Đảng Cộng sản Trung Quốc là một thảm họa môi trường.

Tham vọng chính trị làm cho khí thải của Trung Quốc không thể tránh khỏi tăng trưởng, ngay cả khi nền kinh tế loạng choạng.

Mặt trời mọc ở Bắc Kinh, vào một ngày bị ô nhiễm, ngày 18 tháng 1. NICOLAS ASFOURI/AFP QUA GETTY IMAGES

RICHARD SMITH | NGÀY 27, 2020…..

Trần H Sa lược dịch.

Khi Trung Quốc đấu tranh để phục hồi kinh tế từ tác động của đại dịch, nó được bố trí để đánh một đòn vào những nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại biến đổi khí hậu. Đảng này thường hy sinh các quy định về môi trường ngay khi các mục tiêu GDP và tăng trưởng kinh tế bị đe dọa, do đó có một nghịch lý, suy giảm công nghiệp hoặc suy giảm thương mại tạo ra ô nhiễm tăng vọt. Nhưng ngay cả trong những thời kỳ bình thường, sự phát thải carbon dioxide (CO2) tăng vọt của Trung Quốc, phần lớn là mối đe dọa thảm khốc cho tất cả cuộc sống trên trái đất bởi gây ra biến đổi khí hậu.

Trong khi thường được báo cáo rằng mức độ CO2 của Trung Quốc dẫn đầu thế giới, có vài đánh giá đúng về quy mô: chúng được so sánh với các nguồn phát khí thải lớn khác không cân xứng như thế nào; tốc độ tăng trưởng của chúng; và sự không thể kềm chế chúng chừng nào đảng cọng sản Trung quốc vẫn còn nắm quyền lực.

Vào năm 1990, khí thải CO2 của Trung Quốc chỉ là một nửa của Hoa Kỳ. Trong 15 năm kế tiếp, chúng tăng gấp đôi, vượt qua Hoa Kỳ. Sau đó chỉ trong 12 năm, từ 2005 đến 2017, lượng khí thải của Trung Quốc gần gấp đôi một lần nữa, tăng đến mức gấp hai lần của Hoa Kỳ (13.110 triệu tấn CO2 tương đương, hoặc 13.110 triệu đơn vị mtCO2e, so với 6.457 triệu tấn đơn vị mtCO2e của Hoa Kỳ ) - mặc dù GDP của Trung Quốc chỉ lớn bằng 63 phần trăm GDP của Mỹ vào năm 2017.

Trung Quốc thường biện hộ rằng trong khi lượng khí thải của nó có thể dẫn đầu thế giới, lượng khí thải trên bình quân đầu người của nó là một phần nhỏ so với bình quân đầu người của Hoa Kỳ, và rằng so với khí thải trong lịch sử Mỹ thì khí thải của Trung Quốc nhỏ xíu. Tuy nhiên, sau ba thập kỷ tăng trưởng chóng mặt, Trung Quốc đã nhanh chóng bắt kịp. Lượng khí thải CO2 trên bình quân đầu người của quốc gia này vượt qua lượng khí thải CO2 trên bình quân đầu người của EU sáu năm trước đây, và hiện nay chỉ dưới một nửa của Hoa Kỳ (7,45 mtCO2e so với 15,56 mtCO2e vào năm 2018). Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ là 15 phần trăm so với GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ vào năm 2018 ($9.627 so với $62.904).

Tương tự như vậy, lượng khí thải tích lũy của Trung Quốc từ năm 1965 đến 2018, hiện hơn hai phần ba số lượng khí thải tích lũy của Hoa Kỳ, và theo một đánh giá trong Forbes, dựa trên các xu hướng hiện nay "trong vòng chưa đầy 20 năm, Trung Quốc sẽ phải gánh chịu trách nhiệm lớn nhất về khí thải carbon dioxide." Bầu không khí không quan tâm đến lượng khí thải bình quân đầu người - chỉ tính vào tổng nồng độ CO2 trong khí quyển.

Và không giống như những nơi khác trong thế giới phát triển, số lượng khí thải của Trung Quốc có xu hướng tăng lên, không giảm xuống. Khí thải từ Hoa Kỳ đã giảm từ đỉnh điểm vào năm 2007, và các quốc gia EU - gọi chung là nơi phát khí thải lớn thứ ba thế giới - đã có xu hướng giảm xuống trong ba thập kỷ qua. Đúng vậy, những quốc gia đó đã cắt giảm từ lâu, đủ để đảo ngược sự nóng lên toàn cầu. Chúng thậm chí không đủ bằng con số cam kết của Hoa Kỳ và EU trong Hiệp định Paris 2015 về biến đổi khí hậu. Nhưng ít nhất chúng đang suy giảm.

Ngược lại, lượng khí thải carbon của Trung Quốc đã không ngừng gia tăng, gấp bốn lần giữa năm 1990 và 2017. Là nước có lượng khí thải lớn nhất thế giới, Trung quốc chiếm 30 phần trăm tổng lượng khí thải toàn cầu, với 15 phần trăm cho Hoa Kỳ, 9 phần trăm cho EU-28 (28 thành viên trong EU ) , 7 phần trăm cho Ấn Độ, 5 phần trăm cho Nga, và 4 phần trăm cho Nhật bản, Trung Quốc là quốc gia hàng đầu tạo nên sự nóng lên toàn cầu.

Nước này cho thấy một nghịch lý trong khủng hoảng khí hậu. Trung Quốc là nhà sản xuất các tấm quang điện và tua bin gió lớn nhất; nó dẫn đầu thế giới về công suất đã được xử dụng cho cả hai thứ đó, chiếm khoảng 30 phần trăm trên tổng số toàn cầu vào năm 2018. Nó đã đầu tư tiền bạc vào năng lượng tái tạo và xe chạy bằng điện, nhiều hơn phần còn lại của thế giới kết hợp. Hơn nữa, chủ tịch Tập cận Bình đã tuyên bố khát vọng của y là lãnh đạo cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu. Tháng 6 năm 2017, khi Tổng thống Donald Trump thông báo rằng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Hiệp định Paris, Tập gọi Hiệp định là một "thành tích giành được một cách khó khăn" rằng "tất cả các nước đã ký phải gắn bó." "Ra khỏi Hiệp ước này sẽ gây nguy hiểm cho các thế hệ tương lai," ông nói.

Tuy nhiên đó lại là chính xác những gì Tập đã làm. Khi nền kinh tế Trung Quốc hồi phục từ coronavirus, ô nhiễm công nghiệp đã tăng theo. "Là nơi phát khí thải carbon dioxide lớn nhất thế giới và khi nền kinh tế quan trọng nhất mở cửa trở lại sau khủng hoảng, mọi con mắt đổ dồn về phía Trung Quốc", ông Lauri Myllyvirta, lãnh đạo Trung tâm phân tích nghiên cứu về năng lượng và không khí sạch (CREA), phát biểu. "Thật là cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách nhắm đến ưu tiên năng lượng sạch và giảm phụ thuộc kinh tế của đất nước dựa nhờ vào các ngành công nghiệp gây ô nhiễm nặng, các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều năng lượng. Nhưng, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc không làm những điều như vậy. "

Thay vì ưu tiên năng lượng sạch, chính phủ Tập cắt giảm tài trợ cho năng lượng gió và năng lượng mặt trời, trong khi gia tăng chi tiêu cho các nhà máy điện mới chạy bằng than. Đó là một kết quả không thể tránh khỏi, không chỉ của khủng hoảng kinh tế sau đại dịch, mà nói chung còn do nền kinh tế Trung Quốc đã chậm lại trong vài năm vừa qua. Cho đến nay, đối với tất cả các đầu tư của Trung Quốc trong việc tái tạo, năng lượng mặt trời và gió chỉ sản xuất mới 8 phần trăm trong ngành phát điện của đất nước vào năm 2018 (so với 9 phần trăm tại Hoa Kỳ với đầu tư ít hơn ba lần) trong khi than chiếm 70 phần trăm. Trong kịch bản lạc quan nhất của chính phủ Trung Quốc, than đá và các loại nhiên liệu hóa thạch khác sẽ vẫn cung cấp ít nhất hai phần ba số điện của Trung Quốc cho đến cuối năm 2050, với thời gian đó nó sẽ là quá muộn cho sự bất ổn.

Tương tự như vậy, thay vì giảm phụ thuộc vào các ngành công nghiệp đòi hòi nhiều năng lượn gây ô nhiễm nặng, chính phủ của Tập lại đổ đầu tư vào các ngành công nghiệp không cần thiết lắm và cơ sở hạ tầng - quá nhiều thép, nhôm, tấm thủy tinh, xe hơi, và hàng chục các mặt hàng khác đã được cung cấp quá mức, tàu lửa tốc độ cao không cần thiết lắm vốn chạy với gần như trống hơn, xây dựng hệ thống tàu điện ngầm quá vô ích trong các thị trấn nhỏ, nhiều sân bay trống trơn, nhiều "thành phố ma" trống rỗng, ngay cả khi được thiết lập để cắt giảm dân số, nhiều dự án "liên kết hạ tầng cơ sở" khổng lồ kiêu căng tự phụ, chỉ để mang lại vinh quang cho Đảng và các quan chức địa phương, chẳng hạn như kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới (được hoàn thành vào năm 2016 nhưng vẫn không sử dụng vì Trung quốc không có các nhà khoa học đủ trình độ chuyên môn để điều khiển nó ), những con đập lớn nhất nhì thế giới, nhiều nhà chọc trời nhất, những cây cầu dài nhất, những chiếc tàu lửa nhanh nhất, những chiếc tàu lửa chạy bằng từ tính, v…v….

Sự cai trị quan liêu của Trung Quốc được định hướng bởi ba mệnh lệnh, đó là ít nhất phải mạnh mẽ, nếu không mạnh mẽ hơn, thì định hướng siêu tăng trưởng tương tự tối đa hóa lợi nhuận theo chủ nghĩa tư bản. Thứ nhất, phải tối đa hóa tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá tự cung tự cấp. Là một giai cấp thống trị nhà nước dựa trên cộng sản dân tộc trong một thế giới được thống trị bởi các quốc gia tư bản tiên tiến hơn và mạnh mẽ hơn, Mao và những người thừa kế của ông nhận biết, giống như Liên Xô, rằng họ phải "bắt kịp và qua mặt Hoa Kỳ": xây dựng nền kinh tế siêu cường công nghệ cao tương đối tự cunh tự cấp, tránh khỏi sự nắm quyền kiểm soát của phương Tây bằng cách ngăn chặn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực chủ chốt của nhà nước như năng lượng, đường ray, viễn thông, v…v…bảo vệ các ngành công nghiệp của nhà nước chống lại những cạnh tranh của nước ngoài. Sự thất bại của Liên Xô trong cuộc chạy đua kinh tế và vũ khí với Hoa Kỳ, đã làm cho Đảng Cộng sản Liên Xô bị hủy diệt. Kế vị của Mao là nhà lãnh đạo, Đặng Tiểu Bình và những người sau này, đáng chú ý là Tập Cận Bình, đã xác định để tránh lỗi đó. Mối quan tâm về môi trường đứng thứ hai rất xa, đằng sau nỗi sợ hãi kinh tế gây ra sự sụp đổ.

Thứ hai, phải tối đa hóa việc làm. Trong nền kinh tế tư bản, người xử dụng lao động không có nghĩa vụ với những người thất nghiệp. Nếu công nhân bị sa thải, nó không phải là vấn đề của nhà tư bản. Nó không phải là vấn đề ngay cả với chính phủ - ngoại trừ trong suy thoái nặng như Đại khủng hoảng, khi có thể phải đối mặt với tình trạng bất ổn hoặc thậm chí là nổi dậy.

Nhưng vì đảng cọng sản Trung quốc đã từng là một đảng của công nhân, và bởi vì tính hợp pháp của nó có nguồn gốc từ tình trạng như là kẻ tự cho mình là đại diện của giai cấp công nhân, nó không thể hoàn toàn bỏ qua các công nhân. Và tốt hơn là để họ có sản xuất một cái gì đó so với ngồi chầu rìa chẳng sản xuất cái gì. Đó là lý do tại sao chính phủ tìm cách làm cho họ bận rộn : bằng cách tạo ra công ăn việc làm. Kế hoạch năm năm thường xuyên bao gồm các mục tiêu tạo việc làm. Vào tháng mười một năm 2013, thủ tướng Lý khắc Cường nhấn mạnh mệnh lệnh này, nói rằng: "việc làm là điều lớn nhất đối với hạnh phúc. Chính phủ không được chậm chạp trong chuyện này dẫu một khắc. … Đối với chúng ta, tăng trưởng ổn định là điều chủ yếu để duy trì việc làm". Tuy nhiên, giữ hàng trăm triệu công nhân Trung Quốc có việc làm, thường có nghĩa là sản xuất thép thừa, cơ sở hạ tầng vô ích, các thành phố ma, v…v… Tối đa hóa việc làm là một định hướng chủ chốt gây nên sản xuất quá mức, xây dựng quá mức, cái được gọi là phát triển mù và đầu tư mù, và phung phí một cách bừa bải năng lượng và nguồn lực khắp cả nền kinh tế.

Và điều cuối cùng, là phải tối đa hóa tiêu thụ và chủ nghĩa tiêu thụ. Trong làn sóng sụp đổ của Đảng Cộng sản Xô viết vào năm 1991 cùng kinh nghiệm cận tử của những người cộng sản Trung Quốc trước cuộc biểu tình Thiên An môn năm 1989, lãnh đạo Đảng đã đưa ra phương pháp tạo nên một nền kinh tế tiêu dùng đại chúng và gia tăng thu nhập. Đó là lý do tại sao, kể từ đầu thập niên 1990, các kế hoạch năm năm liên tiếp có ưu tiên các ngành công nghiệp tiêu dùng mới và chính phủ đã thúc đẩy một cơn sốt tiêu dùng khác : xe ô tô; căn hộ; trung tâm mua sắm; du lịch; sân Golf; công viên chủ đề; xe đạp dùng chung; thuyền du lịch; giao hàng thực phẩm; mua sắm trực tuyến, và nhiều hơn nữa. Để điều này có kết quả, chính phủ cũng hợp tác với và dựa vào các nhà tư bản tư nhân như thương mại điện tử Alibaba khổng lồ của Jack ma để quảng bá việc mua sắm, ngành công nghiệp phim, video trò chơi, công viên chủ đề, du lịch, phương tiện truyền thông xã hội, và nhiều hơn nữa.

Các ngân hàng nhà nước đi vào kinh doanh thế chấp để thúc đẩy đầu cơ nhà ở, sau đó tạo ra một ngành công nghiệp tín dụng tiêu dùng để làm cho người tiêu dùng tập trung vào việc kiếm tiền nhằm chi tiêu cho những thứ rẻ tiền mới. Việc tư nhân hóa nhà ở thúc đẩy sự phát triển đồ nội thất, trang trí nhà, và đổi mới thị trường, thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa - và với mọi thứ này, chính phủ liên tục nhắc nhở công dân của mình rằng, đó là nhờ vào Đảng Cộng sản vinh quang. Không nghi ngờ gì sau nhiều thế kỷ thiếu thốn và nhiều thập kỷ khắc khổ của chủ nghĩa Mao, quần chúng nhân dân Trung Quốc đã không có nổi một số tiện nghi sinh hoạt. Nhưng việc thúc đẩy tiêu thụ đơn giản chỉ vì lợi ích của chủ nghĩa tiêu thụ trên các mô hình của tư bản phương Tây đang đóng góp mạnh mẽ cho chất thải của Trung Quốc và thế giới, và khủng hoảng ô nhiễm. Ít đáng thèm trong số nhiều cái nhất của Trung Quốc là tiêu đề này, từ China Daily : "Trung Quốc là số 1 đổ rác thải nhựa vào đại dương."

Vấn đề với mọi thứ này là để tối đa hóa tăng trưởng kinh tế, việc làm, và tiêu thụ, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc không có sự lựa chọn nào, nhưng lại để cho những thứ ô nhiễm gây ô nhiễm. Đúng là không có cách nào khác. Xu hướng này gây trầm trọng thêm nữa trong trường hợp của Trung Quốc, bởi vì dân tộc chủ nghĩa có liên quan với tự chủ, chính phủ phấn đấu dựa vào nguồn năng lượng riêng của Trung Quốc : chủ yếu là than đá, bởi vì nó có sẵn gần như ở khắp mọi nơi và mọi lúc. Đó là lý do tại sao, thay vì dựa chủ yếu vào những thứ có thể tái tạo liên tục hoặc dầu và khí đốt tự nhiên trên thị trường thế giới (mặc dù nó cũng nhập khẩu những thứ đó), chính phủ của Tập lại cho nổi lên nhiều nhà máy điện đốt bằng than. Ở ngắn hạn, trong cuộc đua của họ để vượt qua Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tìm thấy họ phải ưu tiên cho siêu tăng trưởng về môi trường, ngay cả khi điều này kết thúc trong sự sụp đổ khí hậu toàn cầu và tự tử sinh thái.

Đúng, nền kinh tế tư bản phương Tây dẫn đầu bởi Hoa Kỳ đang chạy đua với Trung Quốc, cùng đến bờ vực của sự sụp đổ khí hậu, và tương tự như vậy họ cũng không thể đặt ưu tiên của người dân và hành tinh lên trên lợi nhuận, như tôi đã lập luận ở nơi khác. Nhưng những gì là nguy hiểm độc nhất với trường hợp Trung Quốc là, lượng khí thải của nó quá lớn, gần một phần ba tổng lượng khí thải toàn cầu, và phát triển quá nhanh; mà các nhà khoa học cho chúng ta biết cuối cùng họ có thể phải gánh chịu tình huống khí hậu tồi tệ không thể tránh khỏi do cái riêng của họ, bất kể những gì mà phần còn lại của thế giới tạo ra.

Và trong khi công dân ở phương tây (vẫn còn) có sự tự do để huy động và chống lại các chính phủ và các công ty có lượng khí thải đe dọa sự sống còn của chúng ta, và trong thực tế hành vi tập thể của họ đã hạn chế được - dù chưa đủ - sự tăng trưởng của khí thải tại Hoa Kỳ và châu Âu; ngược lại, Đảng Cộng sản điều hành một nhà nước cảnh sát toàn trị, tàn nhẫn đàn áp mọi sự phản kháng đối với chương trình nghị sự của đảng.

Trong bầu không khí tương đối tự do của thập niên 1990 và 2000, đã có một số không gian hạn chế cho các tổ chức phi chính phủ và những thảo luận về các đề xuất phi đảng phái. Nhưng Tập đã tăng gấp đôi với cả hai bằng việc ngăn chặn bất kỳ gợi ý nào của phe đối lập, trong khi đồng thời thúc đẩy và mở rộng tham vọng siêu cường của y, bất kể hậu quả môi trường của Trung Quốc. Với đại tường lửa, hầu hết người dân Trung Quốc ngày nay không có ý tưởng rằng đất nước của họ dẫn đầu thế giới về lượng khí thải CO2, và thậm chí nếu họ biết, họ cũng không có phương tiện pháp lý nào để tổ chức và chống lại tham vọng tự phụ mà cũng là tự tử sinh thái của các nhà cai trị của họ.

Vào tháng 10 năm 2019, các nhà khoa học khí hậu xuất bản nghiên cứu mới cho thấy rằng trên xu hướng hiện nay, sự nóng lên toàn cầu sẽ "xóa tất cả" Thượng Hải, Thâm Quyến, và hầu hết các thành phố lớn ven biển của thế giới vào năm 2050 - vừa đúng ba mươi năm kể từ bây giờ. Sẽ không có bất kỳ "trẻ hóa vĩ đại" nào, và vinh quang nào cho Đảng Cộng sản khi Thượng Hải và Thâm Quyến chìm dưới nước, khi sông băng của Trung Quốc tan chảy và các con sông thì khô cạn, và khi nhiệt độ tăng vọt và hạn hán gây sụp đổ nông nghiệp trên khắp đồng bằng Bắc Trung Quốc. Ngay cả những người trong giới lãnh đạo vốn quan tâm về lượng khí thải của đất nước cũng không thể ngăn chặn chúng, vì điều đó sẽ đòi hỏi phải kéo phanh khẩn cấp: tắt và/hoặc giảm bớt công nghiệp quá ô nhiễm, quá tải của Trung Quốc - và điều đó sẽ bắt Tập phải gánh chịu tình huống tồi tệ không thể tránh khỏi đối với uy thế công nghệ toàn cầu trong "giấc mơ Trung Hoa" và vinh quang của Đảng Cộng sản.

_ Richard Smith là một nhà sử học kinh tế và là nhà bình luận về Trung Quốc, chủ nghĩa tư bản, và môi trường.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.