Nổ lực giành quyền bá chủ của Trung Quốc bị phản kháng.

Thất bại ngoại giao ở Ấn Độ-Thái Bình Dương

Các nhà hoạt động đốt cờ Trung Quốc và trưng bày những tấm bảng chống Trung Quốc trong cuộc biểu tình tại công viên ở Manila vào ngày 18 tháng 6 năm 2019, sau khi một tàu Trung Quốc va chạm đánh chìm một tàu cá Philippines, ở Biển Đông đang tranh chấp. Hành vi như vậy của Trung Quốc đã làm tăng sự phản kháng.. (Photo by TED ALJIBE / AFP)

SCOTT FOSTER….NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2020…Theo Asia Times

Trần H Sa lược dịch.

Đúng là một cuộc cạnh tranh siêu cường kỳ lạ : Trung Quốc và Hoa Kỳ cạnh tranh để xem điều gì có thể làm xa lánh nhiều đối tác và đồng minh tiềm năng của họ. Tại Ấn Độ-Thái Bình Dương, những phát triển kinh tế và ngoại giao gần đây cho thấy Trung Quốc đang bắt đầu "chiến thắng" cuộc thi này.

Vào ngày 4 tháng 6, Ấn Độ và Úc đã công bố một "Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện", một "Tầm nhìn chung về hợp tác hàng hải ở Ấn Độ-Thái Bình Dương" và một "Hiệp định Hỗ trợ hậu cần lẫn nhau" để tăng khả năng tương tác quân sự. Họ không cần phải giải thích tại sao.

Điều này làm tăng khả năng Úc tham gia các cuộc tập trận hải quân Malabar hàng năm mà trong sáu năm qua đã được Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản tổ chức. Úc tham gia lần cuối vào năm 2007.

Nếu Úc tái gia nhập, điều đó sẽ bổ sung một khía cạnh quân sự cho "Đối thoại An ninh Tứ giác" do Thủ tướng Nhật Bản Abe khởi xướng năm 2007 - ngay cả khi các nhà ngoại giao Úc tiếp tục duy trì rằng "Quad" chỉ đơn giản là một cơ chế tham vấn.

Đầu năm nay, cao ủy sắp mãn nhiệm của Úc, Harinder Sidhu tới Ấn Độ, nói rằng nếu có lời mời tham gia các cuộc tập trận Malabar, thì "Úc sẽ vui vẻ tham gia".

Tầm nhìn chung của Ấn Độ và Úc bao gồm tuyên bố: "Ấn Độ và Úc có mối quan tâm lâu dài đến một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do, cởi mở, bao quát và dựa trên quy tắc. Họ có mối quan tâm chung trong việc bảo đảm tự do hàng hải và hàng không trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, và duy trì các tuyến đường biển cởi mở, an toàn và hiệu quả cho vận chuyển và thông tin liên lạc".

Chỉ riêng điều đó là một sự quở trách đối với Trung Quốc.

Hai ngày trước đó, vào ngày 2 tháng 6, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã đình chỉ việc bãi bỏ Thỏa thuận Lực lượng Tham quan Philippines-Hoa Kỳ (VFA), cho phép và quản lý sự hiện diện của quân nhân Hoa Kỳ tại Philippines,

Một lần nữa bực mình bởi đạo đức ngoại giao cơ trên của Mỹ, Duterte đã thông báo cho Đại sứ quán Hoa Kỳ rằng VFA sẽ bị chấm dứt vào ngày 9 tháng 8. Nhưng bây giờ ngày chấm dứt đã được đẩy ra xa sáu tháng, với khả năng gia hạn thêm sáu tháng nữa, và việc hủy bỏ đối với lệnh bãi bỏ ngày càng có khả năng hiện thực.

Trung Quốc đã hứa rất nhiều với Philippines nhưng thực hiện lời hứa chủ yếu là lấn chiếm lãnh hải của Phi và các thành viên khác của ASEAN. Thậm chí Duterte, một con người từng tức giận với Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ, giờ sự tức giận cũng đã no đủ.

Hồi tháng 4, Philippines đứng về phía Việt Nam sau khi một tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc đâm vào tàu cá của Việt Nam ở Biển Đông. Một năm trước, vào tháng 6 năm 2019, một tàu cá của Việt Nam đã cứu được 22 ngư dân Philippines bị rơi xuống biển khi một tàu Trung Quốc đâm vào và đánh chìm tàu ​​của họ.

Philippines và Việt Nam hiện có sự hiểu biết lẫn nhau về mối đe dọa mà họ phải đối mặt ở Biển Đông.

Sau sự cố năm nay, chính phủ Việt Nam đã tuyên bố trong một công hàm ngoại giao chính thức với Liên Hiệp Quốc rằng, "Việt Nam coi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) là cơ sở pháp lý duy nhất quy định phạm vi quyền vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc một cách toàn diện và tuyệt đối. Việt Nam phản đối các yêu sách ở Biển Đông vượt ra ngoài các ranh giới được quy định trong UNCLOS, bao gồm các yêu sách liên quan đến các quyền lịch sử. Những yêu sách này không có giá trị pháp lý".

Mặt trận kinh tế.

Mọi thứ cũng không suôn sẻ cho Trung Quốc trên mặt trận kinh tế. Vào ngày 8 tháng 6, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam, mà sẽ có hiệu lực sau khi phê chuẩn chính thức, rất có thể trong vòng hai đến ba tháng tới.

Hiệp định này khiến 71% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU và 65% hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam được miễn thuế. Nó loại bỏ hầu hết các mức thuế còn lại của Việt Nam trong 10 năm và hầu hết các mức thuế còn lại của EU trong bảy năm.

Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á thứ hai ký hiệp định thương mại với EU. Hiệp định bảo vệ thương mại và bảo vệ đầu tư tự do EU-Singapore có hiệu lực từ tháng 11 năm ngoái. Việt Nam cũng đang thực hiện một thỏa thuận song phương với Vương quốc Anh.

Vào ngày 9 tháng 6, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Vương quốc Anh, Elizabeth Truss, và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, Toshimitsu Motegi, bắt đầu đàm phán một hiệp định thương mại tự do song phương nhằm xây dựng và thay thế sự tham gia của Anh trong Hiệp định Đối tác Kinh tế EU-Nhật Bản sau Brexit.

Vương quốc Anh cũng muốn tham gia "Thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương toàn diện và tiến bộ", một ý định được Nhật Bản cổ vũ. Còn được gọi là TPP-11, CPTPP là sự kế thừa của Hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bị Tổng thống Mỹ Donald Trump bỏ rơi.

Các bên ký kết CPTPP hiện tại là Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Thái Lan, Indonesia, Columbia, Hàn Quốc và Đài Loan là những ứng cử viên tiềm năng khác để trở thành thành viên.

Và cuối cùng, trước sự phản đối ngày càng tăng của Đảng Bảo thủ đối với Huawei, chính phủ Anh của ông Vladimir Johnson được cho là đang nói chuyện với Tập đoàn NEC và đang xem xét Samsung Electronics trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế thiết bị viễn thông 5G. Các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc đã hợp tác để phát triển các giải pháp có thể xuất khẩu 5G trong năm qua. Đây sẽ là cơ hội lớn đầu tiên của họ.

Không rõ liệu Hoa Kỳ sẽ đảo ngược quan điểm của mình và tham gia CPTPP dưới một tổng thống mới hay không. Đối mặt với tình trạng thất nghiệp cao và sự mất cân bằng kinh tế nghiêm trọng khác bởi Covid-19, các chính trị gia Mỹ có thể không có ý chí cũng không có khả năng quay trở lại học thuyết tự do thương mại.

Nhưng CPTPP đã đi đầu trong vấn đề này, với sự hỗ trợ từ Châu Âu. Và quân đội Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ cho một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do, cởi mở, dựa trên luật lệ và dân chủ rộng rãi. Trung Quốc có thể làm gì với điều này?

_ Scott Foster là một nhà phân tích của Lightstream Research, Tokyo.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.