Đây là lý do tại sao Trung Quốc muốn Trump chiến thắng.

Trật tự toàn cầu do Mỹ lãnh đạo chưa từng bị căng thẳng nhiều như thể này trong 70 năm qua.

Chọn lấy một chổ ngồi…Nhiếp ảnh gia: Nicolas Asfouori/AFP/Getty Images

Hal Brands, 23 tháng 6, 2020. Theo Bloomberg

Trần H Sa lược dịch.

Tại sao chính phủ Trung Quốc - một đất nước mà tổng thống Donald Trump đã gây cho nó sự ngạc nhiên với thuế quan và trừng phạt, đổ lỗi gây ra đại dịch, và dán nhãn là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh của Mỹ - được cho là hổ trợ cho sự tái đắc cử của Trump trong 2020 ?

Có lẽ vì các quan chức Trung Quốc nhận ra những gì mà cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton nói gần đây - cả cuốn sách được đánh giá đậm nét : những thiệt hại mà Trump gây ra cho sức mạnh của Hoa Kỳ và cộng đồng dân chủ toàn cầu, tạo nên tác hại nặng nề hơn so với bất kỳ tác hại nào mà ông ấy gây ra cho Bắc Kinh. Bốn năm nữa của Trump sẽ khuếch đại những thiệt hại đó, vì vậy, cuộc bầu cử 2020 có tầm quan trọng lịch sử trong việc định hình thế giới hiện đại.

Các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ luôn quan trọng, nhưng các cuộc bầu cử mà cơ bản thay đổi quỹ đạo của các vấn đề toàn cầu là tương đối hiếm. Tất nhiên, cuộc bầu cử 1860 là một trong những phần quan trọng như vậy: chiến thắng của Abraham Lincoln đã mang đến cuộc nội chiến, trong khi cũng trao quyền hành pháp cho một nhà lãnh đạo mà đã được trang bị tốt để giành chiến thắng. Chiến thắng đó, lần lượt, bảo đảm cho một nước Mỹ dân chủ, thống nhất bước vào thế kỷ 20, như là một cường quốc thế giới.

Cuộc bầu cử 1940 là một cuộc bầu cử bản lề khác trong lịch sử: Vững vàng trong nhiệm kỳ thứ ba, Franklin Roosevelt cũng bảo đảm, sớm muộn gì, Mỹ cũng bước vào thế chiến II. Cuộc bầu cử 1980 có lẽ đủ điều kiện như là một cuộc bầu cử bản lề lần thứ ba: giả như Ronald Reagan không trở thành tổng thống, chiến tranh lạnh có thể không được kết thúc nhanh chóng hay dứt khoát như nó đã xảy ra.

Cuộc bầu cử 2020 có khả năng hiện ra lù lù trong lịch sử tương lai của trật tự toàn cầu, ở thế kỷ 21.

Trong tháng mười một, thế giới có khả năng tìm thấy chính nó trong một vị thế bấp bênh hơn bất cứ lúc nào, kể từ cuối những năm 1940. Một làn sóng gây chết người thứ hai(hoặc mở rộng làn sóng đầu tiên) của covid-19 cũng có thể nổ ra, gây thêm hàng trăm ngàn cái chết và một lần nữa đặt nền kinh tế và xã hội dưới những áp lực hết sức đau khổ. Mỹ sẽ tiếp tục đi vào cuộc cạnh tranh xoắn ốc của nó với Trung Quốc, nước đã sử dụng sự hỗn loạn được tạo ra bởi coronavirus để tăng tốc gây hấn các nước láng giềng và phương Tây.

Nó làm nhớ lại giai đoạn dễ vỡ ngay sau thế chiến II, khi thiên nhiên (dưới tình hình một mùa đông cực kỳ khắc nghiệt ở châu Âu) và địa chính trị (trong tình thế của một Liên Xô mở rộng ), hai thứ đó kết hợp nhau đặt ra cho thế giới niềm hy vọng ổn định, thịnh vượng và hòa bình trong tình huống cực kỳ nguy hiểm.

Thêm vào ngày hôm nay này sự rối loạn bên trong các liên minh của Mỹ và thế giới dân chủ. Không phải vì chiến tranh Iraq làm cho quan hệ chính trị giữa Hoa Kỳ và các đồng minh chính yếu châu Âu của nó gần như là rất độc hại. Ở Châu á -Thái Bình Dương, liên minh với Hàn Quốc và Philippines cũng trở nên gay gắt. Hệ thống thương mại quốc tế bị loạng choạng bởi cuộc tấn công thầm lặng nhưng hiệu quả, của chính quyền Trump chống lại tổ chức thương mại thế giới; Các tổ chức như G-7 thì tròng trành không rõ hướng. Ngay cả khi thế giới dân chủ có thể đồng ý về những thách thức mà nó phải đối mặt, chẳng hạn như tránh sự phụ thuộc công nghệ vào Trung Quốc, việc phản ứng có ý nghĩa để hiện thực hóa ý tưởng đó vẫn chậm chạp một cách chán ngắt.

Một nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Trump sẽ không chỉ làm cho tất cả những vấn đề này tồi tệ hơn, mà nó có thể bảo vệ những tồi tệ đó theo những cách mà sẽ là rất khó khăn để lùi lại.

Chính quyền của Trump đã cho thấy hầu như không có khả năng quản lý hiệu quả covid-19 bên trong biên giới nước Mỹ, nói chi đến việc Washington lãnh đạo toàn cầu giải quyết cuộc khủng hoảng có tầm quan trọng này. Trump có thể có uy tín để thay đổi cuộc đàm luận quốc gia về Trung Quốc, mạnh hơn bất kỳ tổng thống nào kể từ Richard Nixon - người đã di chuyển mối quan hệ từ ngăn chặn đến tham gia, trong khi Trump bây giờ đang làm điều ngược lại. Nhưng dường như những gì mà Bắc kinh nhận thức là rằng, Hoa Kỳ có rất ít hy vọng để duy trì một chiến lược có hiệu quả đối với Trung Quốc, chừng nào mà ông Trump vẫn còn lãnh đạo.

Có hai lý do cho điều này. Thứ nhất là chiến lược cho một cuộc cạnh tranh dài hạn với Trung Quốc đòi hỏi một mức độ kiến thức chuyên ngành và sự điềm tỉnh, mà Trump rõ ràng là không có khả năng cung ứng. Thứ hai là một nhiệm kỳ khác của Trump chắc chắn là sẽ tiếp tục gây chia rẻ và phá hỏng liên minh của các quốc gia, qua đó sẽ đòi hỏi cần phải đáp trả những nguy hiểm này nọ đối với trật tự quốc tế.

Bốn năm nữa của Trump sẽ gây áp lực thêm cho các liên minh dễ vỡ, mà đã cho thấy ông ta là một tài năng phá hoại. Những liên minh này có thể không sụp đổ ngay, nhưng chúng sẽ bị suy giảm quyền lực thêm nữa từ bên trong. Một tình huống thứ hai cũng sẽ ngăn chặn sự hình thành một mặt trận kinh tế đoàn kết chống lại Trung Quốc: Trump có lẽ sẽ tiếp tục phương pháp tác động theo mọi hướng của ông ấy đối với tranh chấp thương mại, như là tiếp tục làm xói mòn WTO, làm cho các quốc gia khác thấy khó khăn hơn trong việc đi theo Trung Quốc để đưa ra các thực hành không lành mạnh của họ.

Trong khi đó, Trump sẽ tiếp tục trao quyền hành động cho các lực lượng tầm thường bên trong NATO và các liên minh khác của Hoa Kỳ - một sự phát triển mà Tập Cận Bình và Vladimir Putin rất ưa thích - là khi các đồng minh "tốt" như Ba Lan chống lại các đồng minh "xấu" như Đức. Và nếu cuốn sách của Bolton là một chỉ dẫn nào đó, Mỹ sẽ tìm thấy nó khó khăn để tiến hành một chiến dịch dựa trên nguyên tắc để chống lại một chế độ độc tài hung hăng, chừng nào mà tổng thống Mỹ bày tỏ ngưỡng mộ đối với hệ thống các trại giam mà Trung Quốc đã dựng lên tại Tân Cương, và trông mong Tập giúp chống lại đối thủ Dân Chủ của ông ta.

Có, chính sách của Trump đang áp đặt những cái giá phải trá cho Bắc Kinh. Nhưng chúng chính xác cũng là một mức giá nặng - làm mất thời gian, làm suy yếu sự thống nhất, gây nên sự hỗn loạn không đáng có - khi đối đầu với Bắc Kinh trên tầm thế giới.

Về mặt này, các khía cạnh gây tổn hại nhất của một nhiệm kỳ thứ hai, sẽ là tín hiệu mà nó gửi đến thế giới. Mỗi nền dân chủ được thưởng một số lượng nhất định nào đó về tình trạng điên rồ trong bầu cử, và hầu hết các đồng minh của Mỹ có thể mang nó lại cho mình để viết ra một thuật ngữ duy nhất Trump là kẻ lạc lối. Nhưng nếu Trump được bầu lại, thì kết luận phải là rằng, nước Mỹ đã có một sự lựa chọn chiến lược - không từ bỏ các đặc quyền đi cùng với siêu cường, nhưng từ bỏ trách nhiệm lãnh đạo với đầy đủ thẫm quyền. Hoa Kỳ sẽ nói với bạn bè thân thiết nhất của mình rằng - những vụn vặt ngoại giao, những xúc phạm làm cho mệt mõi, những biến động chính sách vô tận - là những thứ tốt nhất mà họ có thể mong đợi.

Tất nhiên, chúng ta không thể chắc chắn những gì mà một tổng thống Joe Biden sẽ mang lại. Một chính quyền mới sẽ phải đối mặt với tất cả những thách thức có cấu trúc tương tự mà chính quyền hiện tại đang đối đầu. Nhưng lẽ phải trong cuộc bầu cử 2020 có khả năng chứng minh, kết quả hợp lý như vậy là điều mà chúng ta đã biết qua những gì được cung cấp từ chính quyền Trump.

"Có rất nhiều nguyên nhân thất bại trong một quốc gia," Adam Smith đã quan sát để đáp lại một dự báo suy giảm của nước Anh - và có lẽ trong chính sách đối ngoại của một quốc gia lớn, cũng vậy. Nhưng không có một số lượng đổ nát vô hạn nào mà một siêu cường có thể gây ra cho chính nó và thế giới, nó đã từng được dựng lên trước khi những hậu quả bắt đầu trở nên rất thực tế, thật vậy.

_ Hal Brands là người phụ trách chuyên mục quan điểm của Bloomberg, là giáo sư nổi tiếng tại trường nghiên cứu quốc tế nâng cao của đại học Johns Hopkins, và là một học giả tại viện doanh nghiệp Mỹ. Gần đây nhất, ông là đồng tác giả của "The Lessons of Tragedy: Statecraft and World Order." (những bài học bi kịch: nghệ thuật lãnh đạo đất nước và trật tự thế giới.")


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.