Trung Quốc và các cuộc cách mạng địa chính trị do virus lây lan.

Cơn lốc địa chính trị theo sau làn sóng coronavirus, khiến các nền kinh tế bị đình trệ và sụp đổ.

Thế giới mà Trung Quốc đã quen thuộc chuẩn bị biến mất. Ảnh: AFP

FRANCESCO SISCI….NGÀY 11 THÁNG 3 NĂM 2020….Theo Asia Times

Trần H Sa lược dịch.

Toàn bộ nước Ý đã bị phong tỏa trong ngày 9 tháng 3, khiến nước này trở thành quốc gia đầu tiên theo sau Trung Quốc đóng cửa vào ngày 23 tháng 1. Nhưng nền kinh tế của Trung Quốc tương đối khép kín, vì tiền tệ của nó không thể tự do trao đổi. Ngược lại, Ý là một phần trong đối tác lớn của khu vực Euro và nó được tích hợp hoàn toàn trên thị trường toàn cầu. Hậu quả của việc đóng cửa này có thể lớn hơn ở cả bên trong và bên ngoài nước Ý.

Những đụng độ địa chính trị đang phát sinh một sức đẩy của riêng nó, và không rõ liệu có sẽ dừng lại ngay cả khi, có thể trong một năm, vắc-xin sẽ có sẵn và cuộc sống trở lại bình thường.

Ả Rập Saudi vào ngày 8 tháng 3 đã giảm giá dầu để giành lại thị phần từ Nga, nước đã từ chối cắt giảm sản lượng trong bối cảnh nhu cầu về dầu lửa bị thu hẹp bởi kinh tế giảm tốc do virus gây ra.

Moscow tuyên bố họ có thể tồn tại với giá thấp hơn, mặc dù chi phí khai thác của nó cao hơn nhiều so với Ả Rập Saudi. Nó nhằm mục đích đánh vào giá dầu sản xuất từ đá phiến của Mỹ, vốn cần phí thu cao hơn để có lãi. Sản xuất dầu từ đá phiến của Mỹ ngày càng phát triển, cũng là một phần trong nỗ lực tạo ra đường ống dẫn dầu mới giữa Nga và Đức, Nord Stream 2, giờ thì quá đắt và do đó không khả thi.

Hơn nữa, Thổ Nhĩ Kỳ, liên kết mạnh mẽ với Ả Rập Saudi, đang thúc ép người Nga ở Syria, trong khi đó Iran, một đồng minh mạnh khác của Damascus, đang chùn bước với coronavirus lây lan không kiểm soát nổi, lại bị tác động bởi các lệnh trừng phạt, và việc giảm giá dầu có nghĩa là đánh trúng vào trọng tâm của Iran, vì dầu là mặt hàng xuất khẩu chính của nó.

Chắc chắn, giá dầu thấp đã đánh động đến hành lang ủng hộ tổng thống Mỹ Donald Trump, và bằng cách đánh sập các thị trường, chúng làm tăng khả năng suy thoái và do đó làm suy yếu cơ hội tái tranh cử của Trump. Trump trông cậy vào các thị trường đang bùng nổ để có được một nhiệm kỳ thứ hai.

Do đó, một mặt trận rộng lớn mới gây tiêu hao sinh lực đang mở ra, với việc Mỹ đứng về phía Ả Rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi Nga đang ủng hộ Iran trên mặt trận kéo từ Trung Âu đến Trung Á và đi ngang qua Trung Đông.

Liên minh châu Âu ở vào tình trạng chẳng mấy tốt đẹp hơn. Nó vẫn chưa tiêu hóa được Brexit, và bị tràn ngập trong những tranh cãi gay gắt về những chính sách nào nên được áp dụng để chống lại sự lây lan của coronavirus đang càng lúc càng tăng. Khi sự lây nhiễm lan rộng ở Ý, các nước láng giềng đang đóng cửa biên giới vì sợ lây nhiễm. EU nhanh chóng trở thành một cái bóng của chính mình. Các quốc gia thành viên đang ngày càng bị cô lập với nhau, và cho đến nay không có sự đồng thuận nào về một cách tiếp cận thống nhất để chống lại virus hoặc chống lại hậu quả kinh tế từ dịch bệnh. Suy thoái trong thực tế là đã khởi động.

Vị trí hàng đầu của Trung Quốc đang lộn nhào.

Thế giới có thể đã quen với những căng thẳng này; mặc dù không ở quy mô như thế, nhưng đúng là châu Á đang rung chuyển nguy hiểm hơn. Có những căng thẳng mới giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Tàu chở hàng COSCO của Trung Quốc, Dai Cui Yun, đi đến Pakistan, đã bị an ninh Ấn Độ bắt giữ tại một cảng ở Gujarat, Ấn Độ, vào ngày 5 tháng 2, với các nhà chức trách Ấn Độ tuyên bố rằng tàu đang vận chuyển vật liệu có thể được sử dụng để chế tạo tên lửa hạt nhân. Đây là sự kiện mới nhất trong một loạt các xích mích song phương.

Báo chí Trung Quốc đưa tin: "Để củng cố quyền lực tối cao ở Nam Á và Ấn Độ Dương, Ấn Độ không chỉ dùng mọi cách để làm mất uy tín, cô lập và đàn áp Pakistan, mà còn cố gắng hành động như một 'nhân viên công lực' ở Ấn Độ Dương. Năm ngoái, Hải quân Ấn Độ đã ngang nhiên trục xuất một tàu nghiên cứu khoa học của Trung Quốc trên vùng biển gần quần đảo Andaman, và năm nay Ấn Độ tạo ra một cái cớ để bắt giữ tàu Da Cui Yun. Trung Quốc phải kiên quyết chống lại các hành động khiêu khích của Ấn Độ, và các công ty Trung Quốc phải tìm kiếm sự bồi thường thông qua các kênh hợp pháp."

Kế đó là Đài Loan. Quốc dân đảng, đảng từng cai trị Trung Quốc trong khoảng 30 năm và Đài Loan trong hơn 50 năm - và cho đến nay vẫn là lực lượng bảo vệ cho mối quan hệ song phương tốt đẹp của Đài Loan với Bắc Kinh - đã bầu một chủ tịch mới, người này vứt bỏ chính sách được ký vào năm 1992 mà qua đó, Bắc Kinh đánh giá như là một điều kiện tiên quyết để đối thoại.

Hơn nữa, Đài Loan sử dụng một sự pha trộn của trí tuệ nhân tạo, sự thuyết phục về đạo đức và tính minh bạch để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm coronavirus. Trong vòng 5 tuần qua, trung tâm chỉ huy dịch bệnh Đài Loan đã nhanh chóng thực hiện 124 mục hành động, bao gồm kiểm soát biên giới từ trên không và trên biển, sử dụng dữ liệu và công nghệ mới để xác định ca bệnh, cách ly các trường hợp đáng ngờ, giáo dục công chúng trong khi chống lại thông tin sai lệch, đàm phán với các quốc gia khác và xây dựng chính sách cho các trường học và doanh nghiệp để họ tuân theo.

Đúng vậy, Đài Loan kiểm soát dịch bệnh trong khi giữ cho xã hội được tự do và dân chủ. Sau đó, nó đã chứng minh cho thế giới và Trung Quốc thấy rằng, sự lây nhiễm có thể bị đánh bại mà không cần phải tuân thủ các biện pháp nghiêm ngặt, vốn đã áp dụng cho toàn bộ người dân Trung Quốc đại lục trong kiểm dịch cho đến nay. Điều này cộng với tình cảm đang diễn ra ở Hồng Kông, nơi khiến người dân Đài Loan sợ hãi, có nghĩa là trên thực tế, tất cả hy vọng cho sự lạc quan thống nhất với Đài Loan đang dần biến mất. Bắc Kinh sẽ cần sớm đối đầu với thực tế này.

Vào hôm thứ Hai, các thị trường sụp đổ, Hoa Kỳ và thế giới đang chuẩn bị cho một cuộc suy thoái lớn. Điều này sẽ đẩy nhanh quá trình tách rời sự sản xuất đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc.

Thế giới mà Trung Quốc quen thuộc chuẩn bị biến mất. Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới bị sốc, nhưng về phương diện văn hóa, họ có thể chuẩn bị tốt hơn để đối mặt với tình hình mới. Thị trường sụp đổ được coi là quan trọng hơn. Với Brussels, các cuộc khủng hoảng ở châu Âu, Trung Đông hoặc Trung Á cũng là một phần của bối cảnh mất tinh thần ở Washington. Nhưng thế giới mà Trung Quốc đã biết và trong đó nó phát triển mạnh trong 40 năm qua đang nhanh chóng sụp đổ.

Điều này hoàn toàn mới đối với Bắc Kinh, nó không phải là thứ gì đó nó muốn, và không phải là thứ gì đó mà nó đã sẵn sàng, hoặc thậm chí là thứ gì đó mà những trải nghiệm trong quá khứ có thể giúp ích cho Trung quốc, Maoist đã bị khép lại với thế giới bên ngoài, và trước đó thì Trung Quốc đã bị loại khỏi các công việc của toàn cầu. Trung Quốc cần một cách nghĩ mới về bản thân và thế giới. Giải pháp thiết thực nên là - chấp nhận chiều hướng tư duy của phương tây về thế giới. Nhưng không rõ liệu nó sẽ xảy ra, như thế nào và khi nào.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.