài căn bệnh, thì dù thế nào đi nữa cũng không giúp ngăn được dịch bệnh . Nỗi sợ hãi mà dịch bệnh tấn công vào chúng ta phải được đổ lỗi cho ai đó. Không ai dám đổ lỗi cho Mao, người mà đã trả lời rằng dịch bệnh là một bài học hữu ích trên con đường đi tới chủ nghĩa cộng sản. Nhưng chính trị gia siêu năng lực Tập cận Bình không nói được điều đó.

Cần phải nhớ rằng Xi đã tạo ra một cảm giác mạnh mẽ cho ông ta về cả sự toàn trí toàn thức và năng lực. Màn trình diễn của ông ấy giờ đã kém ấn tượng hơn nhiều. Với tình trạng của nền kinh tế trước khi có coronavirus và mối quan hệ của ông ta với khách hàng lớn nhất của Trung Quốc, ông ta đã gặp vấn đề. Nhưng Xi có thể che đậy những thất bại bằng những lời nói khoa trương và ảo tưởng. Dịch bệnh không cho phép điều đó. Công việc của Xi là quản lý Trung Quốc một cách thành thạo và việc quản lý một dịch bệnh mới thì không dễ dàng. Vẫn chưa rõ ràng - ít nhất, đối với tôi - đó là loại dịch bệnh gì trên thang điểm gây ra cái chết bình thường hay Cái chết Đen, nhưng sự thiếu hiểu biết đã tạo ra một sự cách ly toàn cầu đối với Trung Quốc, mặc dù những người vận chuyển hàng hóa vẫn còn qua lại bằng đường biển.

Vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu Xi có thể giữ được danh tiếng của mình như là nhà lãnh đạo cực kỳ có năng lực hay không sau các cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, các trại tập trung người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Hương, bạo loạn ở Hồng Kông và bây giờ là coronavirus, và điều gì sẽ xảy ra ở Trung Quốc nếu ông ta không thể. Trận dịch này không đến nổi chết chóc quá nhiều như cách nó được xử lý. Và nghịch lý thay, dường như Xi bất lực trong việc xử lý thứ gì đó mà bản chất của nó là không thể xử lý được, trong khi lại không kiểm soát được những thứ có thể xử lý, điều đó gây ra rủi ro cực độ cho anh ta. Chính trị ở Trung Quốc cũng tàn khốc như chính trị ở bất cứ đâu. Nó chỉ đơn thuần là kín kẻ hơn nhiều. Nhưng công chúng cần ai đó để đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng này, và một nhà lãnh đạo thậm xưng về năng lực như Xi là một mục tiêu có khả năng.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.