Đánh giá thấp những rủi ro của việc sáp nhập.

Kế hoạch của Thủ tướng Israel trong việc chiếm lấy một phần của Bờ Tây sẽ làm phật lòng cả đồng minh và kẻ thù

Hình của The Economist

Ngày 27 tháng 6 năm 2020,. Theo The Economist

Trần H Sa lược dịch.

Chín người đàn ông và một người phụ nữ đã lãnh đạo Israel kể từ cuộc chiến sáu ngày hồi năm 1967, đã đưa Bờ Tây ở dưới sự kiểm soát của Israel. Gần như tất cả đều nghĩ rằng quá mạo hiểm để thôn tính bất kỳ lãnh thổ nào bên ngoài Đông Jerusalem. Thật vậy, Israel đã xây dựng nhiều khu định cư kể từ sau chiến tranh, đến nổi hơn 400.000 người Israel hiện đang sống ở Bờ Tây, cùng với 3 triệu người Palestine. Nhưng các nhà lãnh đạo của nó tính toán rằng việc sáp nhập sẽ mang lại sự nhục nhã cho Israel trên khắp toàn cầu, gây bất ổn cho khu vực và làm thất bại giải pháp hai nhà nước - ý tưởng cho rằng một quốc gia Palestine và một quốc gia Do Thái có thể cùng tồn tại một cách hòa bình.

Binyamin Netanyahu, thủ tướng của Israel ngày nay, nghĩ rằng ông biết rõ hơn. Năm ngoái, ông đã thu hút các cử tri diều hâu bằng cách thề sẽ sáp nhập một số khu định cư và toàn bộ Thung lũng Jordan. Sau đó, vào tháng 1, Tổng thống Donald Trump công bố kế hoạch hòa bình mà qua đó sẽ cung cấp cho Israel 30% của Bờ Tây. Không ngạc nhiên, người Palestine, đã từ chối nó. Nhưng ông Netanyahu muốn tiến hành sáp nhập. Ông ta đánh giá thấp những cái giá phải trả và đang đưa Israel đến gần hơn với một lựa chọn gây tai họa cho tương lai của nó.

Tất nhiên, ông Netanyahu không thấy như vậy. Ông ta phát hiện một khe hở cơ hội, không chỉ xuất phát từ tình bạn của ông ta với ông Trump - điều có thể ít hữu ích hơn trong tháng 11 sắp đến - mà còn từ mối quan hệ của Israel với các quốc gia Ả Rập. Một kẻ thù chung, Iran, đã đưa họ lại gần nhau, trong khi vấn đề phải làm gì về người Palestine đã được gác sang một bên, giải quyết sau. Ông Netanyahu dường như tin rằng ông có thể ngăn nó ở đó. Rốt cuộc, các nước Ả Rập đã làm ít hơn nhiều so với việc la làng, khi Mỹ công nhận thành phố linh thêng Jerusalem đang tranh chấp, là thủ đô của Israel, vào năm 2017. Các đại diện ngoại giao từ vùng Vịnh thậm chí đã tham dự buổi công bố kế hoạch hòa bình của ông Trump.

Dù sao thì tiến trình hòa bình cũng thuận lợi, người của ông Netanyahu nói. Họ đổ lỗi cho người Palestine đã bác bỏ các đề nghị trong quá khứ và từ chối thảo luận kế hoạch của ông Trump, qua đó sẽ thành lập một nhà nước Palestine (mặc dù trong điều kiện khá khó khăn). Benny Gantz, phó thủ tướng, người phản đối việc sáp nhập đơn phương (và phản đối ông Netanyahu) cho đến gần đây phát biểu "Người Palestine tiếp tục từ chối đối thoại và vẫn giữ nguyên các phiền toái sâu sắc của họ". Ron Dermer, đại sứ của Israel tại Mỹ nói, do đó Israel phải hành động một mình. Việc sáp nhập, ông tuyên bố, sẽ "giúp quá trình hòa bình thoát khỏi ngõ cụt mà nó đã bị mắc kẹt trong hai thập niên".

Sự thất vọng của người Israel đối với người Palestine là điều dễ hiểu. Nhưng ông Netanyahu chia sẻ việc đổ lỗi sự thất bại của tiến trình hòa bình - và việc sáp nhập dường như là một cách kỳ lạ để vực dậy tiến trình hòa bình. Những rủi ro cho Israel rất đa dạng. Bắt đầu ở Mỹ, nơi mà ông Trump đang tụt lại phía sau Joe Biden trong các cuộc thăm dò. Ông Netanyahu hoàn toàn bỏ qua ứng cử viên Dân chủ, người phản đối việc đơn phương sáp nhập; và các đồng nghiệp của ông Biden, những người có lẽ không hỗ trợ chính phủ Israel đi đến những gì mà họ có thể hành động. Nghi ngờ của họ được chia sẻ bởi các nhà lãnh đạo châu Âu. Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, Josep Borrell, nói rằng việc sáp nhập sẽ có "những hậu quả đáng kể" trong mối quan hệ với Israel.

Các quốc gia Ả Rập cũng đã lên tiếng. Việc sáp nhập "chắc chắn sẽ và ngay lập tức chấm dứt tham vọng của Israel về việc cải thiện các quan hệ an ninh, kinh tế và văn hóa với thế giới Ả Rập", ông Yousef al-Otaiba, một nhà ngoại giao của Tiểu vương quốc Ả Rập đã viết, đó là những gì được cho là ý kiến ​​đầu tiên của một quan chức vùng Vịnh viết trên một tờ báo của Israel. Quốc vương Abdullah của Jordan, có hàng triệu người Palestine ở đất nước của ông, cảnh báo về một "cuộc xung đột lớn". Một số ở điều này có lẽ là hăm dọa ầm ỉ. Nhưng ngay cả các quan chức Israel cũng lo lắng rằng việc sáp nhập có thể dẫn đến các cuộc biểu tình hoặc bạo lực.

Ngay cả khi việc sáp nhập được tiến hành thuận lợi, vẫn có một cái giá phải trả khác cần xem xét. Nếu ông Netanyahu bắt đầu lấy một ít của Bờ Tây, cuối cùng Israel có thể sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn vô cùng khó chịu. Nó có thể quyết định cấp cho người Palestine toàn quyền công dân Israel, và do đó có nguy cơ nhìn thấy họ một ngày nào đó đông hơn và thắng phiếu người Do Thái. Hoặc nó có thể chọn cách ly họ trong các biệt khu với các quyền tối thiểu, như trạng thái phân biệt chủng tộc. Để duy trì cả Do Thái và dân chủ, Israel phải tìm cách tránh hai kết quả đó.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.