Nghệ thuật chiến tranh của Trung Quốc tại Sri Lanka

Những nỗ lực khuếch đại của Trung Quốc nhằm củng cố quan hệ với Sri Lanka đã làm thay đổi trật tự toàn cầu, và khiến Hoa Kỳ cố gắng nắm lấy những thứ vặt vãnh để duy trì uy tín toàn cầu và mối quan hệ với quốc đảo này.

Hình: Reuters

Patrick Mendis và Dominique Reichenbach , Ngày 21 tháng 6 năm 2020… Theo National Interest

Trần H Sa lược dịch.

Sri Lanka đã nhận được một đợt khẩu trang và thiết bị y tế khác do Trung Quốc sản xuất để chống lại coronavirus vào giữa tháng 6, đó là một bằng chứng nữa cho thấy, Sri Lanka là mục tiêu quan trọng trong chính sách đối ngoại và "ngoại giao tặng phẫm" của Bắc Kinh.

Trung Quốc tiếp tục mở rộng chính sách Ấn Độ-Thái Bình Dương của nó và thúc đẩy Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI), đỉnh cao là khởi động "Con đường Tơ lụa Y Tế", đã gây nên sự trương phình trong căng thẳng Mỹ-Trung. Sri Lanka, được Đại sứ Hoa Kỳ, Alice Wells ám chỉ như là một mãnh bất động sản quan trọng, do vị trí chiến lược của nó ở Ấn Độ Dương dọc theo các tuyến vận tải biển quan trọng, từng là một điểm nổi bật cho những căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh mới, vào những tháng gần đây.

Những nỗ lực khuếch đại của Trung Quốc thúc đẩy quan hệ với Sri Lanka đã làm thay đổi trật tự toàn cầu, và khiến Hoa Kỳ cố gắng nắm lấy những thứ vặt vãnh để duy trì uy tín toàn cầu và mối quan hệ với quốc đảo này.

Căng thẳng leo thang và "trò chơi chính trị yêu ghét".

Trước năm 2019, chính quyền Sri Lanka hậu thuẩn Washington và ủng hộ các thỏa thuận chính trị nổi bật với Hoa Kỳ. Chẳng hạn, năm 2017, chính quyền thân Mỹ Sirisena-Wickremeinghe đã vui vẻ gia hạn "Thỏa thuận mua lại và phục vụ chéo" (ACSA) với Hoa Kỳ thêm mười năm nữa. ACSA cho phép chuyển và trao đổi các nguồn cung ứng cung cấp hậu cần, hỗ trợ và các dịch vụ tiếp nhiên liệu có lợi cho các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, chỉ hai năm sau đó, chính quyền thân Bắc Kinh của Gototti Rajapaksa đã từ chối hợp tác với các sáng kiến ​​của Hoa Kỳ, là một ví dụ điển hình cho thấy Sri Lanka hiện đang tích cực chọn quan hệ đối tác với Trung Quốc thay vì Hoa Kỳ. Gần đây, Hoa Kỳ đã không gia hạn "Thỏa thuận Tình trạng Lực lượng" (SOFA) với Sri Lanka, ngay cả sau khi cam kết hỗ trợ phát triển 480 triệu đô la khi thông qua "Hiệp ước Thử thách Thiên niên kỷ" (MCC). Hoa Kỳ và Sri Lanka đã dành nhiều tháng để tranh luận về hiệp ước MCC, qua đó hứa hẹn các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, giống như các dự án BRI của Trung Quốc ở bên trong biên giới Sri Lanka; tuy nhiên, chính quyền Colombo cuối cùng  đã từ chối  ký kết lời đề nghị MCC được đính kèm các điều kiện đặc biệt, và từ chối gia hạn SOFA.

Các cuộc đàm phán về SOFA đã thúc đẩy một số căng thẳng chính trị và tranh luận giữa các tầng lớp chính trị Sri Lanka, những người đã gọi SOFA là một sự "vi phạm rất nghiêm trọng đối với chủ quyền của đất nước". Trước những căng thẳng này trong tháng 6 năm ngoái, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã hủy chuyến đi đến Sri Lanka trong chuyến công du của ông tới khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Mặc dù Hoa Kỳ tuyên bố việc hủy bỏ xảy ra do "xung đột lịch trình", nhưng nhiều người Sri Lanka suy đoán rằng nó có nhiều liên quan đến tình cảm chống Mỹ đang gia tăng, khi Hoa Kỳ cố gắng thiết lập một căn cứ quân sự mới ở Sri Lanka như một phần của thỏa thuận SOFA, hiện đã thất bại. Nhìn lại, dường như việc hủy bỏ chuyến đi này và tình cảm địa phương đang gia tăng chống lại ảnh hưởng của Mỹ ở Sri Lanka là điềm báo trước cho sự suy giảm trong quan hệ đối tác Mỹ-Sri Lanka, tạo lợi thế cho Trung Quốc .

Đồng tiền làm thế giới quay tròn.

Không có gì lạ khi Sri Lanka thay đổi liên minh, vì coronavirus đã chứng minh rằng Trung Quốc có "sức mạnh chiếc ví" không thể phủ nhận. Sau khi dịch coronavirus bùng phát ở Sri Lanka, chính quyền Colombo đã gửi yêu cầu viện trợ nước ngoài khẩn cấp tới chính phủ Trung Quốc để quản lý các khoản nợ tài chính hiện tại và chống lại virus.

Chỉ vài ngày sau đó, chính phủ Trung Quốc đã đáp trả bằng cách gia hạn mười năm  đối với khoản vay ưu đãi trị giá 500 triệu đô la cho Sri Lanka, nói rõ rằng hai nước đã có một "lịch sử lâu dài về tình bạn" và rằng chính phủ Trung Quốc cam kết "liên tục cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho chính phủ và người dân Sri Lanka trong khả năng của chúng tôi (Trung Quốc ) cho sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước".

Ngoài khoản vay ưu đãi, Trung Quốc cũng cung cấp một số gói vật tư y tế cho Sri Lanka, gần đây nhất là vào đầu tháng 6, cũng như một báo cáo chi tiết về các biện pháp mà Trung Quốc đã thực hiện để kiểm soát sự lây lan của coronavirus.

Hãy so sánh, nhằm giúp Sri Lanka giảm thiểu cuộc khủng hoảng đại dịch, Hoa Kỳ chỉ cung cấp khoản tài trợ trị giá 5,8 triệu đô la , một phần rất nhỏ trong cam kết 500 triệu đô la của Trung Quốc. Bên cạnh chính sách ngoại giao tặng phẫm quá mức của Trung Quốc, có vẻ như hầu như không có lợi cho Sri Lanka khi chọn làm đối tác với Hoa Kỳ thay thế Trung Quốc, cho thấy Bắc Kinh đang thành công trong việc thay đổi trật tự thế giới.

Quan hệ đối tác mới.

Sri Lanka trở nên nổi tiếng vì đã là minh chứng cho sự nguy hiểm của BRI và xu hướng "ngoại giao bẫy nợ" của nó, khi họ dâng nộp cảng Hambantota và mười lăm ngàn mẫu Anh cho Trung Quốc trong vòng chín mươi chín năm vào 2017, giúp Trung Quốc có chỗ đứng chiến lược dọc theo các tuyến vận tải thương mại quan trọng. .

Bất chấp "bẫy nợ" này, mối quan hệ đối tác BRI của Sri Lanka với Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển khỏe mạnh. Ngày trước, Sri Lanka và Trung Quốc đã thành lập "Cơ chế tham vấn chung của các đảng chính trị về Vành đai và Con đường Trung Quốc-Sri Lanka", cuộc họp lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 11 tháng 6 năm 2020.

Cuộc họp xác nhận rằng "Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sẵn sàng hợp tác với các đảng chính trị của Sri Lanka để thúc đẩy hợp tác song phương", và hứa "trao đổi với nhau về quản trị", nhằm mở rộng hợp tác và phát triển kinh tế BRI. Tại cuộc họp, các nhà lãnh đạo chính trị Sri Lanka đã nhấn mạnh đến những "cảm xúc sâu sắc" của họ và lòng biết ơn đối với Trung Quốc vì sự hỗ trợ phòng chống dịch bệnh có giá trị, và các sáng kiến ​​phát triển kinh tế.

Trong bối cảnh coronavirus, rõ ràng Trung Quốc đã duy trì một chương trình nghị sự ganh đua lãnh đạo quốc tế, để gây bất lợi cho cả danh tiếng toàn cầu của Hoa Kỳ lẫn quan hệ Mỹ-Trung. Ghi nhớ câu nói của Tôn Tử , "Nếu kẻ thù có liên minh, vấn đề là nghiêm trọng và vị thế của kẻ thù rất mạnh; Nếu kẻ thù không có liên minh, vấn đề không đáng kể và vị thế của kẻ thù yếu kém", có vẻ như Trung Quốc đã làm suy yếu các liên minh chiến lược của Hoa Kỳ trên khắp khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Sri Lanka.

_ Patrick Mendis, nhà cựu ngoại giao Mỹ và là giáo sư quân sự, là thành viên Đài Loan trong Bộ Ngoại giao của Trung Hoa Dân Quốc và là giáo sư thỉnh giảng nổi tiếng về các vấn đề toàn cầu tại Đại học Quốc gia Chengchi (NCCU), cũng là một thành viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu An ninh Đài Loan tại Đài Bắc.

_ Dominique Reichenbach, một học giả của American David Boren, từng là thực tập sinh nghiên cứu và trợ lý giảng dạy tại NCCU.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.