Ý nghĩ điên rồ của Kissinger: Mối đe dọa đối với trật tự thế giới là Trung Quốc


© Hình ảnh của Getty

BRADLEY A. THAYER VÀ LIANCHAO HAN, ​​- 19/04/2020…Theo The Hill

Trần H Sa lược dịch.

Cân chuyện lố bịch trước đây mà quý tiến sĩ chôn vùi sai lầm của họ nên được sửa đổi, bởi vì các chính khách trước đây đôi khi cũng cố gắng làm như vậy. Các tuyên bố của Henry Kissinger, người có nhiều kinh nghiệm nhất trong cộng đồng chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, rằng coronavirus là mối nguy hiểm cho trật tự quốc tế tự do là chính xác, đặc biệt là vì virus đã giết chết hàng chục ngàn người trên khắp thế giới.

Nhưng bóng ma đang ám ảnh trật tự thế giới không phải là virus có nguồn gốc từ Vũ Hán. Đó là sự trỗi dậy của Trung Quốc độc tài. Và chính Kissinger, cựu ngoại trưởng và là cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, người đã góp phần rất lớn vào mối đe dọa này, khi là một trong những người sáng tạo và ủng hộ chiến lược của Hoa Kỳ kéo dài hàng thập kỷ, hướng đến nhấn mạnh hợp tác với Trung Quốc, "đưa Trung Quốc vào" trật tự quốc tế, và cổ vũ sự phát triển của nó để nó có thể trở thành một bên "liên quan có trách nhiệm".

Mong chờ Trung Quốc sẽ hợp tác với phương Tây để giữ gìn trật tự tự do hiện tại của chính trị toàn cầu. Cách tiếp cận này là một sai lầm hoàn toàn : Trong một hành động chưa từng có trong lịch sử, phương Tây đã đóng góp tích cực vào việc tạo ra đối thủ ngang hàng đáng gờm nhất. Trung Quốc hứa bậy tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực của phương Tây, vốn ngăn chặn nó cân bằng với phương Tây, nhưng luôn che giấu lời hứa đó, trong khi nó nhanh chóng phát triển về kinh tế và quân sự - và đang tạo ra một trật tự quốc tế mới để thay thế cho một trật tự rất có giá trị của phương Tây.

Rất lâu trước khi COVID-19 nổ ra, Trung Quốc hao tốn công sức thay thế trật tự thế giới bằng những hoạt động âm thầm nhằm đạt được mục đích của nó. Mặc dù tuyên bố ngược lại, Trung Quốc không phải đã là một cường quốc nguyên trạng. Nó là một cường quốc cách mạng, tìm kiếm những thay đổi cơ bản và lâu dài đối với trật tự đương đại trong chính trị quốc tế. Nếu nó đạt được mục tiêu, nó sẽ là cái chết của trật tự tự do hiện có. Đó thực sự sẽ là một kỷ nguyên mới trong chính trị toàn cầu.

Trường phái tư tưởng tiên tiến của Kissinger đã biến điều này thành có thể. Từ những năm 1990, lợi ích chính trị và kinh tế ở phương Tây đã tích cực làm việc với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để hỗ trợ cho sự phát triển của nó. Nếu trật tự tự do được bảo đảm, nó sẽ tồn tại bằng cách đối đầu và đánh bại thách thức của Trung Quốc. Cho đến gần đây, sự đối đầu phần lớn chỉ diễn ra một chiều. Trung Quốc đã hành động mạnh mẽ để làm suy yếu vị thế của phương Tây, trong khi phản ứng của phương Tây hầu như không có, lộn xộn hoặc thực sự gây hại cho chính nó.

Phương Tây đã không phản ứng được trước thách thức vì ba lý do. Thứ nhất, lợi ích kinh tế của cộng đồng doanh nghiệp phương Tây. Sự trỗi dậy của Trung Quốc được hỗ trợ bởi khả năng của nó ảnh hưởng đến các công ty phương Tây ở Trung Quốc, việc mua bán được tiếp cận với thị trường khổng lồ của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc với việc trao đổi công nghệ và quy trình sản xuất của các công ty. Đồng thời, Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của các công ty với các cấp chính phủ trong nước của họ, để bảo đảm sự hỗ trợ cho nước Trung Quốc - và do đó Trung Quốc ở trên con đường trở thành một cường quốc kinh tế.

Thứ hai, những gì chính phủ Trung Quốc không thể sẵn sàng nhận được từ hợp tác kinh tế, thì họ có thể đánh cắp thông qua việc phát triển và sử dụng các khả năng không gian mạng tiên tiến.

Thứ ba, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã được đáp ứng bởi một trường hợp duy nhất trong lịch sử, đó là việc xói mòn sự đe dọa ở phương Tây. Điều này là do sự lừa dối của Trung Quốc thông qua hình ảnh của nó, được dự đoán là một sức mạnh lành tính và là một cường quốc có trách nhiệm, hoàn toàn chấp nhận trật tự quốc tế tự do. Phương Tây và đặc biệt là Hoa Kỳ, trước sau như một và hoàn toàn đánh giá thấp những tác động từ sự trỗi dậy của Trung Quốc - bao gồm cả cách nó sẽ thay đổi chính trị quốc tế và khả năng nắm giữ rủi ro lâu dài đối với lợi ích của Hoa Kỳ. Các nhà hoạch định chính sách và chiến lược gia Hoa Kỳ nên nghĩ rằng Clio, vị nữ thần nghệ thuật về lịch sử, sẽ rất khắc nghiệt trong phán quyết của cô: Sự thờ ơ có chủ tâm về mối đe dọa của Trung Quốc, chắc chắn là sai lầm chiến lược lớn nhất của Mỹ kể từ Chiến tranh Lạnh, và có thể là quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Vô số học giả, các cư dân của các nhóm tư vấn, các quân sư ở Thung lũng Silicon và Phố Wall, và các nhà hoạch định chính sách đã đóng góp cho điều này. Nhưng lạ kỳ thay, Kissinger, người sớm nổi tiếng trong sự nghiệp với tư cách là người ủng hộ chính trị thực dụng và cân bằng quyền lực, cũng đã không trông thấy nó.

Cộng đồng toàn cầu phải nghĩ rằng trật tự thế giới của Trung Quốc về cơ bản sẽ khác trên mọi mặt. Trung Quốc sẽ sử dụng các tổ chức kinh tế như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á, Sáng kiến Vành đai và Con đường, ảnh hưởng của nó trong thế giới đang phát triển, và phát triển ảnh hưởng quân sự của nó ở các vùng trọng điểm, để xây dựng một mô hình mới về quản trị toàn cầu mà sẽ được xác định bởi các mối quan hệ thứ bậc bền vững giữa các quốc gia, với Trung Quốc ở trên đỉnh của hệ thống phân cấp đó.

Thế giới đã chứng kiến ​​trật tự của Trung Quốc thay đổi hoàn toàn quan niệm của cộng đồng toàn cầu về quyền con người. Sự tái sinh của các trại tập trung dành cho người thiểu số Hồi giáo của Trung Quốc buộc phải thừa nhận rằng một số người - các chuyên gia Trung Quốc, các doanh nhân, các chuyên gia chính sách đối ngoại, các chiến lược gia hoặc chính trị gia - đã công nhận ĐCSTQ là : một siêu cường nguy hiểm, tự cao tự đại. Nó có ý định thay thế Hoa Kỳ trở thành quốc gia thống trị thế giới. Nếu Trung Quốc thành công trong việc này, các giá trị và nguyên tắc chính trị của trật tự quốc tế ngày nay sẽ bị mất.

Cuộc đấu tranh tư tưởng chưa kết thúc, nhưng đã trải qua thời kỳ phục hưng. Thật không may, trật tự quốc tế tự do đã không được bảo vệ tốt bởi các chiến lược gia và các nhà hoạch định chính sách. Bất kỳ một kỷ nguyên mới nào hoặc tương lai chung nào mà không bao gồm thất bại của Trung Quốc, sẽ là một thời kỳ mà trong đó phần còn lại của thế giới phải thích nghi để phục vụ lợi ích của Bắc Kinh. Kịch bản này sẽ được xác định bởi các nguyên tắc chính trị bần tiện : Nó sẽ ít tự do hơn, ít đa dạng hơn, phân cấp và áp bức hơn nhiều so với hiện tại.

Có lẽ một kết quả tích cực của đại dịch coronavirus là, nó đã mở mắt cho phương Tây thấy những nguy hiểm này - và vẫn chưa quá muộn để phương Tây hành động. Nếu trật tự thế giới tự do được giữ gìn và bảo vệ, thì đương nhiên Hoa Kỳ phải bảo vệ trật tự quốc tế chống lại tham vọng của Trung Quốc. Một yếu tố của sự bảo vệ này phải bao gồm việc kêu gọi giải quyết những thứ đó ở phương Tây, những người đã khiến chúng ta rơi vào tình trạng hiện tại, đặc biệt là những kẻ tự xưng là "chiến lược gia", những kẻ đã thúc đẩy và ủng hộ tham vọng của Trung Quốc.

_ Bradley A. Thayer là giáo sư khoa chính trị học tại Đại học Texas-San Antonio.

_ Lianchao Han là phó chủ tịch của Sáng kiến ​​Quyền lực Công dân cho Trung Quốc . Sau vụ thảm sát tại Thiên An Môn năm 1989, ông là một trong những người sáng lập Liên đoàn sinh viên và học giả Trung Quốc độc lập. Ông làm việc tại Thượng viện Hoa Kỳ trong 12 năm, với tư cách là cố vấn lập pháp và giám đốc chính sách cho ba thượng nghị sĩ.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.