Thế giới chờ đợi ngày diệt vong.

Không có gì ngạc nhiên khi công chúng Mỹ và các quan chức được bầu của họ đã và đang tập trung năng lượng của họ vào các thách thức trong nước. Vấn đề là có nhiều chuyện đang xảy ra trên thế giới kêu gọi sự chú ý của người Mỹ và không nhận được câu trả lời.

Tổng thống Mỹ Donald Trump

RICHARD N. HAASS…Ngày 15 tháng 6 năm 2020….Theo Project Syndicate

Trân H Sa lược dịch.

NEW YORK - Hoa Kỳ đồng thời phải tự đương đầu với nhiều thử thách khó khăn. Đó là đại dịch COVID-19, mà đã cướp đi gần 120.000 sinh mạng và cho thấy có rất ít dấu hiệu giảm bớt ở những vùng rộng lớn của đất nước. Tác động kinh tế bị tổn hại, với khoảng 40 triệu người hiện đang mất việc và Cục Dự trữ Liên bang dự đoán rằng nhiều người trong số họ sẽ vẫn thất nghiệp trong một thời gian dài .

Đứng trên mọi vấn đề này là sự bùng nổ của các cuộc biểu tình liền ngay sau cái chết của George Floyd, một người đàn ông Mỹ gốc Phi 46 tuổi, dưới tay - chính xác hơn là dưới đầu gối - của một cảnh sát viên ở thành phố Minneapolis. Các cuộc biểu tình mở rộng cả nước, nhấn mạnh câu chuyện không chỉ là vấn đề vốn tồn tại từ lâu của nạn phân biệt chủng tộc ngấm ngầm ở Mỹ, mà còn là về hành vi của cảnh sát, với tất cả quá thường xuyên bạo lực, và nằm ngoài luật pháp mà những người mặc đồng phục đã tuyên thệ.

Không có gì ngạc nhiên khi công chúng Mỹ và các quan chức được bầu của họ đã tập trung năng lượng của họ vào những thách thức trong nước này. Vấn đề là có nhiều chuyện đang xảy ra trên thế giới kêu gọi sự chú ý của người Mỹ và không nhận được câu trả lời.

Tệ hơn nữa, những gì mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chú ý - đang được đưa ra trên thế giới - chủ yếu là sai ở bản chất : đe dọa rút gần một phần ba lực lượng vũ trang Mỹ đồn trú tại Đức, và rút tất cả ở Afghanistan, tuyên bố rút Mỹ ra khỏi Tổ chức Y tế Thế giới, và rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Cởi Mở. Kết quả là sự lo ngại ngày càng tăng giữa các đồng minh của Mỹ về độ tin cậy của nó - và tính dễ bị tổn thương hoàn toàn có khả năng gia tăng trước chủ nghĩa phiêu lưu của các đối thủ và kẻ thù của Mỹ.

Trong khi đó, một số vấn đề trên khắp thế giới đang ngày càng tồi tệ nhanh chóng. Tháng trước, cơ quan lập pháp của Trung Quốc đã tán thành ngay một luật an ninh cho Hồng Kông, qua đó nói lên sự kết thúc thỏa thuận "một quốc gia, hai hệ thống", mà Trung Quốc chấp nhận khi giành lại chủ quyền vào năm 1997. Một cuộc đàn áp khốc liệt đối với thuộc địa cũ của Anh dường như chỉ là vấn đề thời gian. Trung Quốc cũng đã hành động hung hăng dọc theo biên giới tranh chấp với Ấn Độ và sử dụng những lời lẽ hùng biện gay gắt hơn về Đài Loan.

Hơn nữa, Bắc Triều Tiên vừa tuyên bố sẽ cắt bỏ mọi đường dây thông tin liên lạc - bao gồm cả đường dây nóng quân sự - với Hàn Quốc, đặt ra những câu hỏi mới về sự ổn định dọc biên giới được vũ trang mạnh nhất thế giới. Theo sau động thái này, Bắc Triều Tiên tuyên bố bác bỏ ngoại giao với Hoa Kỳ, và thay vào đó thề sẽ gia tăng kho vũ khí hạt nhân. Điểm mấu chốt là Bắc Triều Tiên tự hào có nhiều tên lửa đạn đạo (và được cải tiến) và nhiều vũ khí hạt nhân hơn so với trước hội nghị thượng đỉnh giữa Trump và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un.

Iran một lần nữa lại trở thành mối quan tâm hạt nhân. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế vừa báo cáo rằng Iran đã từ chối hợp tác với các thanh sát viên thăm dò các báo cáo về vật liệu hạt nhân không được rõ ràng.

Trong khi đó, kho dự trữ uranium làm giàu của Iran, vốn vẫn ở mức độ tinh khiết thấp hơn nhiều so với những gì cần thiết cho vũ khí, đã gia tăng 50% trong vài tháng qua. Nước này hiện nắm giữ khoảng gấp bảy lần con số được cho phép theo hiệp định hạt nhân năm 2015, mà họ đã ký với năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Đức và Liên minh Châu Âu. Điều này có nghĩa là thế giới sẽ có ít thời gian hơn để phản ứng, khi phát hiện ra Iran đang chạy đua để hoàn thành một kho vũ khí hạt nhân nhỏ và thể hiện vị thế mới của mình như là một việc đã rồi .

Tại những nơi khác ở Trung Đông, có nhiều khả năng là Israel, với sự khuyến khích và hỗ trợ của Mỹ, sẽ sáp nhập những phần của Bờ Tây. Làm như vậy có thể chấm dứt bất cứ hy vọng mong manh nào đối với một nhà nước Palestine vẫn đang còn tồn tại. Sự sáp nhập cũng có thể làm suy yếu sự ổn định ở Jordan và hiệp ước hòa bình Israel-Jordan. Và nó có thể gây nguy hiểm cho tương lai của Israel với tư cách là một quốc gia dân chủ và của người Do Thái; Israel có thể có cái này hoặc cái kia, nhưng không phải cả hai, nếu nó tiến hành sáp nhập.

Xung đột tăng cao không phải là rủi ro duy nhất mà thế giới đang phải đối mặt. Brazil đã nổi lên như một trở ngại lớn trong việc chống lại biến đổi khí hậu, điều này có thể trở thành thách thức mang tầm quốc tế rõ ràng trong thế kỷ này. Dưới thời Tổng thống Jair Bolsonaro, việc phá hủy rừng nhiệt đới Amazon đang tăng tốc . Điều này quan trọng bởi vì rừng nhiệt đới hấp thụ một lượng đáng kể carbon dioxide của thế giới, và ảnh hưởng đến các kiểu thời tiết của toàn cầu; khi rừng bị đốn bỏ hoặc bị đốt, tốc độ biến đổi khí hậu sẽ tăng lên, gây hại cho hành tinh và tất cả sự sống trên đó.

Sự vô trách nhiệm của Brazil ở một mức độ nào đó là sản phẩm phụ của tình trạng hỗn loạn trong nước, do sự bùng nổ nhanh chóng của COVID-19 và chính trị dân túy. Than ôi, nó không phải là duy nhất. Đại dịch cũng đang hoành hành ở Mexico, Iran, Ai Cập, Nga và Bangladesh, phản ảnh hệ thống y tế công cộng không đầy đủ, giới lãnh đạo kém cỏi hoặc cả hai.

May mắn thay, không phải tất cả tin tức đều xấu. Có lẽ sự phát triển hứa hẹn nhất là ở châu Âu, nơi mà Ủy ban châu Âu và Ngân hàng trung ương châu Âu, với sự hậu thuẫn của Pháp và Đức, đang thực hiện các bước để giúp đở các quốc gia bị tàn phá bởi đại dịch, khắc phục căn nguyên khủng hoảng kinh tế và phục hồi. Đó là một dấu hiệu đáng hoan nghênh, rằng sau sự kiện Brexit, Liên minh châu Âu đang cho thấy sự liên quan và quyết tâm đổi mới để tạo ra sự khác biệt.

Nhưng sự phát triển tích cực này là ngoại lệ làm sáng tỏ quy tắc. Tương phản với bối cảnh các mối quan hệ xấu đi giữa Mỹ và cả Trung Quốc lẫn Nga, một loạt các thách thức khu vực và toàn cầu đang gia tăng. Mỹ ít có khả năng và ý chí giải quyết chúng, các đối tác và đồng minh của Mỹ thiếu sức mạnh để tự mình làm điều đó, và Trung Quốc đang đưa ra một mô hình và một chương trình nghị sự mà ít ai thấy hấp dẫn. Người ta chỉ có thể hy vọng Hoa Kỳ đi đến kết cục vấn đề của chính bản thân mình càng sớm càng tốt. Lịch sử không có nút "tạm dừng".

_ Richard N. Haass, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, trước đây từng là Giám đốc hoạch định chính sách cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2001-2003), và là đặc phái viên của Tổng thống George W. Bush tại Bắc Ireland và Điều phối viên cho Tương lai Afghanistan . Ông là tác giả của The World: A Brief Introduction.


.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.