Gây bạo loạn, các Ninja ở thành phố trung tâm

Một cô gái trẻ thuộc nhóm người quyền thế nhất trong xã hội diện quần áo kiểu Ninja tham gia đốt phá. Minneapolis, ngày 28 tháng 5 năm 2020 KEREM YUCEL / AFP QUA GETTY IMAGES

MICHAEL LIND….NGÀY 02 THÁNG 6 NĂM 2020…Theo Tablet

Trần H Sa lược dịch

Điều gì đằng sau các cuộc bạo loạn?

Các cuộc bạo loạn dữ dội nổi lên từ các cuộc biểu tình ôn hòa đã quét sạch tự do, các thành phố lớn thuộc đảng dân chủ trên khắp nước Mỹ, sau hậu quả cái chết kinh hoàng của George Floyd từ sự bắt giữ của cảnh sát thành phố Minneapolis vào ngày 25 tháng 5, chỉ có thể hiểu được trong bối cảnh cấu trúc giai cấp của xã hội Mỹ và Tây Âu đang phát triển dần dần. Trong cuốn sách gần đây của tôi "Cuộc chiến giai cấp mới" và các bài tiểu luận đăng trên tạp chí American Affairs , tôi đã giải thích rằng ở Hoa Kỳ và các nền dân chủ Bắc Đại Tây Dương khác, sự chia tách địa lý lớn nhất là giữa các thành phố trung tâm có mật độ dân số cao và các khu trung tâm có mật độ dân số thấp. Các cuộc bạo loạn là một hiện tượng của trung tâm thành phố - và vì vậy những người tham gia nổi bật nhất, là những người nổi loạn da trắng, trẻ tuổi, giàu có, ăn mặc như các ninja.

Hầu hết các nhà máy, nhà kho, các trung tâm phân phối và các cấu trúc công nghiệp mới, như các nơi chứa một số lượng lớn máy chủ và cung cấp dịch vụ máy tính cho các tổ chức và công ty, đều nằm trong các khu trung tâm mật độ dân số thấp, cùng với nông nghiệp được công nghiệp hóa và các ngành năng lượng, khai thác mỏ. Hệ thống giai cấp ở các khu trung tâm có xu hướng bình đẳng hơn, nếu không muốn nói là được mặc định, bởi vì các khu vực này có mật độ dân số người giàu và người nghèo tương đối ít hơn so với cư dân của tầng lớp lao động. Các công dân da trắng phần lớn sinh ra ở các trung tâm ngoại ô phi tập trung. Tuy nhiên, trái với phương trình đã lỗi thời là "đô thị" đi kèm "dân tộc thiểu số" và "người nghèo", hầu hết người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Tây Ban Nha thuộc tầng lớp lao động sống ở ngoại ô, ngoại thành và các thị trấn nhỏ.

Các thành phố trung tâm có cấu trúc xã hội hoàn toàn khác so với các khu trung tâm. Đứng đầu là các thành viên giàu có trong giới "quản lý - chuyên nghiệp" thuộc giai cấp quyền thế nhất trong xã hội, bao gồm những người nhập cư được giáo dục tốt cũng như người bản xứ. Thu nhập của họ khác nhau, nhưng những người có trình độ đại học hoặc sau đại học chiếm ưu thế trong quản lý doanh nghiệp, tài chính, kinh doanh và các dịch vụ chuyên nghiệp, chính phủ và khu vực phi lợi nhuận ở các thành phố trung tâm như New York, Washington, San Francisco, Atlanta, Seattle, và Austin.

Khi còn là thanh niên, những cô cậu của giai cấp quyền thế nhất thường sống qua độ tuổi 20 trong cùng một vài thành phố, chúng sống tự do phóng túng trong các khu phố được tu chỉnh cho có vẻ sang trọng, mà trước kia từng là nhà máy hoặc các khu chung cư. Thường khi chúng hành xử cực kỳ quý tộc trong giai cấp của chúng, bọn họ được hưởng lợi từ việc học nghề ưu tú dưới hình thức thực tập không được trả lương hoặc không được trả lương đầy đủ, điều này không dành cho những người trẻ mà cha mẹ họ không đủ khả năng trợ cấp cho họ.

Sự phân chia xã hội lớn nhất ở Hoa Kỳ là giữa giai cấp quyền thế nhất và ít nhất là giới có học vấn bốn năm học đại học, với khoảng một phần ba dân số quốc gia, là tầng lớp lao động có trình độ học vấn kết thúc với mãnh bằng tốt nghiệp trung học và có lẽ học thêm vài năm nữa, hoặc được đào tạo nghề, bất kể thu nhập. Những phạm trù rộng lớn này có thể bị chia nhỏ hơn nữa.

Ở các thành phố trung tâm như New York và San Francisco, giai cấp quyền thế nhất được phân chia giữa những người có thể được gọi là thượng tầng của giai cấp quyền thế nhất - gồm các nhà quản lý và các chuyên gia được trả lương cao trong kinh doanh, tài chính - và giai cấp quyền thế nhất thấp hơn - được tạo thành từ các công chức như giáo viên trường công và các quản trị viên chính phủ, họ chấp nhận những mức lương khiêm tốn để đổi lấy nhiệm kỳ công việc có hiệu quả thực tế và lợi ích tốt, bao gồm cả lương hưu công cộng.

Các tầng lớp lao động của thành phố trung tâm thậm chí còn phân mảnh hơn. Người di cư sinh ra ở nước ngoài cung cấp phần lớn lực lượng lao động lương thấp. Ở New York, Los Angeles và San Francisco, khoảng 30% đến 40% cư dân là người sinh ra ở nước ngoài. Một số trong số những người nhập cư này là doanh nghiệp tự làm chủ và sở hữu doanh nghiệp, nhưng nhiều người trong số họ làm việc như người giúp việc gia đình, trợ lý y tế hoặc nhân viên trình diễn âm nhạc bấp bênh, không có lịch diễn cố định hoặc lợi ích do chủ nhân cung cấp.

Minneapolis, ngày 28 tháng 5 năm 2020 KEREM YUCEL / AFP QUA GETTY IMAGES

Ngoài tình trạng phân mãnh của người di cư, ở nhiều thành phố của Mỹ còn có những nhóm biệt lập, tập trung ở người Mỹ gốc Phi nghèo khó. Nhiều cư dân của họ là hậu duệ của những người di cư từ vùng nông thôn của miền Nam, giữa đệ nhất thế chiến và những năm 1960, để làm việc trong các ngành công nghiệp mà hiện không còn tồn tại hoặc đã bị đưa sang các khu vực khác của Hoa Kỳ hoặc các quốc gia khác. Theo sau chính sách hạn chế công nghiệp hóa, nhiều gia đình trong số này đã thiếu các nguồn lực để di chuyển. Bị mắc kẹt trong các khu phố bị bỏ rơi, họ bị thiếu việc làm, tiếp cận kém với các tiện nghi như cửa hàng, tiếp cận với tội phạm có tổ chức ở địa phương, bên cạnh những tác động thực sự của nạn phân biệt chủng tộc nhưng đang dần giảm đi trong toàn xã hội Mỹ.

Cuối cùng, những gì có thể được gọi là "tầng lớp lao động cao cấp" tại các thành phố trung tâm, thành phần này bị chi phối bởi một nhóm công chức khác, đặc biệt là cảnh sát, các nhân viên cứu hộ, cùng nhà tù và cai ngục. Giai tầng này của tầng lớp lao động ngày càng đa dạng về chủng tộc. Nhân viên thực thi pháp luật có xu hướng xuất thân từ các gia đình thuộc tầng lớp lao động, nhưng được tổ chức thành công đoàn và có xu hướng kiếm được nhiều tiền hơn, và có lợi ích tốt hơn so với những lao động nhập cư có thu nhập thấp, hoặc người nghèo sinh ra ở thành thị. Ở một số vùng của đất nước, cảnh sát và lính cứu hỏa có thể đủ khả năng sống ở vùng ngoại ô cấp thấp và đi làm trong các thành phố.

Hai nhóm thống trị lãnh vực công cộng là - nhóm công chức dân sự trong tầng lớp có quyền thế thấp hơn và tầng lớp bên trên các nhân viên thực thi pháp luật và những nhân viên cứu hộ - tạo thành một loại rào cản người với người, giữa người nghèo chủ yếu là người da màu với giới thượng lưu về kinh tế chủ yếu là da trắng, ở các thành phố trung tâm của Mỹ . Các giáo viên trường công tiếp xúc hàng ngày với các nhóm sinh viên thành thị có thu nhập thấp, trong khi nhiều người da trắng giàu có, bao gồm cả những người cấp tiến thượng lưu, đưa con cái họ vào các trường tư ở thành thị hoặc các trường tư ở ngoại ô. Trong khi đó, cảnh sát và những nhân viên cứu hộ được triệu tập hàng ngày để xử lý các tội ác và những tranh chấp ở các khu dân cư đô thị nghèo khó.

Những tương tác giữa người nghèo thành thị bản địa, người nghèo gốc nước ngoài, với nhân viên thuộc lãnh vực công ở tuyến đầu tại các thành phố lớn, có thể tạo ra sự nghi ngờ và thù địch ở cả hai phía. Để đủ tiêu chuẩn dành cho các chương trình thẩm tra khả năng tài chính như tem phiếu thực phẩm và trợ cấp y tế, người nghèo phải đối phó với các công chức trong các cơ quan quan liêu, những người thường mất hết nhiệt tình và lãnh đạm. Lực lượng cảnh sát, nhà tù và trại giam luôn va chạm với một số côn đồ và tội phạm, và sự căng thẳng cùng nguy hiểm trong công việc làm cho họ đối xử hung bạo với những người khác. Các cư dân đã được thẫm tra khả năng tài chính và bị kiểm soát thường cảm thấy bị lúng túng trong khi những người thực hiện thẫm tra khả năng tài chính và những người kiểm soát có thể cảm thấy bị coi thường và bị đe dọa.

Do đó, ngọn lửa nhen nhóm được tích lũy cho đến khi nó bị bùng cháy bởi một vài sự cố ở mặt bằng chung, giữa lãnh vực công cộng đô thị và người nghèo đô thị. Thông thường một cảnh sát giết hoặc đánh người, gây nổ ra biểu tình trong một thành phố trung tâm. Ngay cả khi cuộc biểu tình ban đầu diễn ra ôn hòa, nó thường bị các băng đảng tội phạm cưỡng đoạt, vì đó là cơ hội để bọn chúng cướp bóc. Đây là câu chuyện về các cuộc bạo loạn tại đô thị lớn của Hoa Kỳ giữa đệ nhị Thế chiến và thế kỷ 21. (Hầu hết cái gọi là "các cuộc nổi loạn chủng tộc" ở Hoa Kỳ giữa Nội chiến và Thế chiến thứ hai thì khác ; chúng là những cuộc nổi loạn bạo lực bởi những người da trắng thuộc tầng lớp lao động chống lại các đối thủ cạnh tranh da đen vì công việc và va chạm láng giềng, đôi khi được các tập đoàn công nghiệp đưa lên từ miền Nam như những kẻ tấn công.)

Bắt đầu từ những năm 1960 và 70, với những kẻ khủng bố Weather Underground và tiếp tục vào những năm 1990, với những kẻ phá hoại "black bloc", đi khắp thế giới để đập vỡ cửa sổ văn phòng và cửa sổ khách sạn tại các cuộc họp tài chính toàn cầu, đã từng có một lối sống bạo lực trong phe cấp tiến cánh tả ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Phần lớn, các thành viên của các nhóm như Antifa, hóa thân mới nhất của phe cánh tả bạo lực, luôn là những đứa trẻ được nuông chiều của những người da trắng ở giai cấp quyền thế nhất. Với độ tuổi hai mươi mà là người nghèo và thuộc tầng lớp lao động, thì không đủ tiền để mua trang phục ninja đen lạ mắt và lêu lỗng, có thời gian bày ra mưu chước trước các cuộc biểu tình. Điều này không có gì mới; như cựu chiến binh thuộc phái tả hồi thập niên 60 nói với tôi, "Bố mẹ bạn phải có rất nhiều tiền, để bạn tham gia vào Mùa hè của tình yêu".

Điểm mới của các cuộc bạo loạn trên toàn quốc vào tuần trước sau cái chết của George Floyd là sự hội tụ của hai dòng chảy riêng biệt trước đó - bạo loạn đô thị có tính truyền thống ở các khu dân cư nghèo được kích hoạt bởi các sự cố liên quan đến cảnh sát, và sự phá hoại có động cơ thúc đẩy về mặt tư tưởng bởi các thanh niên da trắng của giai cấp quyền thế ở các quận trung tâm thành phố. Sự hội tụ này là kết quả của sự thay đổi bộ mặt đô thị ở thành phố trung tâm.

Việc hạn chế công nghiệp hóa của các thành phố và giá bất động sản tăng cao đã buộc hầu hết tầng lớp lao động của tất cả các chủng tộc ra khỏi các thành phố trung tâm, đi vào vùng ngoại ô thu nhập thấp và vùng ngoại thành. Những đứa con của giới thượng lưu thành thị da trắng - một số trong bọn họ có đời sống bị đi xuống, một số trong bọn họ vừa trải qua giai đoạn thực tập sự nghiệp bị trả lương thấp - bọn chúng chiếm các dãy nhà, nơi mà công nhân từng sống và chuyển đổi các nhà máy củ, nhà kho cũ thành nơi đặt bản doanh cho đời sống phóng túng.

Nhóm thanh niên từ 20 đến 30 tuổi này trong nhóm người đô thị mới, sống phóng túng là đơn vị bầu cử cho phe cánh tả cấp tiến mới. Con cái của giai cấp quyền thế quản lý, gia nhập Đảng Xã hội Dân chủ Hoa Kỳ (DSA) và tham gia vào các cuộc thanh lọc và hủy bỏ trên Twitter rồi chuyển đến Brooklyn nhờ tiền trợ cấp từ cha mẹ chúng. Chúng yêu cầu các nhà tỷ phú chè chén lu bù, trả tiền cho chủ nghĩa xã hội (viết thành : Bố mẹ cần tăng trợ cấp cho con).

Việc thay đổi diện mạo đô thị giải thích lý do tại sao có rất nhiều thanh niên da trắng, cả những người biểu tình bình thường và những kẻ phá hoại vô chính phủ, xem giống như là người Mỹ gốc Phi trong các video chúng ta thấy về các cuộc biểu tình và bạo loạn ở các thành phố lớn trên khắp nước Mỹ, so với các hình ảnh về bạo loạn đô thị ở các thế hệ trước. Do giá thuê nhà tăng, những người cánh tả và những người tự do trẻ tuổi da trắng đã thay thế tầng lớp lao động da màu và nghèo khổ, nhiều người trong số họ thuộc cánh bảo thủ xã hội, ở những nơi như Brooklyn và Oakland và Austin. Trong khi sự kiện ban đầu của một cuộc biểu tình có lẻ là cái chết của thành viên trong một nhóm thiểu số bị cảnh sát bắt giữ, những người cánh tả trẻ tuổi giàu có lại quan tâm nhiều hơn đến bạo lực, tượng trưng cho chống lại chủ nghĩa tư bản hoặc gia trưởng hoặc bất cứ điều gì.

Những đứa trẻ thuộc tầng lớp thượng lưu kinh tế, cuối cùng làm hại những người mà bọn chúng làm ra vẻ hô hào vì lợi ích của họ. Giống như những kẻ hippies thuộc tầng lớp trung lưu trở lên của thập niên 1960, những kẻ gọi cảnh sát là "lợn", những kẻ hippy tân thời giàu có ngày nay cũng khinh bỉ cảnh sát, mà nhiều người trong số cảnh sát đã có tuổi nhưng có nhiều khả năng hơn so với những người cực đoan cánh tả xuất thân từ tầng lớp lao động và là người da màu. Những khẩu hiệu của những kẻ thượng lưu cực đoan như "bãi bỏ Cảnh sát và Nhà tù" và so sánh Tuần tra Biên giới với Gestapo, là những lời lăng mạ đối với những người Mỹ của tất cả các chủng tộc, thuộc tầng lớp lao động, được tổ chức thành công đoàn.

Hóa trang thành những người cách mạng như trẻ con trong ngày lễ Halloween, những người thừa kế chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội của giai cấp quyền thế - sống trong các khu phố mà tầng lớp lao động bị đẩy ra bởi thiếu thốn về kinh tế - tham gia phá hoại, cướp bóc và đốt phá các doanh nghiệp địa phương, nhiều người trong số bọn chúng bị kiểm soát bởi những người nhập cư hoặc thành viên của các nhóm thiểu số. Nếu chúng bị bắt, những kẻ may mắn trong số chúng có thể được giải cứu, sau khi gọi điện thoại cho cha mẹ thuộc cánh tự do hay nuông chiều hoặc cánh bảo thủ ôn hòa, những kẻ sống trong các khu phố đắt tiền ở các khu dân cư đô thị và ngoại ô gần như toàn da trắng, và tố cáo phân biệt chủng tộc, phát xít trên trang Facebook của họ.

Sẽ mất nhiều năm với các thành phố trung tâm của Mỹ đã bị thiệt hại bởi các cuộc bạo loạn, cùng với đại dịch và phong tỏa, để phục hồi, nếu có chăng việc phục hồi. Người nghèo và tầng lớp lao động da đen trước tiên đã bị mất công việc công nghiệp ở đô thị bởi những người điều hành công ty trong giai cấp quyền thế da trắng, những người đã đưa họ đến Mexico hoặc Trung Quốc. Sau đó, trong các khu dân cư đô thị cũ của họ, người nghèo và tầng lớp lao động da đen bị thay thế bởi những cô cậu hippy tân thời con nhà thuộc giai cấp quyền thế da trắng. Bây giờ ngay cả sự bất bình của họ như các cuộc biểu tình chống lại sự tàn bạo của cảnh sát cũng bị đánh cắp bởi các "đồng minh tự gán" của họ, bọn đánh cắp này thuộc giai cấp quyền thế da trắng và biến các cuộc biểu tình thành cơ hội cho những nổ lực nói tốt về mình hoặc là phá hoại của giới thượng lưu.

Nhiều ninja nổi loạn trong thành phố lớn ngày nay sẽ nhìn lại tương lai với niềm tự hào về những đêm vênh váo trong những bộ quần áo nai nịt màu đen và phun sơn những chữ "BLM" và "fuck Trump" trên các tòa nhà ở trung tâm thành phố. Một thập kỷ sau kể từ bây giờ, những người thành công nhất sẽ có những công việc được trả lương cao, nhiều người trong số họ ở trong các lĩnh vực tiến bộ về chính trị như các trường đại học và các tổ chức phi chính trị NGO. Những người không may mắn có thể vẫn đang làm việc tại Starbucks - có lẽ tại các cửa hàng có cửa sổ bằng kính mà họ đã từng phun sơn hoặc đập vỡ trước đó.

_ Michael Lind là giáo sư tại Trường Công vụ LBJ và là thành viên tại New America. Cuốn sách mới nhất của ông là Cuộc chiến giai cấp mới: Cứu dân chủ khỏi sự quản lý của giới thượng lưu.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.