Lãnh đạo toàn cầu mất tích.

Bảy mươi lăm năm trước, các nhà lãnh đạo thế giới đã thiết kế nền hòa bình ngay cả khi họ đang chiến đấu trong chiến tranh. Các nhà lãnh đạo ngày nay cần phải làm một cái gì đó tương tự, Daniel Franklin nói.

Ảnh minh họa của The Economist

Báo cáo đặc biệt…..Ngày 18 tháng 6 năm 2020….Theo The Economist

Trần H Sa lược dịch.

Sau cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng vài tuần, Winston Churchill là khách mời tại Nhà Trắng. Tổng thống Franklin Roosevelt rất háo hức để nói với ông ấy rằng ông ta đã nghĩ ra một cái tên mà nó sẽ trở thành một tổ chức an ninh thế giới mới, chuyện kể lại, ông vội vã vào phòng ngủ của Churchill, tìm vị thủ tướng đang trần như nhộng, chỉ khoác một chiếc áo choàng tắm. Đó là điều gây ấn tượng về nguồn gốc của Liên Hiệp Quốc, tính cách của Roosevelt, không phải là cách giao tiếp phá lệ này (bối cảnh đó, một tổng thống Mỹ hiện đại có thể đã tweet ý tưởng của mình), nhưng giữa chiến tranh, các chính khách đã lên kế hoạch cho hòa bình .

Xét về mặt kinh tế, điều này đã dẫn đến sự sáng tạo Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF ), vào năm 1944 tại Bretton Woods ở New Hampshire. Về mặt an ninh, các kế hoạch dành cho Liên Hiệp quốc được triển khai tại Dumbarton Oaks ở Washington, DC, đã đồng ý đề cương được phác thảo bởi Churchill, Roosevelt và Stalin tại Yalta ở Crimea, và hoàn tất tại một hội nghị ở San Francisco sau cái chết của Roosevelt. "Thật là một ngày tuyệt vời trong lịch sử", Tổng thống Harry Truman tuyên bố tại phiên họp kết thúc vào ngày 26 tháng 6 năm 1945, khi điều lệ thành lập được ký kết. Các quốc gia đã gạt sang một bên những khác biệt của họ "trong một sự thống nhất không thể lay chuyển - để tìm cách chấm dứt chiến tranh."

Tình trạng phán khích sớm nhường chỗ cho sự thất vọng khi chiến tranh lạnh xảy ra. Tuy nhiên, như tổng thư ký thứ hai của tổ chức mới, Dag Hammarskjold, nhận xét, Liên hiệp quốc "không được tạo ra để đưa loài người lên thiên đường mà là cứu nhân loại khỏi địa ngục". Trong 75 năm không có chiến tranh thế giới (mặc dù có quá nhiều cuộc chiến nhỏ hơn). Không giống như tiền thân của nó, Hội Quốc Liên, Liên hiệp quốc đã tỏ ra kiên cường. Thành viên của nó đã tăng từ 51 quốc gia lên 193, thông qua việc trao trả độc lập cho các thuộc địa và sự tan rã của đế chế Xô viết. Trọng tâm của nó nằm ở một trật tự thế giới dựa trên các quy tắc, các hoạt động của nó và của các cơ quan chuyên môn của nó trải rộng gần như mọi khía cạnh của cuộc sống.

Tuy nhiên, không có trật tự quốc tế nào kéo dài mãi mãi. Theo thời gian, sự cân bằng quyền lực thay đổi, các hệ thống không thích ứng và sự thối rữa bắt đầu. Hòa bình sau Đại hội Vienna năm 1815 chầm chậm bị xói mòn; sau đó Hiệp ước Versailles năm 1919 sụp đổ nhanh chóng. Sự thay đổi từ một thế lực thống trị này sang một thế lực khác, thường có nghĩa là chiến tranh (sự thay đổi từ Anh sang Mỹ hơn một thế kỷ trước là một ngoại lệ hiếm hoi).

Covid-19 là một thử thách mới. Một khoảng trống tồn tại mà ở đó thế giới thường tìm kiếm sự lãnh đạo của Mỹ. Thay vào đó, điều thấy rõ là Tổng thống Donald Trump đang tự biến mình thành kẻ ngớ ngẩn, đề nghị những cách chữa bệnh kỳ quặc. Ông Trump quan tâm đến việc đổ lỗi cho Trung Quốc về đại dịch, nhiều hơn là tập trung cho một phản ứng quốc tế, động thái nổi bật nhất của ông ấy là ngưng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO ) và đe dọa rời bỏ nó. Vào tháng 3, các bộ trưởng ngoại giao G7 thậm chí không thể đưa ra một tuyên bố chỉ vì Mike Pompeo, ngoại trưởng Mỹ, khăng khăng nói "virus Vũ Hán".

Phản ứng ban đầu của Trung Quốc đối với virus là sự che đậy, nhưng do sự phong tỏa khắc nghiệt của nó, đã khiến Covid-19 được kiểm soát, nó đã chào mời những thành công của mình trên khắp thế giới và cung cấp những bộ đồ nghề bảo vệ cho các nước biết ơn nó. Trong khi đó, người châu Âu, đóng cửa biên giới, bao gồm cả khu vực Schengen được cho là không biên giới ( khu vực Schengen gồm các quốc gia : Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Liechtenstein ). Một Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc bị chia rẽ đã mất tích.

Trật tự thế giới chao đảo. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007- 2009 đã thúc đẩy chủ nghĩa dân túy, và sự cảnh giác của các thể chế quốc tế. Những điều này thường phản ánh thực tế của nhiều thập niên trước, không phải ở ngày nay (năm thành viên thường trực nắm quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an là những cường quốc chiến thắng năm 1945), nhưng họ chống lại cải cách. Các quy tắc vẫn còn, nhưng các cường quốc ngày càng cảm thấy thoải mái khi bỏ qua chúng. Nga đã trơ tráo giật lấy một mảnh của Ukraine. Trung Quốc đã chiếm các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông.

Nước Mỹ từ lâu đã phàn nàn về chi phí trong việc yểm trợ cho hệ thống đa phương, và băn khoăn về "người hùng cô đơn", bị ràng buộc bởi các thế lực kém phát triển hơn. Cùng với Anh, nó xâm chiếm Iraq năm 2003 mà không có sự ủy nhiệm của Hội đồng Bảo An. Tổng thống Barack Obama, ưu tiên "xây dựng quốc gia" tại quê nhà, bắt đầu một cuộc triệt thoái khỏi gánh nặng lãnh đạo toàn cầu. Nhưng quốc gia là kiến ​​trúc sư chính của hệ thống, hiện nay có một vị tổng thống mà ông ấy dường như lấy làm thích thú khi lấy một quả bóng khổng lồ ném phá vỡ nó.

Ông Trump đã rút khỏi thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và thỏa thuận hạt nhân với Iran. Ông nghi ngờ về cam kết của Mỹ đối với NATO (mặc dù ông đã tăng cường lực lượng của mình ở nhiều nơi tại châu Âu). Ông tiếp tục làm suy yếu Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO ) bằng cách ngăn chặn việc bổ nhiệm các thẩm phán mới vào cơ quan phúc thẩm của nó. Ông đã gọi Liên minh châu Âu là "kẻ thù". Tính cách yêu thích trừng phạt của ông ta gây ra nhiều xích mích hơn nữa, khiến gây nên những lời phàn nàn rằng Mỹ đang lạm dụng "đặc quyền quá đáng" do nắm giữ tiền tệ dự trữ của thế giới và kích hoạt lợi ích riêng (trong các đồng minh và đối thủ) qua việc cắt giảm sự thống trị của đồng đô la.

Tại Liên hiệp quốc , các đồng minh của Mỹ phàn nàn rằng ông Trump "cầu toàn". Điều mới là không rút khỏi một hoặc hai cơ quan (ông Trump đã rút khỏi cơ quan giáo dục và văn hóa có trụ sở tại Paris, UNESCO, và Hội đồng Nhân quyền có trụ sở tại Geneva do phàn nàn về thành kiến ​​chống Israel), nhưng thiếu cam kết với hệ thống. Bài hùng biện nước Mỹ trước tiên của ông vang lên ngôn ngữ của Henry Cabot Lodge, một thượng nghị sĩ theo đường hướng cô lập, người đã chiến đấu thành công chống lại việc gia nhập Hội Quốc Liên trong những năm 1920. Đó là một sự tương phản rõ rệt với chủ nghĩa quốc tế của Roosevelt và Truman. "Tương lai không thuộc về những người theo chủ nghĩa toàn cầu", ông Trump nói trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 năm ngoái. "Tương lai thuộc về những người yêu nước". Tất cả điều này có nghĩa là, quá xa vời với việc mong chờ một sinh nhật vui vẻ, Liên hiệp quốc sắp kỷ niệm 75 năm trong tình trạng lo lắng cao độ.

Tổng thư ký của nó, António Guterres, một cựu thủ tướng vui tính của Bồ Đào Nha, chia lịch sử của Liên hiệp quốc thành ba thời kỳ. Đầu tiên là "lưỡng cực", đặc trưng bởi sự đối đầu chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Mặc dù Hội đồng Bảo an phần lớn bị đóng băng, nhưng có một dự đoán nhất định trong việc tác dụng tạo thế cân bằng, và Liên hiệp quốc đủ sáng tạo để mở rộng sang các lĩnh vực như gìn giữ hòa bình, việc mà thậm chí không được đề cập trong điều lệ.

Biểu đồ hiển thị việc tham gia thành viên LHQ của các quốc gia.

Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản là đến thời kỳ đơn cực ngắn ngủi, khi sự thống trị của nước Mỹ hầu như không bị tranh chấp. Hội đồng Bảo an có thể hoạt động như những người sáng lập ra nó dự kiến, khởi động một loạt các nhiệm vụ hòa bình cũng như ủy quyền việc giải phóng Kuwait do người Mỹ lãnh đạo vào năm 1991. George Bush cha đã ca ngợi một trật tự thế giới mới. Liên hiệp quốc phát triển theo nguyên tắc “trách nhiệm bảo vệ” dân chúng chống lại tội ác hàng loạt.

Nhưng, bị sa lầy ở Trung Đông và Afghanistan, nước Mỹ đã trở nên mệt mỏi và hướng nội. Trong thế giới rộng lớn hơn, sự cảnh giác về việc phương Tây áp đặt các giá trị của nó, đặc biệt là bằng vũ lực, đã tăng lên. Một nước Nga theo chính sách trả thù và một Trung Quốc đang tăng vọt ngày càng thách thức quyền tối cao của Mỹ. Hội đồng Bảo an một lần nữa bị mắc kẹt, phản ảnh sự cạnh tranh siêu cường đổi mới. Thời kỳ thứ ba này, như ông Guterres nhìn thấy, vẫn chưa được giải quyết. "Thế giới chưa phải là đa cực, về cơ bản là hỗn loạn", ông nói.

Nước Mỹ, trước tiên

Một mức độ hỗn loạn là không đáng ngạc nhiên, với những thay đổi đầy kịch tính đang bắt đầu phân chia thế giới thành các phạm vi ảnh hưởng cạnh tranh nhau. Về kinh tế. Kể từ năm 2000, tỷ lệ GDP toàn cầu của Trung Quốc theo tỷ giá thị trường đã tăng từ dưới 4% đến gần 16%. Những gã khổng lồ công nghệ của nó, như Alibaba, Tencent và Huawei, đang lan rộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của Trung Quốc ra nước ngoài, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi. Trung Quốc là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, và mặc dù là một người tương đối mới (chỉ mới gia nhập câu lạc bộ vào năm 2001) giờ đây thể hiện nó là người bảo vệ chính của WTO khi bị tấn công từ Mỹ.

Trong tài chính, mặc dù đồng đô la vẫn chiếm ưu thế, đồng nhân dân tệ đã sẵn sàng để giành lấy chỗ đứng. Tại IMF, Trung Quốc vẫn chưa được đại diện đầy đủ, với tỷ lệ đóng góp, chi dùng và tỷ lệ bỏ phiếu chỉ là 6%. Nhưng nó lại là quỹ đang cố gắng hỗ trợ cho nền kinh tế toàn cầu bị tác động mạnh, Trung Quốc sẽ là một vấn đề cốt lõi phải nghĩ đến, dù trong thiết kế xóa nợ (Trung Quốc được cho là đã cho các chính phủ châu Phi và các doanh nghiệp nhà nước vay hơn 140 tỷ đô la từ năm 2000) hay gia tăng tỷ lệ đóng góp, chi dùng.

Những biến động này tràn vào các khía cạnh ngoại giao và an ninh, vốn là trọng tâm của báo cáo đặc biệt này. Có phải Liên Hiệp quốc, và quản trị hợp tác toàn cầu mà nó thể hiện, phải chịu số phận bi đát, là ít liên quan trong một thế giới cạnh tranh siêu cường ? Chắc chắn là quá sớm để từ bỏ Liên Hiệp quốc. Nhưng để giữ được ảnh hưởng và tính cách của nó, trật tự tự do cần khôi phục sự lãnh đạo và những cải cách khó khăn.

Hệ thống đa phương có những điểm mạnh quan trọng. Một là nó rất cần thiết. Những vấn đề lớn nhất bật khóc vì mối hợp tác quốc tế - như đại dịch minh họa mạnh mẽ. Thế giới cần hợp tác về vắc-xin, phục hồi kinh tế và hỗ trợ các quốc gia dễ bị tổn thương nhất. Người đứng đầu Chương trình Lương thực Thế giới, David Beasley, cựu thống đốc Cộng hòa Nam Carolina, đã nói rằng hành động nhanh chóng là cần thiết ngăn chặn nhiều "nạn đói có tầm vóc như Kinh thánh diễn tả". Những nỗ lực phối hợp cũng là cần thiết đối với biến đổi khí hậu, một thách thức khác mà không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết. Nguy cơ phổ biến hạt nhân đang gia tăng.

Một lợi thế thứ hai là Liên hiệp quốc có tính phổ biến. Nó đã phạm những sai lầm đáng xấu hổ. Nó đã thất bại trong việc ngăn chặn nạn diệt chủng ở Rwanda và Srebrenica. Những người gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc bị đổ lỗi vì đã mang dịch tả đến Haiti và lạm dụng tình dục ở nhiều nơi mà họ muốn bảo vệ. Chương trình" thực phẩm dầu ăn" của Liên hiệp quốc với Iraq đã dẫn đến một vụ lừa đảo trị giá 1,8 tỷ đô la. Tuy nhiên, nó đáng tin cậy hơn nhiều chính phủ, theo Edelman Trust Barometer năm 2020. Trên khắp 32 quốc gia được Pew khảo sát năm ngoái, trung bình 61% có ý kiến ​​thuận lợi với Liên hiệp quốc , so với 26% có quan điểm không thuận lợi. Đa số người Mỹ sung túc nghĩ tốt về Liên hiệp quốc, mặc dù có sự chia rẻ đảng phái ngày càng tăng : 67% đảng Dân chủ chấp thuận, nhưng chỉ có 33% đảng Cộng hòa đồng ý.

Trong một cuộc khảo sát khác vào năm ngoái, bởi Hội đồng toàn cầu Chicago, bảy trong số mười người Mỹ nói rằng sẽ tốt nhất nếu Mỹ tham gia tích cực vào các vấn đề thế giới, gần mức kỷ lục cao nhất. Điều đó chỉ ra một ấn tượng sâu sắc cuối cùng là không nên đánh giá thấp: tiềm năng tái tham gia của Mỹ. Mỹ vẫn là một nền kinh tế hùng mạnh hơn với khả năng trong sức mạnh cứng và sức mạnh mềm lớn hơn bất kỳ đối thủ nào. Nó có thể một lần nữa là người đặt tiêu chuẩn cho một trật tự thế giới tự do.

Sẽ là ngây thơ khi mong đợi sự nhiệt tình bất ngờ đối với chủ nghĩa đa phương từ ông Trump - và thậm chí là ông ấy về sau. Sự nghi ngờ của người Mỹ về những vướng mắc với nước ngoài cũng lâu đời như nền cộng hòa. Thất vọng với WTO , NATO và phần còn lại, đã gia tăng trước khi ông Trump chạm vào vấn đề. Sự chia rẽ ở trong nước đã sâu sắc dưới nhiệm kỳ tổng thống của ông làm cho việc lãnh đạo ở nước ngoài trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, chiến thắng cho Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 sẽ là, nếu không chính xác là một người thay đổi cuộc chơi, thì ít nhất cũng là một người khởi động lại cuộc chơi. "Chúng tôi sẽ trở lại", ông Biden đã hứa với Hội nghị An ninh ở Munich hồi năm ngoái.

Liên hiệp quốc muốn sử dụng kỷ niệm lần thứ 75 của mình cho một tư vấn lớn về tương lai của chủ nghĩa đa phương. Covid-19 đã đánh cắp ý tưởng của chương trình nghị sự toàn cầu. Nhưng nó cũng tạo ra một cơ hội. Thay vì phá hủy hệ thống, cuộc biến động Covid-19 có thể thúc đẩy các nước tăng cường hệ thống Liên hiệp quốc. Điều đó sẽ đòi hỏi lập kế hoạch cho tương lai, trong khi giải quyết khủng hoảng của hiện tại. Các nhà lãnh đạo ngày nay cần phải mô phỏng những gì mà những vị tiền nhiệm của họ đã đạt được một cách hết sức tuyệt vời vào năm 1945.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.