Cảnh báo lũ tại đập Tam Hiệp.

Trung Quốc đối mặt với trận lụt tồi tệ nhất trong 70 năm sau nhiều tuần mưa lớn với thảm họa được tuyên bố tại 24 tỉnh.

Một cảnh của đập Tam Hiệp chụp từ trên không, với một hồ chứa nước sâu 170 mét, ở quận Zigui, thành phố Yichang, thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. Ảnh chụp vào tháng 10 năm 2019: Wang Gang / ImagineChina qua AFP.

CHRIS GILL… 24 THÁNG 6 NĂM 2020 ..Theo Asia Times

Trần H Sa lược dịch.

Một cảnh báo lũ lụt đã được đưa ra gần đập Tam Hiệp nổi tiếng của Trung Quốc, sau khi nước này hứng chịu lượng mưa lớn nhất trong 70 năm qua. Mưa xối xả đã gây ra sự hỗn loạn trên khắp miền tây nam Trung Quốc trong tháng này, với nhiều dòng sông tràn qua khu dân cư và sơ tán hàng loạt.

Mưa lớn trong ba tuần qua đã dẫn đến thảm họa được tuyên bố tại 24 tỉnh và thành phố, đặc biệt là gần thượng nguồn của sông Dương Tử và đập Tam Hiệp.

Đây được cho là trận lụt lớn nhất kể từ năm 1949 và là một thách thức nghiêm trọng đối với con đập lớn nhất thế giới. Nó đã ảnh hưởng đến hơn 85 triệu người và cho đến nay dẫn đến sự sụp đổ của ít nhất 7.300 ngôi nhà, với thiệt hại lên tới 20,7 tỷ nhân dân tệ (khoảng 3 tỷ USD).

Tại Trùng Khánh, chính quyền đã nạo vét 100.000 tấn phù sa vào tối thứ Hai khi mức nước của sông Dương Tử dâng lên.

Đập Tam Hiệp nằm ở thị trấn Sandouping , gần thành phố Yichang thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc. Nó ở phía hạ lưu Dự án Bảo tồn nước Gezhouba tại cuối phía đông của hồ chứa nước Tam Hiệp, với khoảng cách chừng 38 km, tương đương gần 24 dặm,.

Qijiang Online, cơ quan truyền thông trong khu vực, dẫn lời Zhao Yunfa, phó kỹ sư trưởng của trung tâm truyền thông điều phối đập tràn tại Dự án Tam Hiệp, cho biết: "Khả năng tích trữ lũ của Tam Hiệp bị hạn chế. Đừng đặt hy vọng vào Đập Tam Hiệp".

Zhang Shuguang, giám đốc Cục quản lý trung tâm của tập đoàn Tam Hiệp, cũng nói rằng các biện pháp kiểm soát lũ cho toàn bộ lưu vực sông Dương Tử không thể dựa vào đập Tam Hiệp để thống trị trận lụt.

Việc xây dựng con đập bắt đầu vào năm 1994 và kết thúc vào năm 2006 với tổng vốn đầu tư khoảng 95,5 tỷ nhân dân tệ (13,5 tỷ USD). Con đập dài 2.335 mét, hoặc hơn một dặm, và có độ cao 185 mét hoặc 606 feet. Phần thứ hai của kế hoạch là một dự án chuyển hướng nước.

Con đập có 32 tổ máy phát điện và năng lượng do nhà máy thủy điện của nó tạo ra đã vượt quá 100 tỷ kilowatt giờ trong năm 2018, một kỷ lục thế giới cho một cơ sở phát điện.

Con đập đã gây ra tranh cãi đáng kể ngay từ khi bắt đầu, vì nó đã buộc di dời hơn một triệu người và nhấn chìm các khu vực rộng lớn của các hẻm núi Qutang, Wu và Xiling dài khoảng 600 km - tạo ra một hồ chứa nước sâu mà những tàu vận chuyển đường biển có thể chạy thuyền vào đất liền với cự ly 2.250 km, từ Thượng Hải trên biển Hoa Đông đến thành phố Trùng Khánh sâu trong nội địa .

Cơn mưa lớn theo mùa trong tháng này đã làm ngập 24 tỉnh và thành phố ở miền nam và miền trung Trung Quốc.

Zhang cảnh báo rằng trận lụt lớn nhất kể từ năm 1949 có thể xảy ra trong năm nay, do lượng mưa ở lưu vực con đập - vốn có một hồ chứa nước dài tới 600 km - và thượng nguồn của con đập đặt ra một thách thức nghiêm trọng.

Nhiều cao nguyên ở phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên đã trải qua mưa lớn suốt 24 giờ kể từ ngày 16 tháng 6, và trận mưa này được dự kiến ​​sẽ tiếp tục ở một số khu vực của Tứ Xuyên cho đến thứ ba (23 tháng 6).

Mưa lớn ở thượng nguồn sông Qinhuai ở tỉnh Giang Tô trong vài ngày qua tổng cộng khoảng 280 mm, tương đương với khoảng 280 lít nước mỗi mét vuông (hoặc 11 inch trên mỗi mét vuông). Điều này khiến các cơ quan chức năng đưa ra cảnh báo lượng mưa mạnh.

Cơ quan phòng chống lụt bão và hạn hán nhà nước, chịu trách nhiệm kiểm soát lũ và hạn hán quốc gia, cho biết từ ngày 15, lũ lụt đã tấn công 852 tỉnh, khu tự trị và đô thị ở Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Giang Tây, Quý Châu, và Trùng Khánh, khiến 7.300 ngôi nhà bị sập.

Bộ Tài nguyên nước cho biết 148 con sông đã vượt quá mức cảnh báo. Lần đầu tiên trong lịch sử, khu vực Trùng Khánh của lưu vực sông Qijiang đưa ra cảnh báo màu đỏ, biểu thị một trận lũ dâng hơn 10 mét.

Ước tính 400 triệu người sống ở hạ lưu đập Tam Hiệp.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.